Tiến Sĩ Vai trò của nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 18/4/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN . i
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH, HỘP vii
    MỞ ĐẦU . 1
    Chương 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VAI TRÒ
    CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN
    . 5
    1.1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN
    SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN . 5
    1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 5
    1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 9
    1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 16
    1.2.1. Cách tiếp cận . 16
    1.2.2. Mô hình nghiên cứu 17
    1.2.2.1. Nội dung vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân 17
    1.2.2.2. Các nhân tố đảm bảo vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với
    nông dân 17
    1.2.2.3. Các tiêu chí đánh giá vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với
    nông dân 18
    1.2.3. Phương pháp nghiên cứu 22
    1.2.3.1. Phương pháp định tính 22
    1.2.3.2. Phương pháp định lượng . 22
    1.2.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu 26
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 27
    Chương 2: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI
    NÔNG DÂN: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
    THỰC TIỄN
    28
    2.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA AN SINH XÃ HỘI
    ĐỐI VỚI NÔNG DÂN 28
    2.1.1. Khái niệm và sự cần thiết của an sinh xã hội . 28
    2.1.1.1. Khái niệm về an sinh xã hội . 28
    2.1.1.2. Sự cần thiết của an sinh xã hội . 29
    2.1.2. Khái niệm và đặc điểm của an sinh xã hội đối với nông dân . 33
    2.1.2.1. Khái niệm về an sinh xã hội đối với nông dân . 33
    2.1.2.2. Những đặc điểm cơ bản của an sinh xã hội đối với nông dân 34
    2.1.3. Vai trò của an sinh xã hội đối với nông dân . 36
    2.2. BẢN CHẤT, NỘI DUNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
    VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI
    NÔNG DÂN . 40
    iii
    2.2.1. Bản chất và tầm quan trọng của vai trò nhà nước về an sinh xã hội đối
    với nông dân . 40
    2.2.1.1. Bản chất vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân . 40
    2.2.1.2. Tầm quan trọng của vai trò nhà nước về an sinh xã hội đối với
    nông dân 42
    2.2.2. Nội dung vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân 44
    2.2.2.1. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp và thể chế
    chính sách an sinh xã hội đối với nông dân 44
    2.2.2.2. Nhà nước phối hợp thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với nông
    dân với các chính sách kinh tế - xã hội khác 46
    2.2.2.3. Nhà nước kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách về an sinh
    xã hội đối với nông dân 49
    2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với
    nông dân 50
    2.2.3.1. Quan điểm của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân . 50
    2.2.3.2. Khả năng tài chính của Nhà nước và thu nhập của nông dân . 52
    2.2.3.3. Năng lực của hệ thống quản lý an sinh xã hội đối với nông dân 53
    2.2.3.4. Nhận thức xã hội về an sinh xã hội đối với nông dân 55
    2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ VAI
    TRÒ NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VÀ
    BÀI HỌC CHO VIỆT NAM . 55
    2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về vai trò Nhà nước về an
    sinh xã hội đối với nông dân . 55
    2.3.1.1. Kinh nghiệm của Cộng hòa Liên bang Đức . 55
    2.3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 60
    2.3.2. Những bài học rút ra cho Việt Nam từ nghiên cứu kinh nghiệm của
    các nước 62
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 63
    Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ
    HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    64
    3.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN
    SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 64
