Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận (1) Từ sự nghiên cứu các quan niệm khác nhau, luận án đã nêu lên quan niệm riêng hoàn chỉnh hơn về hội nhập kinh tế quốc tế, mà nội dung chủ yếu của nó là quá trình các quốc gia gắn kết nền kinh tế của nước mình với kinh tế khu vực và thế giới bằng nỗ lực tự do hóa kinh tế để trở thành một bộ phận của chỉnh thể kinh tế toàn cầu. Luận án đã làm rõ những biểu hiện mới của hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay bao gồm sự bùng phát của trào lưu ký kết các FTA song phương ; liên kết kinh tế khu vực cũng phát triển mạnh ; hầu hết các nước đang phát triển và đang chuyển đổi kinh tế đã tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ; xu hướng cải tổ lại các thể chế kinh tế có tính chất toàn cầu như IMF, WB, WTO. (2)Từ phân tích sự tiến triển của vai trò nhà nước về lý thuyết và thực tế, luận án đã nêu lên xu hướng điều chỉnh vai trò của nhà nước hiện nay theo hướng không phải một "nhà nước tối thiểu" mà một nhà nước năng lực và hiệu quả là điều kiện thiết yếu cho sự phát triển bền vững, ở đó, nhà nước cần chia sẻ gánh nặng phát triển với thị trường và xã hội dân sự. (3)Luận án làm rõ nội dung vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế, với tư cách là người xác định đường lối, mục tiêu, xây dựng chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế và là người tổ chức thực hiện tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó thực hiện những điều chỉnh trong nước để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. (4)Luận án đã chỉ rõ những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm trình độ phát triển của nền kinh tế mỗi quốc gia ; mức độ hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ; tình hình kinh tế trong nước và quốc tế. Những luận điểm mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án Trên cơ sở đánh giá sát thực thực trạng vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua, luận án đã đề xuất nhà nước cần phải: (1) Thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế trong thời gian tiếp theo, bao gồm tích cực tham gia vào sự hình thành AEC, tích cực chuẩn bị các điều kiện cho việc ký kết các FTA song phương, thực hiện nghiêm túc các cam kết với WTO để tận dụng cơ hội do hội nhập mang lại. (2) Nỗ lực hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với quy định của WTO và thông lệ quốc tế để thực hiện các cam kết quốc tế, hội nhập sâu và đầy đủ hơn. (3) Cải cách sâu rộng hơn, triệt để hơn kinh tế theo hướng thị trường để đáp ứng yêu cầu hội nhập. (4) Đổi mới triệt để hơn chức năng và phương thức quản lý kinh tế của nhà nước, trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng giảm tối đa sự can thiệp trực tiếp bằng biện pháp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp. (5) Tạo sự đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành theo hướng hiện đại, giải quyết thỏa đáng mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng với chất lượng, hiệu quả tăng trưởng, giữa thị trường trong nước và thị trường nước ngoài, nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập mang lại hiệu quả cao ======== MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 10 1.1 HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 10 1.1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế 10 1.1.1.1 Khái niệm, hình thức và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế 10 1.1.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế tất yếu, đặc điểm và biểu hiện mới của hội nhập kinh tế quốc tế 18 1.1.1.3 Tính hai mặt của hội nhập kinh tế quốc tế 27 1.1.2 Sự cần thiết của vai trò nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế 32 1.2 NỘI DUNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 36 1.2.1 Những lý thuyết chủ yếu về vai trò của nhà nước đối với phát triển kinh tế và xu hướng điều chỉnh chức năng của nhà nước trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 36 1.2.1.1 Những lý thuyết kinh tế chủ yếu về vai trò Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế 36 1.2.1.2 Xu hướng điều chỉnh chức năng của nhà nước trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 41 1.2.2 Nội dung vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế 44 1.2.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế 52 1.3 KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC ĐÔNG Á VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 58 1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc về nâng cao vai trò của Nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế 58 1.3.2 Kinh nghiệm của một số nước Đông Á khác về vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế 63 1.3.3 Những bài học kinh nghiệm mà Việt nam có thể tham khảo 67 CHƯƠNG 2 :THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 73 2.1 HIỆN TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN QUA 73 2.1.1 Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế 73 2.1.2 Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế song phương và đa phương 80 2.1.2.1 Nhà nước tích cực mở rộng quan hệ kinh tế song phương 80 2.1.2.2 Nhà nước nỗ lực mở rộng quan hệ kinh tế đa phương 81 2.1.3 Thực hiện những điều chỉnh trong nước để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 88 2.1.3.1 Cải cách khu vực doanh nghiệp nhà nước 88 2.1.3.2 Thừa nhận và khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 92 2.1.3.3 Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và phát triển các loại thị trường 93 2.1.3.4 Đổi mới chức năng kinh tế của nhà nước thích ứng với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế 96 2.1.3.5 xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế 98 2.1.4 Điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành và nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế 104 2.2 ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TRONG THỜI GIAN QUA 108 2.2.1 Những tác động tích cực của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế 108 2.2.2 Những hạn chế trong vai trò nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế và những nguyên nhân của những hạn chế đó 125 CHƯƠNG 3 : QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 133 3.1 BỐI CẢNH KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC, QUAN ĐIỂM VỀ NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 133 3.1.1 Bối cảnh kinh tế quốc tế và trong nước 133 3.1.2 Những cơ hội và thách thức sau khi Việt Nam gia nhập WTO 140 3.1.3 Quan điểm về nâng cao vai trò của nhà nước đối với hội nhập kinh tế quốc tế 145 3.2 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 153 3.2.1 Tiếp tục triển khai tích cực chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, hội nhập sâu và đầy đủ hơn với kinh tế quốc tế 154 3.2.2 Tận dụng cơ hội do hội nhập mang lại, đẩy mạnh xuất khẩu và tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 159 3.2.3 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế phù hợp với những quy định của WTO và thông lệ quốc tế để thực hiện các cam kết 163 3.2.4 Tiếp tục đẩy mạnh cải các sâu rộng kinh tế theo hướng thị trường để thích ứng với yêu cầu hội nhập sâu và đầy đủ với kinh tế quốc tế 166 3.2.5 Tiếp tục đổi mới chức năng và phương thức quản lý kinh tế của Nhà nước thích ứng với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế 177 3.2.6 Tạo sự đột phá trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh để hội nhập kinh tế mang lại hiệu quả cao 181 3.2.7 Giải quyết tốt những vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình hội nhập kinh tế, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội 187 KẾT LUẬN 191 TÀI LIỆU THAM KHẢO 192