Luận Văn Vai trò của Nhà nước đối với quá trình CCNH - HDH ở nước ta

Thảo luận trong 'CNXH Khoa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Các quốc gia trên thế giới trong tiến trình phát triển kinh tế của mình đều coi công nghiệp hoá (CNH) như một quá trình tất yếu. Bởi công nghiệp hoá đồng nghĩa với việc xây dựng cơ cấu hợp lý, trang bị kĩ thuật và công nghệ hiện đại, phương pháp sản xuất tiên tiến để từ đó khai thác tối đa và có hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế. Nước ta bắt đầu tiến hành CNH từ năm 1960 theo đường lối do đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra. Và hiện nay, sự nghiệp CNH đó đã giúp cho nền kinh tế của nước ta thu được những thành tựu đáng kể. Đặc biệt là sau
    công cuộc đổi mới năm 1986, nước ta đã chuyển từ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường. Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc. Đạt được những kết quả đó là nhờ có vai trò rất quan trọng của Đảng và Nhà nước. Nhà nước đã xác định phát triển CNH –HĐH (hiện đại hoá) đất nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa(XHCN ). Nhà nước có sự lựa chọn ưu tiên cho quá trình CNH và Nhà nước đề ra các chính sách kinh tế –xã hội nhằm phát huy tối đa những mặt tích cực và hạn chế tối thiểu những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường(KTTT) Chính vì vai trò quan trọng của Nhà nước đối với quá trình CNH nên em đã chọn đề tài “Vai trò của Nhà nước đối với quá trình CNH –HĐH ở nước ta” để có thể nhận thức rõ hơn về vấn đề này.
    Vì là một đề tài rất rộng mang tầm vĩ mô và do trình độ có hạn nên em chỉ tập trung vào một số vấn đề sau: Tính tất yếu khách quan và nội dung vai trò của Nhà nước đối quá trình CNH –HĐH ; Thực trạng vai trò của Nhà nước đối với quá trình CNH –HĐH ở nước ta trong thời gian tới.
    Những nội dung trên được trình bày trong 2 chương:
    Chương I: một số vấn đề lý luận chung về vai trò của Nhà nước đối với quá trình CNH – HĐH ở nước ta.
    Chương II: Thực trạng về vai trò của Nhà nước đối với quá trình CNH –HĐH ở nước ta trong thời gian qua. Và một số giải pháp nhằm tăng cường vai trò Nhà nước đối với quá trình CNH –HĐH ở nước ta trong thời gian tới.
    CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CNH –HĐH Ở NƯỚC TA.
    1.1.Tính tất yếu khách quan vai trò của Nhà nước trong quá trình CNH –HĐH
    1.1.1 Quan niệm về CNH.
    Trước đây chúng ta cho rằng : CNH là trang bị kỹ thuật hiện đại cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân , thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ khí hoá, biến một nước kém phát triển thành một nước có cơ cấu công nông nghiệp hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến.
    Theo quan niệm của Liên Hiệp Quốc, CNH là một quá trình phát triển kinh tế trong đó một bộ phận nguồn lực quốc gia ngày càng lớn được huy động để xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với công nghệ hiện đại để chế tạo ra tư liệu sản xuất , hàng tiêu dùng , có khả năng đảm bảo một nhịp độ tăng trưởng cho toàn bộ nền kinh tế và đảm bảo sự tiến bộ kinh tế và xã hội.
    Các quan niệm nói trên dù cách diễn đạt có thể khác nhau nhưng đều có nội dung chung, đó là : Kỹ thuật công nghệ hiện đại , cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, nền kinh tế đạt được trình độ phát triển.
    Kết hợp quan niệm truyền thống với quan niệm hiện đại và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Hội nghị lần thứ VII BCHTW Đảng khoá VII đã đưa ra quan niệm mới về CNH –HĐH: “CNH , HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế-xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học- công nghệ, tạo ta năng suất lao động xã hội cao.
