Tiến Sĩ Vai trò của Nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SỸ
    NĂM 2014
    MỤC LỤC
    Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
    ĐẾN ĐỀ TÀI
    1.1. Các công trình nghiên cứu về hội nhập kinh tế quốc tế 6
    1.2. Những nghiên cứu về vai trò của nhà nước trong toàn cầu
    hoá, hội nhập kinh tế quốc tế
    11
    1.3. Các công trình nghiên cứu về vấn đề chủ động, tích cực hội
    nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
    1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến vai trò của Nhà
    nước Việt Nam trong chủ độngvà tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
    Chương 2: CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ
    QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM – TÍNH TẤT YẾU VÀ VAI
    TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
    2.1. Tính tất yếu của chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc
    tế ở Việt Nam hiện nay
    2.2. Vai trò của Nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập
    kinh tế quốc tế - Một số vấn đề lý luận cơ bản
    Chương 3: VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG CHỦ
    ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ –
    THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA
    3.1. Thực trạng vai trò của Nhà nước Việt Nam trong chủ động và
    tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
    3.2. Một số vấn đề đặt ra hiện nay đối với việc phát huy vai trò của
    Nhà nước trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
    Chương 4: QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
    CHỦ YẾU PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC
    TRONG CHỦ ĐỘNG VÀ TÍCH CỰC HỘI NHẬP KINH
    TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
    4.1. Quan điểm định hướng phát huy vai trò của Nhà nước Việt
    Nam trong chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
    4.2. Một số giải pháp chủ yếu phát huy vai trò của Nhà nước
    trong việc chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế ở
    Việt Nam hiện nay
    KẾT LUẬN
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hội nhập quốc tế ngày nay đã trở thành xu thế tất yếu khách quan của
    tiến trình phát triển nhân loại, trong đó, hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung
    cốt lõi, căn bản, cơ sở nền tảng của toàn bộ tiến trình hội nhập.
    Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, một mặt đem lại cho các quốc gia
    những cơ hội tốt cho thúc đẩy kinh tế phát triển, nhưng mặt khác cũng khiến
    các quốc gia phải đối mặt với muôn vàn rủi ro, thách thức. Tuy nhiên, mỗi
    quốc gia khi tham gia tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế không phải đều cùng
    nhận được những cơ hội hay phải gánh chịu những rủi ro, thách thức ngang
    nhau. Thực tế cho thấy, hiệu quả tiến trình hội nhập phụ thuộc rất lớn vào năng
    lực nhận thức và hành động của mỗi quốc gia. Quốc gia nào chủ động và tích
    cực trong hội nhập, có những chính sách hội nhập đúng đắn, phương thức hội
    nhập phù hợp sẽ tận dụng, khai thác được nhiều hơn những cơ may, vận hội,
    đồng thời dễ dàng vượt qua những trở ngại, thách thức, giảm thiểu những tổn
    thất, gặt hái những thành tựu phát triển ngay cả trong những điều kiện khó
    khăn nhất. Ngược lại, những quốc gia nào còn do dự, lúng túng, không nhanh
    nhạy nắm bắt thời cơ, linh hoạt ứng phó trước những biến động của tiến trình
    hội nhập sẽ phải hứng chịu nhiều tổn thất, thiệt hại, thậm chí có thể đẩy nền
    kinh tế rơi vào khủng hoảng, suy thoái nặng nề.
    Đối với các nước có nền kinh tế phát triển chưa cao như Việt Nam, hội
    nhập kinh tế quốc tế là lựa chọn tốt nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, rút
    ngắn khoảng cách tụt hậu so với các nước, nâng cao vị thế kinh tế và năng lực
    cạnh tranh quốc gia. Để đảm bảo hiệu quả tiến trình hội nhập, nhanh chóng gặt
    hái những thành tựu phát triển kinh tế to lớn, việc chủ động và tích cực trong hội
    nhập có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chủ động và tích cực hội nhập không chỉ
    giúp chúng ta nắm bắt, tận dụng tối đa những cơ hội, kết hợp tốt các nguồn lực
    cho thúc đẩy kinh tế phát triển; ứng phó hiệu quả hơn trước những tác động, ảnh
    hưởng bất lợi từ tiến trình hội nhập; né tránh, hạn chế đến mức thấp nhất những
    tác động xấu từ tiến trình hội nhập, mà hơn thế còn có thể tìm kiếm được nhữngcơ hội trong thách thức, thậm chí có thể “xoay chuyển” những tình huống bất
    lợi, biến những khó khăn, thách thức thành động lực phát triển.
