Luận Văn Vai trò của người phụ nữ Yên Bái trong công việc gia đình hiện nay

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò của người phụ nữ Yên Bái trong công việc gia đình hiện nay


    Mục lục : Trang:
    Phần I: Một số vấn đề lý luận chung 4
    I: Lý do chọn đề tài 4
    II: Đối tượng- khách thể - phạm vi và mục tiêu nghiên cứu 6
    1. Đối tượng nghiên cứu
    2. Khách thể nghiên cứu
    3. Phạm vi nghiên cứu
    4.Mục tiêu nghiên cứu
    III: Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết 6 6
    1. Giả thuyết nghiên cứu
    2. Khung lý thuyết
    IV: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 9 8
    1. Cơ sở lý luận
    2. Phương pháp nghiên cứu
    3. ý nghĩa khoa học của đề tài
    4.ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
    V: Hệ các khái niệm. 12 10
    1. Khái niệm gia đình.
    2. Khài niệm hộ gia đình.
    3. Khái niệm gia đình hiện nay.
    4. Khái niệm bất bình đẳng.
    5. Khái niệm phụ nữ.
    6. Khái niệm công việc gia đình.
    7. Khái niệm giới.
    8. Khái niệm vai trò xã hội.
    9. Khái niệm vai trò giới.
    10. Khái niệm địa vị xã hội.
    11. Khái niệm nông thôn.
    Phần II: Tổng quan về các vấn đề nghiên cứu 18 16
    1. Tổng quan.
    2. Một số đặc điểm KT-VH-XH của tỉnh Yên Bái.
    Phần III: Kết quả nghiên cứu. 2219
    III.1.1. Thực trạng công việc gia đình của người phụ nữ Yên Bái
    tham gia hiện nay. 22
    III.1.2. Thực trạng nhìn nhận của người dân Yên Bái về vai trò
    của người phụ nữ 25
    III.2. Vai trò của người phụ nữ Yên Bái trong công việc gia đình
    hiện nay. 27
    III.2.1. Vai trò làm kinh tế. 27
    III.2.2. Vai trò chăm sóc và giáo dục con cái. 32
    III.2.3. Vai trò trong công việc nội trợ. 40
    III.3. Nguyên nhân. 46 39
    III.4. Dự báo 54 45
    Phần IV: Kết luận - kiến nghị và giải pháp. 5647
    1. Kết luận.
    2. Kiến nghị.
    3. Giải pháp.

    LỜI GIỚI THIỆU

    Công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế ở nông thôn Việt Nam một thập kỷ vừa qua đã tạo ra mức tăng trưởng đáng kể ở khu vực sản xuất nông nghiệp. Trong sự đổi thay nhanh chóng đó, phụ nữ nông thôn đã đóng góp một phần hết sức to lớn, bởi họ là lực lượng quan trọng trong hoạt động sản xuất, trong đời sống ở nông thôn.
    Song họ cũng đang đứng trước những thách thức lớn, yêu cầu công tác và cuộc sống đòi hỏi phải nâng cao trình độ, chồng con đòi hỏi phải được chăm sóc tốt hơn trước, nhà cửa phải được gọn gàng, sạch sẽ hơn, bữa cơm ngon hơn. Trong khi đó dư luận xã hội lại không khuyến khích nam giới tham gia công việc gia đình (đó là chưa kể xã hội thường lên án, phê phán và trút trách nhiệm trước hết lên vai người vợ nếu có bất hoà, va chạm,rạn nứt hay đổ vỡ xảy ra trong gia đình).
    Điều đó có nghĩa vị trí và vai trò của người phụ nữ chưa tương xứng với mức độ đóng góp của họ trong nền kinh tế, trong các quan hệ xã hội và trong đời sống gia đình. Dường như họ đang phải chịu thiệt thòi trong giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dưới sự quản lý của Nhà Nước sang nền kinh tế thị trường lấy gia đình làm đơn vị gốc.
    Như vậy trước những biến đổi đó người phụ nữ trong gia đình sẽ thực hiện vai trò của mình như thế nào ?, để vừa có thể giữ gìn những giá trị đạo đức, tinh thần quý báu của gia đình, vừa phát huy được năng lực trí tuệ của mình góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của đất nước và các gia đình có khả năng thích ứng với hoàn cảnh mới một cách tốt đẹp hay không
    Trong khoảng thời gian hạn hẹp luận văn được hoàn thành với hy vọng góp thêm một tiếng nói chung, tạo dư luận cho xã hội quan tâm hơn nữa tới đời sống của phụ nữ nói chung, những phụ nữ miền núi nói riêng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người phụ nữ phát triển bản thân, xoá bỏ dần ngăn cách giữa phụ nữ và nam giới trong cuộc sống.
    Trong quá trình soạn thảo và xây dựng đề tài tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành trước sự hướng dẫn tận tình của cô giáo : Thạc sĩ Mai Kim Thanh đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả ngay từ buổi đầu tiên bỡ ngỡ định hướng đề tài.
    Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong và ngoài khoa những người đã đi cùng sự trưởng thành của tác giả trong suốt 4 năm học qua.
    Để hoàn thành luận văn này tác giả xin ghi nhận sự chu đáo về mặt tổ chức của khoa xã hội học, đặc biệt là cô giáo chủ nhiệm : Lê Thái Thị Băng Tâm cùng toàn thể các bạn sinh viên trong lớp đã có những ý kiến quý báu trong phương pháp học tập và cho phần nội dung của nghiên cứu này
    Do trình độ có hạn và khả năng thực tế chưa nhiều nên luận văn này chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tác giả rất mong được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô. các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
     
Đang tải...