Tiểu Luận Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam ta đang trên đường phát triển công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH–HĐH) đất nước. Việc đặt nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước là tiêu chí hàng đầu thì một vấn đề không kém phần quan trọng và cần thiết là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì khi một đất nước nghèo nàn, lạc hậu thì cũng đồng nghĩa với đất nước đó sẽ là con nợ, sẽ lệ thuộc, và thậm chí có thể trở thành thuộc địa của những nước khác. Vì thế, để phát triển kinh tế thì chúng ta cần phát huy và tận dụng rất nhiều nguồn lực như: nguồn lực tự nhiên, nguồn nhân lực, vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật – công nghệ (KHKT–CN) tiên tiến hiện đại
    Cùng với KHKT–CN và nguồn vốn thì nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định đến sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội ở nước ta. Giáo dục - đào tạo (GDĐT) là cơ sở phát triển nguồn nhân lực, là con đường cơ bản để phát huy nguồn nhân lực. Với những triển vọng tốt đẹp nền giáo dục Việt Nam đang và sẽ đào tạo được nguồn nhân lực dồi dào, có đủ khả năng và tâm huyết trong việc gìn giữ nền độc lập dân tộc cũng như xây dựng một đất nước giàu mạnh. Chính vì tầm quan trọng và mong muốn được tìm hiểu, học hỏi cũng như chia sẻ những hiểu biết nhỏ bé của mình mà chúng tôi cùng đưa ra quyết định chọn đề tài: “Vai trò của nguồn nhân lực đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”
    Bác Hồ của chúng ta đã từng nói rằng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. [Trích Hồ Chí Minh: Sđd, 1996, t.12, tr.212], hay V.I.Lênin đã khẳng định: “Lực lượng sản xuất hàng đầu của nhân loại là công nhân, là người lao động”. [V.I.Lênin: Sđd, 1977, t.38, tr.430]. Một lần nữa lại nhấn mạnh tới vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát triển bền vững của một đất nước cũng như của tất cả các quốc gia trên thế giới.
    Bằng những phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp từ những tài liệu quý báu mà chúng tôi đã tìm được kết hợp với phương pháp biện chứng duy vật đã giúp chúng tôi hiểu sâu sắc hơn về môn học này, đặc biệt là vấn đề về nguồn nhân lực cũng như vai trò của nó đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam ta. Để hiểu sâu sắc vấn đề này chúng ta cùng tìm hiểu ở phần nội dung.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...