Luận Văn Vai trò của nhà nước trong công cuộc đổi mới kinh tế ở tỉnh vĩnh long hiện nay -thực trạng, giải phá

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở TỈNH VĨNH LONG HIỆN NAY -THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP



    LỜI CẢM ƠN




    Qua 4 năm học tập, rèn luyện tại trường Đại học cần Thơ, tôi đã tích lũy được những kiến thức cần thiết để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình.


    Trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Nguyễn Đại Thắng, thầy cô Khoa Khoa học chính trị, và các bạn lớp Sư phạm GDCD khóa 32.


    Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy Nguyễn Đại Thắng đã tận tình hướng dẫn, góp ý và chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm quý báo của mình để giúp tôi hoàn thành đề tài này.


    Xin cảm ơn tất cả thầy cô Khoa Khoa học chính trị đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua. Cảm ơn các cơ quan chức năng tỉnh Vĩnh Long, ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài của mình.


    Do hạn chế về thời gian cùng với những hạn chế khác nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự nhận xét, đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn.


    Xin chân thành cảm ơn!
    MỤC LỤC


    PHẰN MỞ ĐẦU .1


    PHẦN NỘI DUNG .4


    Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở TỈNH VĨNH LONG .4


    1.1. Đổi mới kinh tế ở Vĩnh Long là một nhu cầu tất yếu 4


    1.2. Nhà nước - vai trò của nhà nước chuyên chính vô sản trong công cuộc đổi mới


    nền kinh tế ở tỉnh Vĩnh Long 7


    1.2.1. Sơ lược về những nhà nước trong lịch sử .7


    1.2.2. Vai trò của nhà nước chuyên chính vô sản trong công cuộc đổi mới kinh


    tế ở tỉnh Vĩnh Long 12


    1.3. Nội dung của đổi mới về kinh tế của nhả nước chuyên chính vô sản .17


    1.3.1 Xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa .17


    1.3.2. Thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần 20


    1.3.3. Xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp hoàn thiện cơ chế quản lý


    kinh tế của nhà nước 23


    Chương 2: THựC TRẠNG NÈN KEVH TẾ VĨNH LONG SAU HƠN 20 NĂM ĐỔI MỚI DƯỚI Sự QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC .25


    2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long 25


    2.1.1. Vị trí địa lý .24


    2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .26


    2.2. Thành tựu nền kinh tế Vĩnh Long trong giai đoạn hiện nay .28


    2.2.1. Nền kinh tế tăng trưởng liên tục, nhiều năm có tốc độ cao, đời sống nhân dân được cải thiện 28
    2.2.2. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ 37


    2.2.3. Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh 47


    2.3. Những hạn chế của nền kinh tế Vĩnh Long sau hơn 20 năm đổi mới .54


    2.3.1. Tăng trưởng kinh tế chưa thật sự ổn định và chưa tương xứng với tiềm


    năng của tỉnh 54


    2.3.2. Chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế và năng lực cạnh tranh một số


    lĩnh vực sản xuất kinh doanh còn thấp 57


    2.3.3. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm .60


    Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI KINH TẾ Ở TÍNH VĨNH LONG 71


    3.1. Hội nhập, mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại .71


    3.2. Phát triển đồng bộ, toàn diện các loại thị trường và tiếp tục hoàn thiện đổi mới


    thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .75


    3.2.1. Phát triển đồng bộ các loại thị trường và tiếp tục hoàn thiện vai trò của


    nhà nước đối với nền kinh tế thị trường 75


    3.2.2. Chính sách tài chính, tiền tệ và tín dụng .80


    3.2.3. Đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quy hoạch, kế


    hoạch .84


    3.3. Thực hiện đồng bộ, kiên quyết các giải pháp để phòng, chống tham nhũng


    trong bộ máy nhà nước .85


    KẾT LUẬN 88


    PHỤ LỤC .90


    DANH MỤC NHỮNG TỪ VẾT TẮT 97


    TÀI LIỆU THAM KHẢO .98
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Trước đây nền kinh tế Vĩnh Long hòa mình cùng đất nước vận động trong khuôn khổ cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Xuất phát từ trạng thái kinh tế mang đậm bản sắc nông dân, cổ truyền bị chiến tranh tàn phá nặng nề, cơ chế này cho phép nhà nước chủ động huy động và phân phối tập trung các nguồn lực quốc gia nhằm vào các mục tiêu xã hội ưu tiên. Tuy nhiên, thực tế chứng tỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung có những khiếm khuyết trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Sau nhiều năm vận động trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, tuy tỉnh nhà có đạt được những thành tựu to lớn, song nhiều vấn đề mấu chốt và thiết yếu nhất của cuộc sống nhân dân vẫn chưa được giải quyết đầy đủ, đất nước chưa có sự thay đổi sâu sắc và triệt để trong phương thức phát triển, tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế ngày càng tràm trọng. Trong cơ chế này, các nguồn lực được phân bổ theo nguyên tắc tập trung, phi thị trường, hoàn toàn do nhà nước quyết định, phù hợp với nguyên tắc đó, nhà nước “bao cấp” rất nhiều hoạt động chức năng cho các cá nhân và chủ thể xã hội.


