Tài liệu Vai trò của nhà nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Ở nước ta, giải quyết việc làm cho người lao động là một trong nội dung cơ bảncủa Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2010 và cả những chặng đường tiếp theo, đặc biệt đến năm 2020 khi đất nước ta được xây dựng cơ bản thành một nước công nghiệp thì vấn đề việc làm đối với người lao động sẽ phụ thuộc rất lớn vào giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển bền vững. Trong vấn đề giải quyết việc làm, Nhà nước có vai trò rất lớn và quyết định xét ở khía cạnh hoạch định chính sách, pháp luật và quản lí vĩ mô. Hiểu theo nghĩa rộng, với chức năng và trách nhiệm của mình, về nguyên tắc Nhà nước phải quan tâm và giải quyết mọi nhu cầu việc làm trong toàn xã hội. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này chúng tôi chủ yếu quan tâm đến vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết việc làm cho người lao động làm công ăn lương trên
    cơ sở quy định của pháp luật lao động.(1)
    1. Đảm bảo việc làm thông qua hoạch định, xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội gắn với chính sách việc làm và lao động
    Việc tổ chức lại hệ thống sản xuất,
    chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường đã tạo ra những thay đổi sâu sắc trong lĩnh vực việc làm. Một là, chế độ bao cấp để bảo đảm việc làm đầy đủ cho mọi công dân không còn tồn tại nữa; hai là, sự xuất hiện của thành phần kinh tế ngoài





    Nhà nước. Nhà nước không có điều kiện đảm bảo việc làm cho mọi người lao động, phải chấp nhận để họ tự tổ chức nhằm tìm được việc làm cho bản thân và cùng với sự có mặt của người sử dụng lao động ngoài Nhà nước làm cho các nguồn việc làm tiềm tàng và đa dạng; ba là, các ưu đãi đi cùng với việc làm lâu dài trước đây như nhà ở, dịch vụ y tế, điện, nước không còn tồn tại. Điều đó cho thấy vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực việc làm đã thay đổi. Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc làm của người lao động chịu ảnh hưởng rất lớn từ các quy luật khách quan và biến động cung cầu lao động trên thị trường. Tuy nhiên, thị trường mặc dù có cơ chế tự điều chỉnh và ở mức độ nhất định có khả năng xử lí các quan hệ cung
    - cầu, giá cả lao động nhưng thực tế đã cho thấy những bất ổn của thị trường lao động, những mất cân đối trong cung cầu lao động xảy ra khi lực lượng lao động không được chuẩn bị tốt nhất cho những thay đổi này. Nói cách khác không thể để bàn tay vô hình điều khiển thị trường lao động nói chung và vấn đề việc làm nói riêng mà phải có sự can thiệp của Nhà nước nhằm đảm bảo cho mọi công dân đều được tiếp cận việc làm một cách công bằng và hiệu quả. Để thực hiện được vai trò này đồng thời vẫn đảm bảo sự







    vận động bình thường của thị trường lao động, Nhà nước phải phát huy được vai trò quản lí, điều tiết ở tầm vĩ mô nhằm tác động, điều chỉnh cung cầu lao động trong xã hội.
    Tình trạng của việc làm phụ thuộc rất nhiều vào tương quan cung cầu lao động trên thị trường. Hiện nay, ở nước ta nhu cầu lao động phụ thuộc nhiều vào việc sử dụng các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế và việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
    Thứ nhất, về nguồn lực đầu tư phát triển và từ đó tạo ra việc làm mới, hiện nay các nguồn lực đầu tư ở nước ta tương đối đa dạng và phong phú: Nguồn từ Nhà nước, khu vực tư nhân, đầu tư nước ngoài Trong mối quan hệ với việc làm, việc hoạch định chính sách kinh tế, phê chuẩn các dự án đầu tư cần phải gắn liền với việc tạo và giải quyết việc làm. Số liệu điều tra cho thấy, do các nguồn lực đầu tư vào nền kinh tế liên tục được bổ sung nên nền kinh tế nước ta về cơ bản vẫn duy trì được nhịp độ phát triển ở mức cao và chỗ làm việc mới được tạo ra hàng năm đều tăng, trong đó riêng các chương trình kinh tế - xã hội đã tạo ra 74,06% tổng chỗ làm việc mới, Quỹ quốc
    gia hỗ trợ việc làm tạo ra 22,32%.(2) Các số
    liệu trên cho thấy nếu Nhà nước có chính sách khuyến khích đầu tư thỏa đáng, chương trình kinh tế - xã hội hợp lí khả năng tăng cầu về lao động là hoàn toàn có thể.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...