Tiểu Luận Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam


    MỤC LỤC

    Lời mở đầu

    I. Tìm ra con đường cứu nước : cách mạng vô sản

    1. Bối cảnh Việt Nam đầu thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX

    2. Các phong trào yêu nước trước khi ĐCS ra đời

    3. Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

    II. Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác Lê nin vào Việt Nam và chuẩn bị các điều kiện về chính trị, tư tưởng, tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

    1. Chuẩn bị các điều kiện về lí luận tư tưởng

    2. Chuẩn bị các điều kiện về tổ chức

    III. Sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và đề ra cương lĩnh đúng đắn:

    1. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản

    2. Nguyễn Ái Quốc tổ chức thành lập ĐCS VN

    3. Đề ra cương lĩnh đầu tiên

    Kết luận


    Lời nói đầu

    Ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng nước ta. Từ khi ra đời, Đảng đã lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Quá trình vận động thành lập Đảng là một quá trình đấu tranh và chuẩn bị lâu dài ,toàn diện của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và những người chiến sĩ cách mạng Việt Nam. Trong đó người có vai trò hàng đầu ,có tác động lớn nhất đến việc thành lập Đảng chính là lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ta có thể hình dung vai trò đó qua ba hoạt động cụ thể của Người, đó là :

    Tìm ra con đường cứu nước- tiến hành cách mạng vô sản, một cuộc cách mạng triệt để nhằm đem lại độc lập cho dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân

    Truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin vào trong phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đặc biệt là việc xuất bản tác phẩm Đường Cách mệnh, một sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác vào điều kiện Việt Nam đã giúp cho giai cấp công nhân có một hệ tư tưởng chính trị vững vàng, chuẩn bị mọi mặt cho việc thành lập Đảng cộng sản.

    Hợp nhất các tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cùng với đó là việc đề ra cương lĩnh đã mở ra thời kì mới cho cách mạng Việt Nam: thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ nghĩa xã hội.


    I. Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước: cách mạng vô sản:

    1. Bối cảnh Việt Nam đầu thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX:

    Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sau khi tạm thời dập tắt được các phong trào đấu tranh của nhân dân ta, chúng từng bước thiết lập bộ máy thống trị tàn bạo ở Việt Nam.

    Với chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của Thực dân Pháp xã hội và giai cấp ở Việt Nam đã có những biến chuyển sâu sắc:

    - Việt Nam từ một xã hội phong kiến đơn thuần đã chuyển thành một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Ở đó ngoài mâu thuẫn cũ giữa nông dân và địa chủ phong kiến còn xuất hiện thêm mâu thuẫn mới giữa dân tộc ta và thực dân Pháp. Trong đó mâu thuẫn thứ 2 là mâu thuẫn cơ bản và là mâu thuẫn chủ yếu. Hai mâu thuẫn này luôn gắn chặt với nhau. Muốn xã hội Việt Nam đi lên thì phải giải quyết đồng thời cả 2 mâu thuẫn trong đó ưu tiên giải quyết mâu thuẫn giữa dân tộc với đế quốc.

    - Từ một xã hội chỉ có 2 giai cấp chủ yếu (Nông dân và địa chủ phong kiến) đã trở thành một xã hội bên cạnh 2 giai cấp cũ xuất hiện thêm nhiều giai cấp và tầng lớp mới (Công nhân, Tư sản, tầng lớp tiểu tư sản .). Trong đó, giai cấp công nhân là giai cấp quan trọng nhất, tiên phong nhất, là giai cấp duy nhất có khả năng lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên để khả năng đó thành hiện thực thì đòi hỏi họ cần thành lập 1 chính đảng của mình. Vì chỉ có thành lập ĐCS thì giai cấp công nhân mới có cơ quan lãnh đạo cao nhất, nhờ đó mới biến họ thành tổ chức chính trị độc lập, tự giác, có kỉ luật, sức mạnh; chỉ có thành lập ĐCS thì giai cấp công nhân mới được trang bị lí luận tiên phong( sau này là chủ nghĩa Mác Lê nin) và thực sự trở thành giai cấp tiên phong.

    2. Các phong trào yêu nước trước khi ĐCS ra đời:

    Sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, các phong trào yêu nước đã diễn ra mạnh mẽ và sôi nổi. Trong đó có các phong trào theo khuynh hướng phong kiến như Phong trào Cần Vương(1885-1996), ; phong trào theo khuynh hướng tư sản của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh, Tuy nhiên đến cuối cùng tất cả các phong trào đều bị đàn áp và thất bại do chưa có đường lối lãnh đạo đúng đắn và chưa có lực lượng tiên phong. Điều đó chứng tỏ cách mạng Việt Nam
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...