Tiểu Luận Vai trò của nguồn lực con người trong sự vận động phát triển của đời sống xã hội

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài:
    VAI TRÒ CỦA NGUỒN LỰC CON NGƯỜI TRONG SỰ VẬN ĐỘNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
    LỜI NÓI ĐẦU


    Mỗi xã hội phát triển là một xã hội luôn vận động. Mà xã hội là tổng hoà các mối quan hệ của con người. Điều này cho ta thấy rằng sự phát triển của xã hội chính là sự phát triển của con người với những mối quan hệ của nó. Xã hội loài người tồn tại và phát triển dựa vào hai nguồn tài nguyên và con người. Xuất phát từ thực tiễn đó cho thấy vấn đề con người và xây dựng nguồn lực con người là yếu tố hàng đầu để một đất nước phát triển. Nước ta vẫn còn là một nước nông nghiệp ( 80% dân số sống ở nông thôn) nhưng năng suất lao động và sản lượng thấp bởi vì do chưa biết áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất. Bên cạnh đó tình hình nguồn nhân lực nước ta cũng không mất sáng sủa. Nguồn lao động đông nhưng về trình độ kỹ thuật còn thấp kém, đa số nguồn lao động sống ở nông thôn, nơi có đời sống thấp kém nên khó bắt kịp trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật. Tiếp đó đội ngũ lao động tri thức tuy đông nhưng hiệu quả lao động còn chưa cao, việc trẻ hoá đội ngũ tri thức cũng không thuận lợi đa số sinh viên ra trường đều muốn làm việc cho các Công ty liên doanh nước ngoài, các công ty tư nhân nơi có điều kiện tốt hơn. Bên cạnh đó vấn đề “chảy máu chất xám” đang diễn ra trong đời sống xã hội nước ta hiện nay.


    Vì vậy chúng ta phải xây dựng nguồn nhân lực có trình độ cao thu hút nhân tài để không cho chảy máu chất xám. Đối với em chọn đề tài này là vì khi thực hiện là em đã được hiểu biết rộng hơn về tình hình đất nước ta hiện nay. Đây là một đề tài rộng do vậy trong khi thực hiện không tránh khỏi sai sót. Vậy em mong thầy bỏ qua và góp ýđể lần sau em làm tốt hơn.


    Nói tóm lại con đường tất yếu duy nhất để đưa nước ta từ một nước kém phát triển trở thành một nước có thành tựu to lớn cả về mặt kinh tế cũng như xã hội là phải CNH – HĐH. Nhưng để thực hiện thành công thì chúng ta phải biết tận dụng các nguồn lực sẵn có trong nước cũng như nước ngoài. Một trong những nguồn lực đó là nguồn nhân lực, con người không chỉ có vai trò về sự vận động và phát triển nguồn lực cho quá trình đổi mới đất nước và phát triển kinh tế. Về mặt xã hội với sự phát triển vượt bậc vè trí tuệ đặc trưng đưa con người trở thành vị trí và vai trò quan trọng trong cả tự nhên và xã hội. Đồng thời trí tuệ còn giúp con người khám phá ra khoa học kỹ thuật, giúp con người phát triển lực lượng sản xuất từ đơn giản đến phức tạp để từ đó biến đổi xã hội con người từ lạc hậu xã hội cổ xưa thành một xã hội văn minh ngày nay. Còn đối với công cuộc CNH – HĐH con người là nguồn nhân lực là chủ thể quan trọng trong suốt quá trình tiến hành. Bởi vì tiềm năng sức lao động con người với trí tuệ và lao động định hướng bởi vì trí tuệ đó đã và đang là tài sản quý giá là nguồn lực quan trọng nhất, quyết định sự phát triển của một quốc gia.


    Chủ nghĩa Mác đã thừa kế và khắc phục những mặt hạn chế, đồng thời phát triển những quan niệm về con người đã có trong các học thuyết triết học trước đây để đi tới quan niệm về con người hiện thực, con người hoạt động thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội. Với tư cách là con người hiện thực con người vừa là sản phẩm của tự nhiên và xã hội, đồng thòi vừa là chủ thể cải tạo tự nhiên và xã hội. Nói cách khác chủ nghĩa Mác xem xét con ngừoi như một thực tế sinh vật – xã hội.


    Con người là sản phẩm của tự nhiên là kết quả của sự tiến hoá lâu dài của giới hữu sinh. Con người tự nhiên là con người sinh học mang bản tính sinh vật. Cái sinh học trong con người quy định sự hình thành những hiện tượng và quá trình tâm lý trong con người là điều kiện quyết định sự tồn tại của con người. Chẳng hạn đã là người thì ai cũng phải trải qua các giai đoạn sinh trường, tử vong, ai cũng phải có nhu cầu, ăn mặc, ở, sinh hoạt văn hoá, tìh cảm, hiểu biết.v .v.song, con người không phải là động vật thuần tuý như các động vật khác mà là một động vật có tính chất xã hội với tất cả nội dung văn hoá - lịch sử của nó. Con người là sản phẩm của xã hội, là con người xã hội, mang bản tính xã hội. Con người chỉ có thể tồn tại được một khi con người tiến hành lao động sản xuất ra của cải vật chất thoả mãn nhu cầu sinh học của mình. Chính lao động sản xuất là yếu tố quyết định hình thành con người và ý thức. Lao động là nguồn gốc tạo ra nền văn hoá vật chất và tinh thần. Mặt khác, trong lao động con người quan hệ với nhau trong lĩnh vực sản xuất, đó là những quan hệ nền tảng để từ đó hình thành các quan hệ xã hội khác trong lĩnh vực đời sống tinh thần. Như vậy, chính lao động đã quy định bản chất xã hội của con người, quy định cái xã hội trong con người, và cái xã hội đến lượt nó, lại quy định sự hình thành cá nhân và nhân cách.


    [TABLE="width: 500"]
    [TR]
    [TD]NỘI DUNG ĐỀ TÀI[/TD]
    [TD]2[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]I. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người[/TD]
    [TD]2[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]II. Vai trò của nguồn lực con người trong sự vận động phát triển của đời sống xã hội[/TD]
    [TD]5[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]III. Nguồn lực con người trong sự nghiệp CNH – HĐHN ở nước ta[/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Thực trạng nguồn lực con người ở nước ta [/TD]
    [TD]6[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Yêu cầu con người trong sự nghiệp CNH – HĐH[/TD]
    [TD]8[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Giải pháp[/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN[/TD]
    [TD]13[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     
Đang tải...