    Quan niệm trên đây đã gắn được CNH với HĐH , đồng thời xác định được vai trò của công nghiệp , khoa học và công nghệ trong quá trình CNH. Vậy so với quan niệm trước đây về CNH, quan niệm này có điểm gì chung và điểm gì khác biệt. Điểm giống nhau là ở chỗ các quan điểm này đều khẳng định CNH là nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) , đều nhằm chuyển đổi một cách căn bản nền sản xuất xã hội từ lao động thủ công là chính sang lao động cơ khí hoá , xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH , trên cơ sở đó từng bước cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân; đều từng bước hình thành quan hệ sản xuất mới tiến bộ phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; đều được thực hiện theo hướng HĐH , tuy nhiên có khác nhau về mức độ.
    Một quan niệm cần lưu ý là định hướng XHCN đối với quá trình CNH , HĐH ở nước ta, ở đây cần chú ý đến những vấn đề sau:
    Một là, mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của CNH, HĐH là vì lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân, gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
    Hai là, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho một chế độ xã hội trong đó nhân dân lao động làm chủ.
    Ba là, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế hợp tác xã dần trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân thống nhất.
    Bốn là, CNH,HĐH ở nước ta được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Việc điều hành và quản lý là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
    1.1.2.Tính tất yếu khách quan vai trò của Nhà nước đối với quá trìnhCNH,HĐH
    Đối với các nước đang phát triển, vấn đề vai trò của Nhà nước đối với quá trình CNH, HĐH vẫn còn là một vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Những công trình nghiên cứu có liên quan đến vai trò của Nhà nước đối với quá trình CNH, HĐH trên thế giới đều khẳng định sự cần thiết và tầm quan trọng của Nhà nước trong việc đẩy nhanh CNH , HĐH phục vụ mục đích tăng trưởng nhanh và đảm bảo công bằng xã hội. Hai nhà kinh tế của trường đại học Harvart (Mỹ) là Hellen Shapio và Lance Taylor cho rằng “Về mặt lịch sử, không một nước nào bước vào tăng trưởng kinh tế hiện đại mà lại không có sự can thiệp có mục đích của Nhà nước hoặc hợp tác với khu vực tư nhân rộng lớn. Đối với chúng ta , CNH, HĐH trong điều kiện nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường định hướng lên XHCN không tách rời sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Đảng phải làm cho giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức và nhân dân lao động nhận thức đầy đủ sự cần thiết khách quan phải tiến hành CNH , HĐH nền kinh tế.
    Muốn thực hiện thành công CNH, HĐH thì phải có một phương hướng cụ thể chiến lược đúng đắn thích hợp của Nhà nước đồng thời Nhà nước phải thu hút vốn đầu tư từ các nguồn trong và ngoài nước. Do trình độ công nghệ ở nước ta còn kém nên Nhà nước có vai trò đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
    Không thể phủ nhận rằng người lao động Việt Nam rất tháo vát, nhạy bén, thích ứng một cách mau lẹ đối với mọi hoàn cảnh biến động của nền kinh tế thị trường và có khả năng nắm bắt những kỹ thuật mới để sử dụng vào sản xuất- kinh doanh. Nhưng hiện nay, với yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thì chất lượng của lao động, trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao động Việt Nam còn thấp. Hạn chế này bắt nguồn từ trình độ học vấn, người lao động được đào tạo có hệ thống, cơ bản chỉ chiếm 11% trong tổng số lao động toàn xã hội.Trong sản xuất nông nghiệp chỉ có 70% được đào tạo trong tổng số 75% lực lượng lao động trong nông nghiệp của nền kinh tế. Ở nước ta cứ 1 vạn dân thì có 26 người được học đại học. Các nước ở Đông Nam Á tỷ kệ đó là gấp ba hay gấp bốn lần. Nhìn chung ở nước ta mặt bằng dân trí còn thấp. Lao động trí tuệ có tay nghề cao, có trình độ đại học và sau đại học còn ít (tỷ lệ cán bộ có trình độ học vị phó tiến sĩ trở lên chỉ chiếm 12% trong tổng số cán bộ giảng dạy và nghiên cứu ở các Viện và các trường đại học).