    3.1.1. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp, thể chế chính
    sách để nông dân tham gia vào an sinh xã hội 64
    3.1.1.1. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp, thể chế chính
    sách để nông dân tham gia vào an sinh xã hội theo nguyên tắc đóng -
    hưởng 64
    3.1.1.2. Nhà nước xây dựng và hoàn thiện môi trường luật pháp, thể chế chính
    sách để nông dân tham gia an sinh xã hội không dựa trên nguyên tắc
    đóng góp . 68
    3.1.2. Nhà nước phối hợp thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với nông dân với
    các chính sách kinh tế - xã hội khác 71
    3.1.3. Nhà nước xây dựng mô hình tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát về an
    sinh xã hội nói chung, đối với nông dân nói riêng . 75
    3.1.4. Kết quả tham gia của nông dân vào hệ thống an sinh xã hội hiện nay . 78
    3.1.4.1. Sự tham gia của nông dân vào an sinh xã hội theo nguyên tắc đóng - hưởng .78
    3.1.4.2. Sự tham gia của nông dân vào an sinh xã hội không dựa trên nguyên
    tắc đóng góp 82
    3.2. ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI
    ĐỐI VỚI NÔNG DÂN 92
    3.2.1. Thành tựu và hạn chế vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với
    nông dân Việt Nam hiện nay 92
    3.2.1.1. Những thành tựu và hạn chế trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ
    thống luật pháp, chính sách an sinh xã hội đối với nông dân . 92
    3.2.1.2. Những thành tựu và hạn chế về vai trò của Nhà nước trong việc phối
    hợp chính sách an sinh xã hội với các chính sách kinh tế - xã hội khác 99
    3.2.1.3. Những thành tựu và hạn chế về vai trò của Nhà nước trong việc kiểm
    tra, giám sát thực thi chính sách an sinh xã hội đối với nông dân 102
    3.2.2. Nguyên nhân hạn chế vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với
    nông dân 105
    3.2.2.1. An sinh xã hội đối với nông dân còn là mô hình mới, nên các quan
    điểm, chủ trương còn chưa theo kịp với thực tiễn 105
    3.2.2.2. Thu nhập của nông dân thấp, khó có khả năng tham gia an sinh xã hội
    theo nguyên tắc đóng - hưởng 105
    3.2.2.3. Nguồn tài chính của Nhà nước và nguồn huy động từ cộng đồng để hỗ
    trợ an sinh xã hội không theo nguyên tắc đóng - hưởng đối với nông
    dân còn hạn hẹp 112
    3.2.2.4. Năng lực tổ chức quản lý an sinh xã hội đối với nông dân còn nhiều
    bất cập . 113
    3.2.3.5. Nhận thức xã hội về an sinh xã hội đối với nông dân và công tác tuyên
    truyền, phổ biến thông tin về an sinh xã hội đến người dân còn hạn chế 115
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 118
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ
    CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN
    VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI
    . 119
    4.1. BỐI CẢNH TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VỀ AN SINH
    XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM NHỮNG NĂM TỚI 119
    4.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước tác động đến tăng
    cường vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân những
    năm tới 119
    4.1.1.1. Cơ cấu ngành nghề trong khu vực nông thôn . 119
    4.1.1.2. Dân số và lao động nông thôn những năm tới 119
    4.1.1.3. Thu nhập, tiêu dùng, tích lũy và đời sống của người dân nông thôn . 120
    4.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội đối
    với nông dân . 123
    4.2. PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA NHÀ
    NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN NHỮNG
    NĂM TỚI . 126
    4.2.1. Tăng cường thu hút sự tham gia của nông dân vào an sinh xã hội 126
    4.2.1.1. An sinh xã hội theo nguyên tắc đóng - hưởng 126
    4.2.1.2. An sinh xã hội không dựa vào đóng góp đối với nông dân 128
    4.2.2. Phương hướng tăng cường vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối
    với nông dân ở nước ta những năm tới . 134
    4.2.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chế độ và chính sách về an sinh xã hội
    đối với nông dân 134
