Tiểu Luận vai trò của pháo phòng không trong chiến tranh hiện nay

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    vai trò của pháo phòng không trong chiến tranh hiện nay

    Lời nói đầu
    Đề bài :
    Nhận định : “Với bên bị tấn công, vấn đề cơ bản là phòng không. Trong thực tế chống tác chiến , phòng không là một vấn đề vô cùng phức tạp vì với cuộc cách mạng khoa học như hiện nay , các phương tiện tấn công đường không ngày càng tiến bộ cả về chiến thuật và công nghệ . Pháo phòng không được đánh giá là một lực lượng đánh trả có hiệu quả các phương tiện tấn công đường không” .
    Bằng nhận thức của mình , em hãy khẳng định vai trò của pháo phòng không trong chiến tranh hiện nay .
    Với vai trò là sinh viên công nghệ em có ý kiến gì để nâng cao khả năng chiến đấu của pháo phòng không .
    “ Hò dô ta nào . kéo pháo ta vượt qua đèo
    Hò dô ta nào . kéo pháo ta vượt qua núi ”
    Câu hát năm nào trong “ Hò kéo pháo ” của nhạc sĩ Hoàng Vân vẫn luôn in đậm trong tâm trí những người đã từng kéo pháo tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và của những người luôn dõi theo cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc , chắc hẳn những câu hát ấy , những chiến công , những tấm gương hi sinh quên mình vì độc lập cho dân tộc , cho đất nước như Tô Vĩnh Diện , Nguyễn Viết Xuân . sẽ mãi không bao giờ phai mờ .
    Nhiều người trong chúng ta biết rất nhiều về những chiến công huy hoàng của lực lượng pháo phòng không nhưng không phải ai cũng đều biết những gian nan vất vả của lực lượng pháo phòng không . Sự ra đời lực lượng phòng không gắn liền với sự xuất hiện máy bay - một trong những phát minh vĩ đại của nhân loại trong cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật - và khi người ta dùng máy bay để ném bom các mục tiêu dưới mặt đất thì lúc ấy đòi hỏi phải có một loại vũ khí để đánh trả và hạn chế tầm hoạt động của những “ con chim sắt ” ấy. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất pháo phòng không là vũ khí cơ bản và đã tỏ ra rất hiệu quả trong việc chống lại máy bay ném bom của đối phương . Sang thế chiến thứ hai lực lượng pháo phòng không phát triển mạnh cả về chất và lượng .
    Chiếc máy bay đầu tiên xuất hiện trên bầu trời Việt Nam vào ngày 10/12/1910 do trung uý phi công Pháp Wanden Borg lái . Sau đó 7 năm , thực dân Pháp dùng máy bay ném bom tàn sát đẫm máu các cuộc biểu tình gây ra nhiều đau thương , mất mát cho nhân dân ta . Sau Cách mạng tháng Tám , quân đội ta đã tổ chức đánh máy bay địch bằng các loại súng trường , súng máy và đã gây nhiều tổn thất cho địch nhưng kết quả vẫn còn hạn chế do thiếu vũ khí chuyên dùng để chống trả các loại máy bay . Ngày 1/4/1953 đã đánh dấu bước ngoặt mới khi binh chủng phòng không ra đời , đơn vị đầu tiên là E367 và đây chính là tiền thân của quân chủng Phòng Không - Không Quân hiện nay . Từ khi được sử dụng , pháo phòng không luôn khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu của mình trong thế trận chiến tranh nhân dân , làm chủ vùng trời khống chế được sự hoạt động của lực lượng không quân vốn là chỗ mạnh , là ưu thế tuyệt đối của địch . Kể từ ngày bắn rơi được chiếc máy bay đầu tiên vào ngày 29/6/1946 cho đến ngày 20/6/1954 , ta đã bắn rơi và phá huỷ 435 chiếc máy bay các loại của quân đội Pháp . Chỉ riêng trong 57 ngày đêm chiến dịch Điện Biên Phủ , ta đã bắn rơi 52 máy bay các loại , làm thương 153 chiếc khác , bắt sống nhiều phi công địch . Trong chiến dịch này bộ đội phòng không đã đánh bại không quân Pháp mà trước đây là uy thế , là niềm tự hào của quân đội Pháp . Lần đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Pháp , lực lượng phòng không , nòng cốt là trung đoàn E367 đã xây dựng một thế trận phòng không chiến dịch và hậu phương chiến dịch giành quyền làm chủ vùng trời khống chế được hoạt động của không quân Pháp . Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ , pháo phòng không tiếp tục phát huy vai trò quan trọng của mình bằng việc bắn rơi 8 chiếc máy bay trong ngày 5/8/1964 và trong 12 ngày đêm từ 18/12/1972 đến 30/12/1972 bắn rơi 81 máy bay của địch , trong đó có 34 máy bay B52 và 5 máy bay F111 trong tổng số 4181 máy bay của không lực Hoa Kì tạo nên một “ Điện Biên Phủ trên không ” đi vào lịch sử vẻ vang của dân tộc . Đế quốc Mỹ đã hoàn toàn thất bại trong việc dùng phương tiện tiến công đường không hiện đại đánh phá miền Bắc phá huỷ hậu phương chi viện cho chiến trường miền Nam , lực lượng pháo phòng không đã bắn rơi 2/3 trong tổng số 4181 máy bay Mỹ viết nên một trang sử chói lọi hào hùng , tạo nên thế mạnh cho Việt Nam trên bàn đàm phán . Sự xuất hiện của các loại tên lửa có điều khiển chống lại máy bay tiêm kích , cường kích hiện đại đã làm cho vai trò của pháo phòng không giảm sút nhưng tên lửa phòng không không hoàn toàn phủ định pháo phòng không mà luôn có sự hỗ trợ lẫn nhau . Pháo phòng không chịu trách nhiệm phòng không trong phạm vi thấp , ở cự ly gần nó bổ sung rất hiệu quả những góc chết của tên lửa phòng không . Ngoài ra, pháo phòng không có tốc độ bắn nhanh, thời gian phản ứng ngắn, di chuyển hoả lực nhanh , có thể bắn mục tiêu tập kích đường không ở nhiều hướng , nhiều tốp , nhiều tầng ; pháo phòng không ít bị nhiễu vô tuyến điện , tia hồng ngoại nên có phản ứng nhanh , linh hoạt đối với những mục tiêu gần trận địa hơn sử dụng tên lửa phòng không ; pháo phòng không còn có tính cơ động tốt , khả năng sống còn cao . Qua những nhận định trên ta có thể nhận thấy tầm quan trọng của pháo phòng không , nó là lực lượng không thể thiếu trong chiến tranh nhân dân bảo vệ vùng trời Tổ quốc .
    - Khi tấn công với cường độ cao pháo sẽ rất nóng vì vậy rất khó khăn trong việc tiếp đạn , đồng thời mỗi một quả đạn pháo lại nặng rất vất vả cho bộ đội Việt Nam với dáng người nhỏ bé . Ta cần phải nghiên cứu đến việc làm mát nòng pháo , nghiên cứu hệ thống tiếp đạn tự động , giảm khối lượng đạn pháo .
    - Máy bay có thể tàng hình tránh được Rađa vì vậy pháo cũng cần phải có các thiết bị chống sự phát hiện của Rađa nhằm bảo toàn cho lực lượng pháo phòng không .
    - Ngày nay , Mĩ đã phát triển loại tên lửa “rình rập” LAM , chúng có thể được phóng đến nơi bị nghi là có mục tiêu cần diệt , bay trên không trong khoảng 45 phút lục soát mục tiêu trên mặt đất bằng Laze và Rađa . Mỹ còn đang nghiên cứu loại vũ khí “nằm ngủ” , chúng được thả xuống lãnh địa đối phương , nằm ẩn kín cho đến khi phát hiện mục tiêu di chuyển và nhận được lệnh tiêu diệt mục tiêu đó . Vì vậy đòi hỏi phải có sự cải tiến kĩ thuật cho lực lượng pháo phòng không trước những thành tựu của khoa học công nghệ đang nằm trong tay những kẻ hiếu chiến muốn làm bá chủ thế giới .
    Trong quá khứ các cuộc chiến tranh bảo vệ đấu nước của dân tộc , vai trò của sinh viên các trường đại học khoa học công nghệ là khá quan trọng . Sinh viên trường Đại học Bách Khoa luôn đi đầu, đóng góp nhiều sáng kiến , nhiều công trình nghiên cứu và cả con người cho đất nước trong chiến tranh và trong thời bình . Những sáng kiến cải tiến vũ khí của trường luôn đem lại hiệu quả cao . Đảng và Nhà nước cũng đã ghi nhận thành tích này bằng việc trao tặng danh hiệu anh hùng cho trường . Sinh viên trường Đại học Bách Khoa thế hệ sau cần phải biết tôn trọng và ghi nhớ công lao ấy , phải luôn phấn đấu học tập , nghiên cứu , sáng tạo để xứng đáng và phát huy truyền thống vẻ vang của trường . Cho dù được sống, học tập trong thời kỳ đất nước hoà bình song cần phải luôn đề cao cảnh giác với âm mưu diễn biến hoà bình , âm mưu thâm độc của bọn phản động và các thế lực thù địch ; phải tiếp tục trau dồi kiến thức về quân sự , chính trị , khoa học để sẵn sàng đối phó khi có chiến tranh .
     
Đang tải...