Tiểu Luận Vai trò của nhà nước đối với hệ thống tài chính

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word




    A.PHẦN MỞ ĐẦU
    Cơ chế thị trường với những ưu thế vượt trội đã thắng thế các cơ chế vận hành khác như cơ chế tự nhiên, cơ chế bao cấp. Kinh tế thị trường phát triển khi các bộ phận trong hệ thống tài chính được hình thành, phát triển đầy đủ và đồng bộ. Cùng với đó, sự điều tiết của nhà nước trên các bộ phận của hệ thống tài chính là cần thiết nhằm giúp hệ thống tài chính đạt được sự phát triển ổn định và hiệu quả, từ đó tạo nên sự tăng trưởng phát triển lành mạnh của nền kinh tế.
    Trong lịch sự phát triển kinh tế, các học thuyết kinh tế ra đời, nổi bật là hai quan điểm được xem là đối lập nhau của Adam Smith và Keynes.
    1) Adam Smith, nhà kinh tế học người Scotland đã đưa ra lý thuyết “bàn tay vô hình”. Điểm chủ chốt mà Adam Smith đề ra chính là : “Sự giầu có của mỗi quốc gia đạt được không phải do những quy định chặt chẽ mà do bởi tự do kinh doanh”.
    2) John Maynard Keynes, nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh lại cho rằng. Để chống đỡ khủng hoảng và thất nghiệp đòi hỏi phải có sự can thiệp của Nhà nước, thông qua đó:
    - Nâng cao tổng cầu trong nền kinh tế
    - Kích thích tiêu dùng
    - Khuyến khích doanh nhân đầu tư và kinh doanh.
    Thực tế từ cuộc khủng hoảng 1929-1933 và khủng hoảng tài chính 2007-2008 cho thấy, luận thuyết “bàn tay vô hình” cảu Adam Smith chỉ có thể dẫn dắt thị trường kinh tế tự do hướng tới hiệu quả khi vấn đề thông tin thị trường được xử lý tốt. Nhưng sự tham gia ngày càng lớn của các nhà đầu tư vào hệ thống tài chính với mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa trong khi nguồn thông tin không đầy đủ và sự xuất hiện ngày một đa dạng của các công cụ tài chính mới đã tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy cơ đã trở thành hiện thực trước cơn bão khủng hoảng kinh tế 2007-2008.
    Tuy nhiên nếu nhà nước can thiệp quá sâu vào nền kinh tế sẽ hạn chế việc tự điều tiết và tính năng động của thị trường, dẫn tới suy thoái kinh tế và thất nghiệp gia tăng trong những năm của 1970. Chính vì thế, vai trò của nhà nước với hệ thống tài chính là cực kỳ quan trọng để hệ thống tài chính phát triển ổn định và bền vững. Không chỉ thể hiện vai trò của mình ở việc thúc đẩy hệ thống tài chính phát triển mà nhà nước còn có các chế tài kiểm soát chặt phù hợp, kịp thời và đồng bộ mọi hoạt động của các bộ phận trong hệ thống tài chính.
    Vậy nhà nước tác động đến hệ thống tài chính bằng cách nào?
    Đó là thông qua các bộ phận của hệ thống tài chính:
    1. Thị trường tài chính
    2. Các định chế tài chính trung gian
    3. Cơ sở hạ tầng pháp lý - kỹ thuật
    4. Các tổ chức giám sát và điều hành hệ thống tài chính
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...