Tiểu Luận Vai trò của pháp luật đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay - bài tập học kỳ lý luận n

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò của pháp luật đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay - bài tập học kỳ lý luận nhà nước và pháp luật

    A. LỜI NÓI ĐẦU
    Sự ra đời và phát triển của pháp luật có quan hệ mật thiết với quá trình phát triển của một đất nước. Pháp luật là do nhà nước ban hành, phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị, đồng thời pháp luật cũng được đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Bởi vậy một đất nước sẽ không thể tồn tại và phát triển ổn định nếu thiếu pháp luật. Trong tình hình hiện nay, cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước cũng như việc hội nhập với kinh tế quốc tế, vai trò của pháp luật ngày một quan trọng. Để đi sâu nghiên cứu, em xin chọn đề tài: “Vai trò của pháp luật đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay”.
    B. NỘI DUNG
    I/ Khái niệm về pháp luật và kinh tế, mối quan hệ giữa pháp luật và kinh tế:
    1. Khái niệm pháp luật và kinh tế:
    Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội. Nó là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, nó cũng là công cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, chứa đựng những chuẩn mực chung được số đông trong xã hội ủng hộ.
    Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa con người và xã hội, liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn. Cũng có thể hiểu, kinh tế là tổng thể các yếu tố sản xuất, các điều kiện sống của con người, các mỗi quan hệ trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Nói đến kinh tế suy cho cùng là nói đến vấn đề sở hữu và lợi ích.
    2. Quan hệ giữa pháp luật và kinh tế:
    Là một trong những yếu tố của thuộc kiến trúc thượng tầng, pháp luật cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế – yếu tố thuộc về cơ sở hạ tầng. Trong đó, kinh tế giữ vai trò quyết định đối với pháp luật. Nó quyết định sự ra đời, tồn tại và phát triển của pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật cũng có tính độc lập tương đối và có sự tác động mạnh mẽ tới kinh tế.
    Các quan hệ kinh tế là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự ra đời của pháp luật, quyết định nội dung, tính chất và cơ cấu của pháp luật. Do lực lượng sản xuất phát triển, sự xuất hiện của nền kinh tế sản xuất và trao đổi, của chế độ tư hữu và của sự phân hóa xã hội mà dẫn tới sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Việc nảy sinh các quan hệ kinh tế mới cũng sẽ dẫn tới việc xuất hiện pháp luật mới tương ứng để điều chỉnh các quan hệ kinh tế đó. Kinh tế quyết định nội dung của pháp luật, các quy định của pháp luật được xây dựng trên nền tảng kinh tế của xã hội và chỉ mang tính khả thi khi có sự đảm bảo của điều kiện kinh tế ở mức độ nhất định. Chính vì vậy, pháp luật không thể phản ánh cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển kinh tế. Kinh tế cũng ảnh hưởng tới tính chất của pháp luật, tính chất của các quan hệ kinh tế quyết định đến tính chất của các quan hệ pháp luật. Rõ nét nhất là mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ kinh tế. Nếu các chủ thể đó độc lập với nhau thì trong quan hệ pháp luật họ cũng sẽ bình đẳng và độc lập với nhau. Cơ cấu pháp luật cũng phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế. Ứng với mỗi thành phần kinh tế lại có một lĩnh vực pháp luật tương ứng điều chỉnh các mối quan hệ trong thành phần đó. Với vai trò quyết định, mọi sự biến động trong nền kinh tế sớm hay muộn cũng sẽ dẫn tới những thay đổi tương ứng trong pháp luật. Các nước có hệ thống kinh tế khác nhau có các quy định pháp luật khác nhau trong lĩnh vực kinh tế. Ý nghĩa của sự tương đồng và khác biệt trong hệ thống kinh tế không chỉ ở chỗ các nền kinh tế có cùng loại, mà còn ở chỗ các nền kinh tế cùng loại có cùng trình độ phát triển hay không.
    Tuy nhiên pháp luật cũng có tính độc lập tương đối của nó, và pháp luật cũng có thể tác động trở lại tới sự phát triển của kinh tế theo hai hướng, kìm hãm hoặc thúc đẩy. Một khi pháp luật phù hợp và phản ánh đúng trình độ phát triển của kinh tế, nó sẽ thúc đẩy kinh tế đi lên, ngược lại, khi những quy định của pháp luật cao hơn hoặc thấp hơn so với trình độ phát triển kinh tế, nó sẽ kìm hãm sự phát triển đó, thậm chí dẫn tới khủng hoảng.
    II/ Vai trò của pháp luật đối với việc phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay:
    Với đặc điểm riêng biệt của mình, pháp luật là phương tiện quan trọng nhất để nhà nước thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Pháp luật có khả năng triển khai những chủ trương, chính sách của nhà nước một cách thống nhất, nhanh chóng và có hiệu quả trên quy mô rộng lớn nhất. Nhờ vào pháp luật, nhà nước có cơ sở để phát huy quyền lực của mình. Trong tổ chức và quản lý kinh tế, pháp luật lại càng có vai trò to lớn. Nó góp phần tích cực vào việc tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế, điều đó được thể hiện ở một số điểm quan trọng sau:
    - Pháp luật xác định rõ chế độ kinh tế, các thành phần kinh tế, các hình thức sở hữu, chính sách tài chính , qua đó góp phần vào việc sắp xếp, cơ cấu các ngành kinh tế, tác động đến sự tăng trưởng và ổn định, cân đối nền kinh tế. Với mức độ đáng kể, sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay bị chi phối và nhằm phục vụ cho định hướng xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, nhân tố sâu xa bảo đảm
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...