    Trước tình hình đó đã khiến đổi mới trở thành một nhu cầu hết sức cấp bách, là đòi hỏi hết sức cấp bách của cuộc sống. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12 - 1986) đã thẳng thắn nhìn vào sự thật, đánh giá đúng thực trạng nền kinh tế - xã hội của đất nước, đã đề ra và lãnh đạo công cuộc đổi mới đất nước - một cuộc cách mạng toàn diện trong mọi lĩnh vực, và đặc biệt là trên lĩnh vực kinh tế.


    Thực tế không có bất kỳ một nền kinh tế của nước nào muốn tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững mà lại không cần đến vai trò của nhà nước. Trong quá trình thị trường hóa nền kinh tế ở Việt Nam nói chung, tỉnh Vĩnh Long nói riêng vai trò của nhà nước không hề giảm đi mà còn được khẳng định, nhưng dĩ nhiên là theo một cách thức mới.


    Thực tế, qua hơn 20 năm đổi mới, bên cạnh những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử như Đảng ta đã khẳng định, có rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt. Vĩnh Long một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có
    tiềm năng phát triển kinh tế mỗi năm cao nhưng chưa ổn định, tốc độ GDP bình quân đầu người thấp, chất lượng nguồn nhân lực, tỷ lệ thất nghiệp, hộ nghèo còn cao .Và cũng như bao địa phương khác, có rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội cũng không kém phần bức xúc cần được giải quyết bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua. Đặc biệt là vai trò của bộ máy nhà nước tỉnh nhà trong công cuộc đổi mới kinh tế hiện nay với nhiều vấn đề bất cập cần được quan tâm.


    Vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để nâng cao vai trò của nhà nước trong công cuộc đổi mới kinh tế ở tỉnh Vĩnh Long. Làm thế nào để phát triển kinh tế nhanh và bền vững theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Giải quyết đứng đắn vấn đề này có ý nghĩa hết sức quan trọng để tỉnh Vĩnh Long - một vùng đất giàu tiềm năng phát triển nhanh, bền vững, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế - một sân chơi lớn canh tranh khốc liệt.


    Chính vì tầm quan trọng và tính cấp thiết của vấn đề nên tôi chọn đề tài “ Vai trò của nhà nước trong công cuộc đổi mới nền kinh tế ở Vĩnh Long hiện nay - thực trạng và giải pháp” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình.


    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu


    Trong luận vãn này tác giả nghiên cứu vai trò của nhà nước trong công cuộc đổi mới kinh tế ở Vĩnh Long hiện nay. Cùng với những thành tựu, hạn chế và giải pháp để nâng cao vai trò của nhà nước trong công cuộc đổi mới kinh tế ở tỉnh Vĩnh Long hiện nay.


    Phạm vi nghiên cứu:


    Đề tài này chỉ nghiên cứu vai trò của nhà nước trong công cuộc đổi mới kinh tế ở Vĩnh Long trong phạm vi từ Đại hội VI - Đại hội khởi đầu cho công cuộc đổi mới cho đến nay, và những thành tựu nền kinh té Vĩnh Long từ những năm đàu thế kỷ 21 đến nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


    Mục đích


    Thông qua luận vãn này giúp tôi hiểu sâu hơn về vai trò của nhà nước trong công cuộc đổi mới kinh tế ở Vĩnh Long từ khi đổi mới đến nay, hệ thống hóa cơ sở lý luận từ đó vận dụng vốn kiến thức và cơ sở để phân tích những thực trạng của nền kinh tế tỉnh để từ đó đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao vai trò của nhà nước tỉnh Vĩnh Long trong việc quản lý, đổi mới, phát triển nền kinh tế hiện nay.


    Nhiệm vụ


    Để đạt được mục đích ừên luận văn có nhiệm vụ làm rõ nội dung của từng vấn đề


    sau:


    Thứ nhất: lý luận chung về nhà nước và công cuộc đổi mới kinh tế ở tỉnh Vĩnh


    Long


    Thứ hai: thực trạng nền kinh tế Vĩnh Long sau hơn 20 năm đổi mới dưới sự quản lý của nhà nước


    Thứ ba: giải pháp nâng cao vai trò quản lý của nhà nước đối với quá trình đổi mới kinh tế ở Vĩnh Long.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Đe hoàn thành luận văn này, tác giả đã vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở lý luận của triết học, các quan điểm, tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam thể hiện trong các văn kiện của Đảng, để trình bày luận vãn của mình. Đồng thời tác giả còn sử dụng hệ thống các phương pháp như: thu thập tài liệu, xử lý tài liệu (phân tích, tổng hợp, nhận xét, so sánh, đánh giá), logic - lịch sử, diễn dịch, quy nạp để nghiên cứu vấn đề vai trò của nhà nước trong công cuộc đổi mới kinh tế ở tinh Vĩnh Long hiện nay - thực trạng và giải pháp.


    5. Kết cấu luận văn


    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục những từ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, luận vãn bao gồm 3 chương, 9 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...