Tiểu Luận Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận môn học : đường lối cách mạng của
    Đảng Cộng Sản Việt Nam
    *****************
    Đề bài: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
    Mục lục
    Phần I: Phần mở đầu. 2
    Phần II: Nội dung. 6
    I. Tiểu sử vắn tắt của chủ tịch Hồ Chí Minh. 6
    II. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến 1920 và vai trò của Người trong giai đoạn này. 6
    III. Những hoạt động chính của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920 đến năm 1930 và vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn này. 7
    IV. Hội nghị thành lập Đảng và vai trò của Nguyễn Ái Quốc đến sự thành lập Đảng. 11
    1. Hội nghị thành lập Đảng. 11
    2. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng- định hướng ban đầu mà Người đã vạch ra cho Đảng. 13
    3. Ý nghĩa lịch sử - sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 14
    4. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc. 16
    Phần III: Kết luận. 19
    Tài liệu tham khảo: 22






    ·Phần I: Phần mở đầuSau khi xâm lược và thôn tính toàn bộ nước ta, thực dân Pháp áp đặt chế độ cai trị chuyên chế, hà khắc và tàn bạo. Chế độ phong kiến suy tàn đã công khai câu kết và làm tay sai cho thực dân Pháp. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bè lũ tay sai ngày càng gay gắt, khát vọng đấu tranh giành độc lập dân tộc ngày càng trở nên bức thiết.

    Thắng lợi của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại (năm 1917) đã tạo ra bước ngoặt lịch sử của nhân loại trên con đường giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, đó cũng là ngọn cờ cổ vũ cách mạng nước ta.

    Cũng những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, một mặt, thực dân Pháp ra sức tiến hành các chương trình khai thác thuộc địa với quy mô lớn, vơ vét tài nguyên và bóc lột nặng nề, làm cho nhân dân lao động, trước hết là nông dân bị phá sản, bần cùng, đồng thời cũng ra đời một số ngành công nghiệp như khai khoáng, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải để phục vụ sự thống trị và khai thác thuộc địa của chúng. Và cũng từ đây hình thành một số giai cấp mới như giai cấp công nhân, giai cấp tư sản Việt Nam, lực lượng trí thức, tiểu tư sản . của xã hội Việt Nam hiện đại.
    Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp liên tiếp diễn ra nhưng cuối cùng đều thất bại mà nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức chặt chẽ và thiếu lực lượng cần thiết. Cách mạng Việt Nam đã chìm trong cuộc khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...