Tiểu Luận Vai trò của Phan Châu Trinh trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu:

    Trong phong traò yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX, Phan Châu Trinh đã nổi lên như một trong những vị lãnh tụ,một ngôi sao có tinh thần cách mạng sáng chói nhất trong sự nghiệp cách mạng cứu nước của dân tộc Việt Nam.
    Xét trong bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, khi các phong trào đấu tranh dưới ngọn cờ phong kiến ( phong trào Cần Vương 1883 – 1896)đã hoàn toàn bị dập tắt và thực dân Pháp đã tiến hành xong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất để thực hiện mục tiêu vơ vét,bóc lột của kẻ đi xâm lược,các phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam cũng không hề suy đổi. Tuy nhiên, trong phong trào yêu nước lúc này cũng đã có những thay đổi với một khuynh hướng mới. Sau sự thất bại của phong trào Cần Vương, những người yêu nước Việt Nam ý thức được rằng con đường đấu tranh phong kiến đã không còn phù hợp nữa, không còn ai nghĩ đến cảnh “quốc phá gia phong” và họ đều nhận thức được rằng cần có sự cải cách, duy tân đất nước. Chính bối cảnh trong nước và nhận thức của con người như vậy, nó đã đặt ra một yêu cầu bức thiết trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, đó là phải có một cuộc cải cách ,đổi mới về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống thì mới mong giành lại được độc lập cho dân tộc. Và, đồng thời, nó cũng đặt ra một yêu cầu khách quan là phải kết hợp duy tân và đấu tranh giải phóng đất nước. Yêu cầu này đã sớm được những trí thức nhạy cảm và có học thức như Phan Thanh Giản,Phan Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch,Trương Vĩnh Kí, nhận thức được. Điều đó tạo ra một luồng tư tưởng mới,một luồng gió mới trong phong trào yêu nước Việt Nam. Tuy nhiên, khi tầng lớp sĩ phu trong nước nhiệt liệt hưởng ứng và thống nhất được với nhau nhu cầu cần kết hợp giữa đấu tranh cứu nước với duy tân đất nước thì giữa những người lãnh đạo, đề xuất ra lại bất đồng với nhau trong việc phải tiến hành duy tân trước hay cứu nước trước.
    Một số sĩ phu cho rằng cần phải khôi phục quốc gia dân tộc trước, độc lập dân tộc chính là điều kiện tiên quyết để mở đường cho việc duy tân thắng lợi. Đối với họ, nhiệm vụ cấp thiết,trước mắt của nhân dân ta lúc ấy là phải đánh đổ ách thống trị của ngoại bang.
    Một số lại cho rằng mục tiêu trước mắt của nhân dân Việt Nam lúc này là vận động duy tân chứ chưa phải là đánh đuổi thực dân Pháp.
    Và Phan Châu Trinh cùng quãng đời hoạt động cách mạng của ông chính là đại diện tiêu biểu cho luồng ý kiến thứ 2,duy tân trước, lấy duy tân là cở để đánh đuổi thực dân Pháp. Trong suốt quãng đời hoạt động cách mạng của mình, Phan Châu Trinh luôn luôn kiên định với con đường duy tân của mình. Kể từ khi ông từ trần ( từ 1926 đến nay), hơn 80 năm đã trôi qua,đã có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về vị lãnh tụ yêu nước này. Tích cực có,hạn chế có, và ngày nay, trong giới sử học đã dần đi đến thống nhất về quan điểm khi đánh giá về ông.
    Trên quan điểm khách quan và trên lập trường khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê nin, ngày nay, chúng ta cần có cái nhìn khách quan khi đánh giá vai trò của Phan Châu Trinh trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. Đó là:

    Chương 1: Con người và sự nghiệp:
    1.1.Con người:

    Phan Châu Trinh ( còn được gọi Phan Chu Trinh; hiệu là Tây Hồ, Hy Mã , tự là Tử Cán). Ông là nhà thơ, nhà văn, và là chí sĩ thời cận đại trong lịch sử Việt Nam.
    Phan Châu Trinh sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872, người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam.
    Cha ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá (Tiên Phước) phụ trách việc quân lương. Mẹ ông là Lê Thị Trung , con gái nhà vọng tộc, thông thạo chữ Hán, ở làng Phú Lâm, huyện Tiên Phước.
    Thân mẫu ông mất sớm vào năm ông lên 6 tuổi. Quê nhà bị quân Pháp đốt cháy trong cuộc trấn áp phong trào Cần vương, nên ông phải theo cha, được cha dạy chữ và dạy võ. Sau khi cha mất, ông trở về quê sống với anh là Phan Văn Cừ và tiếp tục đi học. Ông nổi tiếng học giỏi, năm 27 tuổi, được tuyển vào trường tỉnh và học chung với Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...