    Để chủ động và tích cực hội nhập đòi hỏi sự nỗ lực kết hợp, tham gia của
    nhiều chủ thể, trong đó nhà nước là chủ thể quan trọng nhất, có vai trò to lớn,
    trực tiếp điều hành, chỉ đạo, định hướng, dẫn dắt toàn bộ tiến trình hội nhập
    kinh tế quốc tế ở nước ta.
    Những năm qua, Nhà nước Việt Nam đã đề ra nhiều chính sách định
    hướng đúng đắn, đồng thời chỉ đạo triển khai nhiều biện pháp thúc đẩy nền
    kinh tế hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào thể chế kinh tế khu vực và thế giới.
    Nhờ đó chúng ta đã khai thác được nhiều giá trị từ tiến trình hội nhập cho
    thúc đẩy kinh tế phát triển, đem lại cho nền kinh tế Việt Nam những bước
    khởi sắc tốt đẹp với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao trong nhiều năm, năng
    lực cạnh tranh và vị thế kinh tế của đất nước trên trường quốc tế không ngừng
    được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, hiệu quả tiến
    trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta đến nay vẫn chưa thực sự như mong
    đợi. Tốc độ tăng trưởng kinh tế còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và
    lợi thế của đất nước. Nhiều nguồn lực của nền kinh tế chưa được khai thác,
    phát huy tốt. Nền kinh tế cũng chưa tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ từ bên
    ngoài cho việc giải quyết, ứng phó hiệu quả trước những khó khăn, thách thức
    và biến động phức tạp của tiến trình hội nhập.
    Một trong những nguyên nhân căn bản của thực trạng đó là do Nhà nước
    chưa thực sự phát huy tốt vai trò của mình trong chủ động và tích cực chỉ đạo,
    điều hành tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; năng lực quản lý, điều tiết kinh tế
    vĩ mô của Nhà nước vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém; hệ thống pháp luật, bộ
    máy hành chính Nhà nước chưa đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của tiến trình
    hội nhập và yêu cầu phát triển đất nước, v.v
    Vì vậy, việc nâng cao vai trò của Nhà nước trong chủ động và tích cực hội
    nhập kinh tế quốc tế nhằm khai thác được nhiều hơn nữa những lợi ích to lớn
    từ hội nhập cho thực hiện thắng lợi những mục tiêu phát triển đất nước vẫn là
    nội dung cần chú trọng trong tiến trình hội nhập ở nước ta thời gian tới.Hơn thế, trong bối cảnh hội nhập quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp như
    hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức
    nan giải (ảnh hưởng bất lợi từ cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế, mất ổn định
    chính trị diễn ra ở nhiều quốc gia; đối phó với những âm mưu chống phá từ các
    lực lượng thù địch và những toan tính xâm lược, chèn ép nước ta trên nhiều
    lĩnh vực ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc; ), Nhà nước càng cần phải
    phát huy hơn nữa vai trò của mình trong chủ động và tích cực hội nhập; chỉ đạo
    khai thác, kết hợp tối đa nội lực và ngoại lực nhằm củng cố và tăng cường sức
    mạnh, tiềm lực kinh tế đất nước, nâng cao khả năng ứng phó, giải quyết hiệu
    quả trước những tác động, ảnh hưởng bất lợi từ tiến trình hội nhập, đảm bảo
    độc lập tự chủ về kinh tế, giảm thiểu sự lệ thuộc nặng nề vào các quốc gia lớn,
    đồng thời tranh thủ tối đa mọi sự hỗ trợ, ủng hộ của cộng đồng quốc tế cho
    thực hiện mục tiêu vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, vừa đảm bảo giữ vững ổn
    định chính trị, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia.
    Thực tiễn đã và đang đặt ra yêu cầu cần thiết phải nghiên cứu vấn đề vai trò
    của nhà nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để từ đó rút ra những bài
    học cần thiết nâng cao vai trò của Nhà nước Việt Nam trong việc chủ động và
    tích cực hội nhập vào thể chế kinh tế toàn cầu nhằm gặt hái những thành tựu hội
    nhập kinh tế quốc tế cao nhất cho công cuộc phát triển đất nước. Đó là lý do tác
    giả luận án chọn vấn đề “Vai trò của nhà nước trong chủ động và tích cực hội
    nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...