    4.2.2.2. Tăng cường sự phối hợp các chính sách kinh tế - xã hội với hệ thống
    chính sách an sinh xã hội đối với nông dân 136
    4.2.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện hệ
    thống chính sách an sinh xã hội đối với nông dân 141
    4.3. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA NHÀ
    NƯỚC VỀ AN SINH XÃ HỘI ĐỐI VỚI NÔNG DÂN VIỆT NAM
    NHỮNG NĂM TỚI 142
    4.3.1. Đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn thu, nâng cao thu nhập của nông dân 143
    4.3.2. Tăng cường hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước để nông dân tham
    gia vào hệ thống an sinh xã hội mạnh hơn . 144
    4.3.3. Nghiên cứu đổi mới tổ chức quản lý an sinh xã hội theo nguyên tắc
    đóng - hưởng đối với nông dân . 147
    4.2.4. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác an sinh xã hội . 147
    4.2.5. Nâng cao nhận thức cho người nông dân về lợi ích của việc tham gia
    các chương trình an sinh xã hội 148
    TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 149
    KẾT LUẬN 150
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 152
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 153

    MỞ ĐẦU
    1. Lý do lựa chọn đề tài

    Thực tiễn sinh động trong gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đã khẳng
    định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng ta là đúng đắn, bước đi là thích
    hợp. Sự phát triển kinh tế thị trường đã mang lại cho đất nước những biến đổi sâu
    sắc về kinh tế - xã hội. Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo
    hướng tiến bộ, thu nhập bình quân của người lao động ngày càng cao, đời sống kinh
    tế và xã hội của nhân dân có sự cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, những hệ luỵ hữu cơ của
    sự phát triển kinh tế thị trường như xu hướng phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng
    giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị ngày cũng có xu hướng gia tăng.
    Để bảo đảm ổn định hệ thống chính trị và sự phát triển bền vững của đất
    nước theo con đường kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đòi
    hỏi Nhà nước càng phải xây dựng và phát triển nhanh chóng hệ thống an sinh xã hội
    (ASXH), thay cho nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây, nhằm điều hoà các
    quyền lợi và nghĩa vụ của mọi công dân trong cộng đồng và qua đó điều hoà các
    mâu thuẫn xã hội đã, đang và sẽ phát sinh.
    Từ khi giành được độc lập, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu với
    hơn 80% dân số là nông dân. Mặc dù hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
    Việt Nam, đất nước đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá
    (CNH, HĐH) nhưng trong một tương lai không gần tỷ lệ ấy cũng chưa thể giảm
    xuống dưới 40%. Điều đó nói lên rằng, nông dân vẫn là một lực lượng lao động
    hùng hậu và đặc biệt vẫn luôn luôn là lực lượng chính trị xã hội hết sức quan trọng,
    bảo đảm ổn định xã hội và an ninh Tổ quốc.
    Vì tính chất đặc thù của lao động và sản phẩm lao động nông nghiệp nước ta
    chưa cao nên tỷ trọng đóng góp của khu vực này vào GDP còn thấp, phải chăng vì
    vậy mà trong một thời gian dài các nhà hoạch định chính sách đã để quên, để chậm
    vấn đề ASXH đối với nông dân, hoặc chỉ tiếp cận vấn đề như là sự thể hiện tính ưu
    việt của chế độ XHCN mà chưa đặt nó trong phạm trù quản lý nhà nước?
    Đến những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
    chính sách để giải quyết vấn đề ASXH nói chung và ASXH đối với nông dân nói
    2
    riêng. Nhiều chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), cứu
    trợ xã hội (CTXH), ưu đãi xã hội (ƯĐXH) đã được Nhà nước sửa đổi, bổ sung và
    luật hoá. Tuy nhiên, hệ thống chính sách ASXH nói chung và ASXH đối với nông
    dân nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều thiếu sót, bất cập, chưa đáp ứng kịp những biến
    động kinh tế - xã hội của đất nước, đòi hỏi phải được nghiên cứu bổ sung và hoàn
    thiện một cách khoa học.