    Nhìn tổng thể mà xét về mặt lượng thì nguồn lực lao động của nước ta là lớn, có lợithế so sánh tốt, là nhân tố góp phần quyết định cho sự nghiệp CNH , HĐH. Tuy nhiên, lợi thế đó xét về mặt chất thì chưa đủ để đáp ứng nhu cầu mà quá trình CNH , HĐH nền kinh tế đòi hỏi. Vì vậy, Nhà nước cần phải có những giải pháp mấu chốt để tạo ra một sự chuyển biến về chất lực lượng lao động ở nước ta.
    1.2. Nội dung vai trò nhà nước đối với quá trình CNH, HĐH.
    1.2.1. Nhà nước định hướng XHCN cho quá trình CNH, HĐH ở nước ta .

    Công nghiệp hoá là một quá trình diễn ra liên tục với những nội dung bước đi thích hợp cho từng thời kì phù hộ với nền kinh tế nước ta cũng như nền kinh tế thế gới . Muốn thực hiện thành công CNH, HĐH thì phải có một phương hướng cụ thể , chiến lược đúng đắn thích hợp sau khi xác định được mục tiêu ,quan điểm nội dung của CNH, HĐH nền kinh tế nước ta thì một vấn đề không kém quan trọng là đề ra những bước đi để đạt tới mục tiêu đó . Những bước đi trong CNH có thể nêu ra đại thể cho mỗi thời kì nhưng phải đạt được một chỉ số quan trọng như : thu nhập quốc dân tính theo đầu người ,tỷ trọngcủa các ngành trong cơ cấu kinh tế ,tỷ trọng đầu tư ,tỷ trọng xuất khẩu trong GDP Mỗi mục tiêu có vị trí quan trọng khác nhau trong quá trình công nghiệp hoá, có tác động qua lại thúc đẩy nhau phát triển , nhưng bao trùm nhất , quyết định nhất là làm cho dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh .
    Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng cũng như thực hiện các bước đi ccủa quá trình CNH nền KT . Bởi vì chỉ có nhà nước mới có thể quyết định
    Mục tiêu chiến lược và kế hoạch tiến hành CNH, HĐH nền KT trong từng giai đoạn . Huy động và phân bổ tập trung các nguần lực cần thiết theo yêu cầu CNH , cân đối và điều chỉnh thường xuyên quá trình CNH, HĐH.
    Đề ra các chính sách cần thiết đẻ khai thác mọi tiềm năng nguồn lực trong và ngoài nước để thực hiện nhanh, mạnh , chắc quá trình CNH .
    Nhà nước định hướng XHCN cho quá trình CNH, HĐH đất nước . Cụ thể là : định hướng xây dượng mô hình CNH hướng vào xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phâm trong nước sản xuất có hiệu quả hơn ; định hướng đàu tư tập trung các nguần vốn của nhà nước vào việc xây dựng các hạ tầng cơ sở vật chất và xã hội .
    Từ đó cho ta thấy vai trò hết sức quan trọng của nhà nước trong sự nghiệp CNH, HĐH .
    1.2.2. Vai trò của nhà nước trong việc tạo vốn tích luỹ.
    Thực tiễn cách mạng Việt Nam cho thấy nhân tố hàng đầu đối với sản xuất kinh doanh của nền kinh tế là phải có vốn lớn . Vốn cho sự nghiệp CNH, HĐH các ngành kinh tế quốc dân nhiều hay ít tuỳ thuộc vào cơ chế huy động, quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả hay không. Muốn cho sự nghiệp CNH, HĐH được tiến hành với tốc độ nhanh cần phải có cơ chế chính sách và biện pháp huy động được nguồn vốn nhiều nhất, quản lý và sử dụng vốn hiệu quả nhất.
     
Đang tải...