Tiểu Luận Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN A: LỜI NÓI ĐẦU

    B- NỘI DUNG


    I - Tính tất yếu khách quan của việc quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.

    1) Sự hình thành và phát triển vai trò kinh tế của nhà nước.

    1.1.Vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong lịch sử :

    Trong lịch sử bất cứ Nhà nước nào cũng có vai trò kinh tế nhất định. Tuy nhiên vai trò kinh tế của Nhà nước trong mỗi giai đoạn lịch sử không giống nhau.

    Trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, vai trò đó chủ yếu nhằm bảo vệ sở hữu nô lệ và phong kiến về tư liệu sản xuất, thực hiện quyền sở hữu về mọi mặt kinh tế cho giai cấp thống trị.

    Dưới chủ nghĩa tư bản với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, tính chất xã hội hoá sản xuất và tính năng động của nền kinh tế ngày càng cao làm cho vai trò kinh tế của Nhà nước tăng lên. Tuy nhiên, theo Ănghen "Nhà nước chỉ là kẻ canh gác tài sản cho giai cấp tư sản". Cùng với quá trình tích luỹ nguyên thuỷ tư bản, Nhà nước tư bản thực hiện một chính sách tiền tệ nghiêm ngặt : buộc các thương nhân nước ngoài không được mang tiền ra khỏi nước của họ, lập hàng rào thuế quan, đánh thuế nhập khẩu cao, xuất khẩu thấp, quy định nghiêm ngặt tỷ giá hối đoái . Nhờ đó giai cấp tư sản tích luỹ được lượng của cải, tiền tệ lớn.

    1.2. Các học thuyết kinh tế và vai trò thị trường và Nhà nước trong nền kinh tế:

    Thế kỷ XVII, với việc áp dụng kĩ thuật và công nghệ mới, nền sản xuất ở các nước tư bản phát triển nhanh, do sự cạnh tranh phát triển. Nhiều học thuyết kinh tế ra đời từ thời kỳ này.

    Chủ nghĩa trọng thương ra đời trong thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ của chủ nghĩa tư bản khi nền kinh tế hàng hoá và ngoại thương phát triển mạnh (thế kỷ XV-XVII), là tư tưởng kinh tế của giai cấp tư sản. Các nhà kinh tế học theo chủ nghĩa trọng thương đánh giá cao vai trò và các chính sách kinh tế của Nhà nước. Theo họ chỉ có thể dựa vào Nhà nước mới có thể phát triển kinh tế được. Nhà nước phải quan tâm tới các chính sách tiền tệ, thúc đẩy tích luỹ tiền tệ.

    Adam Smith (1723-1790) là nhà kinh tế nổi tiếng người Anh. Ông đưa ra thuyết "Bàn tay vô hình" và nguyên lý "Nhà nước không can thiệp " vào tổ chức nền kinh tế hàng hoá. Theo ông sự phảttiển kinh tế cần theo nguyên tắc tự do. Sự hoạt động của toàn bộ nền kinh tế thị trường là do các quy luật khách quan tự ohát chi phối:Sự vận động thị trường là do quan hệ cung cầu và sự biến đổi tự phát của giá cả hàng hoá trên thị truờng quyết định,quan hệ giữa người với người là quan hệ lợi ích kinh tế, mỗi người hoạt động chỉ nhằm lợi ích của bản thân, song"Bàn tay vô hình" chi phối buộc con người phải phục tùng lợi ích chung của xã hội, và để cho nền kinh tế phát triển lành mạnh, Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế thị trường mà chỉ nên thực hiện một số nhhiệm vụ kinh tế vượt quá khả năng của một doanh nghiệp như: làm đường, xây bến cảng, đào kênh lớn, đánh giặc .

    Các nhà kinh tế học của trường phái cổ điển mới đã kế thừa và phát triển tư tưởng"Bàn tay vô hình" của Adam Smith. Leon Walras (1834-1910) đại biểu của trường phái thành Lausanne(Thuỵ Sĩ) đã đưa ra lý thuyết về cân bằng tổng quát:Trạng thái cân bằng của thị trường là do tự nó xác lập mà không cần đến sự can thiệp của Nhà nước.

    Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã chứng tỏ lý thuyết về "Bàn tay vô hình" của Adam Smith và lý thuyết "Cân bằng tổng quát " của Leon Walras tỏ ra kém hiệu nghiệm, thiếu tính xác đáng và không bảo đảm kinh tế phát triển lành mạnh.

    Cùng với sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất thì việc đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế ngày càng tăng.Trường phái Keynes ra đời. Theo Keynes (1884-1946) muốn thoát khỏi khủng hoảng, nhất thiết Nhà nước phải điều tiết kinh tế :duy trì cầu đầu tư bằng cách kích thích đầu tư tư nhân tăng cường đưa tiền vào lưu thông, thực hiện lạm phát có mức độ, bù đắp thâm hụt ngân sách bằng cách in thêm tiền, xây dựng hệ thống thuế, công trái . Trong một thời gian dài, lý thuyết của Keynes được các Nhà nước tư bản phát triển vận dụng rộng rãi tuy nhiên nó cũng có hạn chế : trong những năm thực hiện lý thuyết của Keynes thì 4 năm một lần có chấn động kinh tế, thất nghiệp, lạm phát tăng nhanh.

    Trong khi đó, Paul.A.Samuelson thuộc trường phái hiện đại, chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào cả hai bàn tay cơ chế thị trường và nhà nước. Theo ông "Điều hành nền kinh tế không có cả chính phủ lẫn thị trường thì cũng như định vỗ tay bằng một tay". Để đối phó với những khuyết tật của cơ chế thị trường, kinh tế hiện đại phải phối hợp giữa "Bàn tay vô hình" với "Bàn tay hữu hình" của thuế khoá, chi tiêu và luật lệ của chính phủ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...