    Đã có nhiều công trình nghiên cứu công phu về ASXH và ASXH đối với
    nông dân ở Việt Nam nhưng các kết quả của nó, do nhiều lý do khác nhau, chưa
    hoặc chậm đi vào đời sống đất nước. Xuất phát từ những nội dung trên, bản thân tác
    giả nhận thấy việc nghiên cứu vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân
    hiện nay là việc làm cấp thiết của nước ta. Đó cũng là lý do để tác giả chọn đề tài:
    “Vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam” làm luận
    án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của Luận án
    2.1. Mục tiêu chung
    Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn các nước và Việt Nam hiện nay,
    Luận án đề xuất các phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Nhà
    nước về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam những năm tới.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Làm rõ những nội dung lý luận vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông
    dân trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.
    - Phân tích thực trạng vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân ở
    Việt Nam; chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong vai trò
    của Nhà nước về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam.
    - Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Nhà nước
    về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam những năm tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu: là vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân.
    Tuy nhiên, vai trò nhà nước về ASXH đối với nông dân có phạm vi rộng. Luận án
    này sẽ tập trung vào vai trò nhà nước trong xây dựng hệ thống luật pháp, cơ chế
    chính sách, tổ chức phối hợp chính sách và tổ chức quản lý, kiểm tra giám sát nhằm
    thiết lập hệ thống và tạo các điều kiện đảm bảo cho hệ thống ASXH vận hành.
    Về thiết lập hệ thống ASXH, Luận án xem xét hệ thống ASXH theo nguyên
    tắc đóng - hưởng và ASXH không dựa trên nguyên tắc đóng góp.
    Để tạo lập các điều kiện nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước về ASXH
    đối với nông dân, Luận án sẽ tập trung vào phân tích các chủ trương, quan điểm
    của Đảng, khả năng kinh tế đảm bảo cho nông dân tham gia và khả năng đảm
    bảo tài chính của Nhà nước, về năng lực bộ máy và nhận thức của người nông
    dân về ASXH.
    Về đối tượng nông dân, Luận án tập trung phân tích đối tượng người nông
    dân vùng Bắc Trung Bộ là vùng kinh tế phát triển ở mức trung bình so với cả nước.
    Thêm nữa, ở đây có cả người nông dân vùng ven biển, đồng bằng, trung du và miền
    núi, nên có thể khảo sát được hầu hết các đối tượng nông dân nước ta.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn cả nước, song số liệu điều tra minh
    chứng thông qua điều tra khảo sát ở 3 tỉnh Bắc Trung Bộ là Thanh Hóa, Nghệ An
    và Hà Tĩnh.
    - Về thời gian: Sử dụng các thông tin, tư liệu từ năm 2000 đến năm 2012, đề
    xuất giải pháp cho đến những năm 2020.
    4. Những đóng góp của Luận án
    - Xây dựng khung lý thuyết vai trò của Nhà nước về ASXH đối với nông dân
    thông qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, kinh nghiệm thực tiễn của
    một số nước.
    - Thông qua hệ thống tài liệu thứ cấp từ các bộ, ngành có liên quan và số liệu
    điều tra, khảo sát phỏng vấn tại ba tỉnh Bắc Trung Bộ là Hà Tĩnh, Nghệ An và
    Thanh Hóa, Luận án đã phân tích đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước về
    ASXH đối với nông dân ở Việt Nam, chỉ rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên
    nhân hạn chế.
    - Khuyến nghị các phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của Nhà
    nước về ASXH đối với nông dân ở Việt Nam những năm tới.
    5. Kết cấu Luận án
    Gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục về
    thông tin, tư liệu, kết quả điều tra khảo sát và nội dung bốn chương của Luận án.
    Chương 1: Tổng quan và phương pháp nghiên cứu vai trò của Nhà nước về
    an sinh xã hội đối với nông dân.
    Chương 2: Vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông dân: Những
    vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn.
    Chương 3: Thực trạng vai trò của Nhà nước về an sinh xã hội đối với nông
    dân ở Việt Nam hiện nay.
    Chương 4: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò của Nhà
    nước về an sinh xã hội đối với nông dân ở Việt Nam những năm tới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...