Tiểu Luận Vai trò của nhà nước đối với hệ thống tài chính là gì

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU

    Đối với lĩnh vực kinh tế, dựa vào cách thức giải quyết các vấn đề cơ bản của kinh tế học, các quốc gia trên thế giới đang áp dụng ba mô hình kinh tế chủ yếu, đó là mô hình kinh tế thị trường tự do, mô hình kinh tế mệnh lệnh (hay kế hoạch hóa tập trung) và mô hình kinh tế hỗn hợp.
    · Kinh tế thị trường (market economy) là nền kinh tế mà trong đó các quyết định của các cá nhân về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của các doanh nghiệp về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và các quyết định của người công nhân về việc làm cho ai đều được thực hiện dưới sự tác động của giá cả thị trường. Thị trường mà nhà nước không can thiệp vào gọi là thị trường tự do hoàn toàn.
    · Kinh tế kế hoạch hóa tập trung (command economy hay centrally-planned economy) là nền kinh tế mà trong đó chính phủ đưa ra mọi quyết định về sản xuất và phân phối. Cơ quan kế hoạch của chính phủ quyết định sẽ sản xuất ra cái gì, sản xuất như thế nào, và phân phối cho ai. Sau đó, các hướng dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới các hộ gia đình và các doanh nghiệp.
    · Kinh tế hỗn hợp (mixed economy) là nền kinh tế mà trong đó chính phủ vận hành nền kinh tế theo tín hiệu thị trường. Trong nền kinh tế hỗn hợp, chính phủ có thể hạn chế được những khiếm khuyết cũng như phát huy những ưu điểm của nền kinh tế kế họach hóa tập trung và nền kinh tế thị trường. Do những tính ưu việt đó mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng mô hình kinh tế hỗn hợp. Tùy theo mức độ chính phủ can thiệp vào nền kinh tế mà một nền kinh tế có thể lệch về hướng thị trường hay kế hoạch tập trung.
    Theo đó Cuba, Trung Quốc và Hungary dẫn đầu về nền Kinh tế kế hoạch hóa tập trung; đứng giữa là Thuỵ Điển; Anh, Mỹ và Hồng Kông là các nước dẫn đầu về nền KTTT hoàn toàn tự do
    Vào thế kỷ XX,các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới đã tranh luận khá nhiều về vai trò của nhà nước đối với sự phát triển của nền kinh tế .Một thực tế đã chứng minh rằng sự thất bại của nền kinh tế tập trung với sự chỉ huy của nhà nước sự thất bại này không chỉ dừng lại ở tốc đột tăng trưởng kinh tế chậm mà còn thể hiện ở cả vấn đề cải thiện đời sống nhân dân.Trong khi đó kinh tế thị trường ở châu Âu,cả châu Á và đặc biệt là ở Mỹ tỏ ra khá thành công.Lúc này những người theo trường phái thị trường tự do đã lớn tiếng trong việc chỉ trích vai trò của nhà nước trong việc điều tiết,can thiệp vào thị trường là đã bóp méo thị trường và làm mất đi tính hiệu quả của nó.
    Gần đây,cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã xảy ra mà ngòi nổ đầu tiên xuất hiện ở Mỹ vào cuối năm 2007.Sự khủng hoảng của nền kinh tế lớn nhất thế giới này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân lớn nhất bắt nguồn từ hệ thống tài chính lỏng lẻo.Cùng với các công cụ tài chính truyền thống,các nhà tài chính đã sinh ra các công cụ tài chính mới gọi là công cụ tài chính phái sinh.Một cách khách quan các công cụ này tạo ra tính năng động cho thị trường, giúp cho nguồn tài chính được luân chuyển một cách hiệu quả, vừa mang lại lợi ích cho người tiết kiệm, vừa mang lại lợi nhuận cho nhà đầu tư. Nhưng việc sử dụng các công cụ tài chính này một cách thái quá đặc biệt là việc lơ là công tác giám sát hoạt động này đã tích lũy những rủi ro cho hệ thống tài chính.
    Như vậy,một câu hỏi lớn đặt ra cho kinh tế học hiện đại là “Vai trò của nhà nước đối với hệ thống tài chính là gì?"

    PHỤ LỤC
    A. MỞ ĐẦU 1
    B. NỘI DUNG 3
    I. Hệ thống tài chính. 3
    II. Vai trò của nhà nước đối với hệ thống tài chính. 3
    1.Vai trò của Nhà nước đối với thị trường tài chính. 3
    a. Khái niệm và bản chất của thị trường tài chính. 3
    b. Phân loại thị trường tài chính: 5
    c. Vai trò của nhà nước trên thị trường tài chính. 6
    2. Vai trò của nhà nước đối với các trung gian tài chính. 13
    a, Khái niệm trung gian tài chính. 13
    b, Vai trò của nhà nước đối với các trung gian tài chính. 13
    3. C ơ sở hạ tầng pháp lý, kỹ thuật 18
    4. Vai trò của các tổ chức có nhiệm vụ giám sát và điều hành hệ thống tài chính ở Việt Nam: 24
    a, Vai trò của hệ thống giám sát tài chính ở Việt Nam. 24
    b, Những thách thức, khó khăn, bất cập đối với việc giám sát tài chính quốc gia của Việt Nam hiện nay. 26
    c, Những bất cập của hệ thống giám sát tài chính hiện tại 29
    d, Một số giải pháp cơ bản: 31
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...