Tài liệu Vai trò của Nho giáo ở Đại Việt thời hậu Lý sơ (1010-1127)

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vấn đề nêu lên trong bản báo cáo này thật là quan trọng. Nó liên quan đến việc lựa chọn xu hướng phát triển chính trị và tinh thần của xã hội Việt Nam trong một triều đình lâu dài đầu tiên của dân tộc sau một nghìn năm Bắc thuộc là triều đình Hậu Lý Sơ(1).

    Chính quyền Trung Hoa trong thời Bắc thuộc đã cố gắng truyền bá tư tưởng Nho giáo ở Giao châu. Nhà sử học thế kỷ XIII Lê Trắc trong tác phẩm của mình An Nam chí lược đã tổng kết những tin thông về vấn đề này. Trong chương XIV phần Học hiệu, Lê Trắc viết rằng Triệu Đà “mới lấy thi, lễ giáo hóa nhân dân một ít” [8, tr. 251]. Phải nói rằng trong thời ấy hầu hết không có ảnh hưởng Nho giáo nào vì triều đình Tần, mà Triều Đà trước làm quan, đã đi theo Pháp giáo và chiến đấu rất hùng ác chống Nho giáo tiến hành chính sách “đốt sách chôn Nho”. Có thể đoán rằng từ thời Triều Đà chỉ ngôn ngữ và văn tự của người Hoa đã được truyền bá ở Giao Chỉ. Lê Trắc viết tiếp theo rằng trong thời Tây Hán những người Hoa cai trị Giao Chỉ (thế kỷ I trước c.n.) “dựng nhà học hiệu, dạy dân noi theo nhân nghĩa” [8, tr. 251]. Rất có khả năng từ thời ấy Nho giáo thâm nhập vào Giao Chỉ. Cuối đời Đông Hán vài người gốc Giao Chỉ mà Lê Trắc nhắc đến làm quan có trình độ tương đối cao, không kém gì người Hoa, trong triều đình nhà Hán. Có một người học hành thông thái nữa là Khương Công Phụ đã làm quan trong triều đình nhà Đường. Có lẽ thời Đường ở Giao Châu người ta cũng dựng nhà học hiệu và Khổng Miếu tùy rằng không có chứng cứ cụ thể về việc ấy. Lê Trắc cũng nói đến phép khoa cử thời triều đình Lý.


    Đến cuối thế kỷ thứ X nhà Đường bị suy bại. Năm 880 chính quyền và các đạo quân nhà Đường thường tự ý bỏ về Trung Hoa.


    Từ năm 880 cho đến năm 1010, năm đầu của nhà Hậu Lý Sơ, đã trải qua 130 năm. Đó là giai đoạn của cuộc đời vài thế hệ con người. Suốt thời ấy tất cả các quan lại Nho giáo nhà Đường có gốc Việt hoặc Hoa đã qua đời. Phần lớn sứ quán địa phương có gốc Hoa bị hoàng đế đầu tiên của nước Đại Việt(2). Đinh Bộ Lĩnh tiêu diệt. Các tài liệu viết Nho giáo suốt giai đoạn này chắc là đã mất tích. Sách in đã mới xuất hiện được thời nhà Tống, trước đây người ta viết trên lụa và trúc. Đồng thời người ta biết giữ gìn kinh sách Phật giáo khi dùng, chép lại nó.


    Các hảo trường, sứ quán Giao Châu nắm chính quyền ở các địa phương, đều có các đội thân binh khá đông đảo. Bản thân họ tham vọng giành chính quyền trung ương ở Giao Châu. Thời gian đó họ đã có bộ máy cai trị rắt đơn giản, phù hợp với trình độ quan hệ kinh tế xã hội ở Giao Châu lúc đó. Các sứ quán và vua của những triều đại tồn tại ngắn ngủi trong thực tế đều không cần bộ máy cai trị quan liêu Nho giáo phức tập.
     

    Các file đính kèm:

    • a-.docx
      Kích thước:
      29.2 KB
      Xem:
      0
Đang tải...