Tiểu Luận Vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa và nay - nghiên cứu về người phụ nữ với công việc nhà-bấ

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề bài: Hãy chọn một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu của Xã hội học Gia đình để phân tích?
    Bài làm:
    Đề tài:
    “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa và nay”.
    (nghiên cứu về người phụ nữ với công việc nhà-bất bình đẳng)
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Lý do chọn đề tài 2
    PHẦN NỘI DUNG
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài .4
    1.1Các khái niệm 4
    1.1.1 Bình đẳng giới .4
    1.1.2. Bất bình đẳng giới 4
    1.1.3. Gia đình 4
    1.1.4. khái niệm “phụ nữ” 5
    1.1.5. khái niệm “vai trò” 5
    1.2. Lý thuyết áp dụng .5
    Chương 2: Vai trò của người phụ nữ trong gia đình xưa,nay và sự bất bình đẳng trong sự phân công lao động 8
    2.1. Vai trò của người phụ nữ trong xã hội xưa và bất bình đẳng .8
    2.2. Vai trò của người phụ nữ trong thời hiện đại và vấn đề bất bình đẳng trong phân công lao động 13
    Chương 3: Xu hướng của vấn đề trong tương lai 23
    PHẦN KẾT LUẬN 28
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .29

    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài
    Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2002, hàng năm nền kinh tế toàn cầu đã bỏ qua khoảng 11 tỉ USD Mỹ từ thu nhập của phụ nữ do họ làm những công việc gia đình mà không được tính công. Thực tế, vô hình chung, công việc gia đình được coi như là nhiệm vụ của riêng nguời phụ nữ, đó là những “ lao động không công”, không được trả lương và cũng không được xã hội ghi nhận. Sự bất bình đẳng này tồn tại ở mức độ này hay mức độ khác và không ngoại trừ một quốc gia nào.
    Tại Việt Nam, sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tiến trình phát triển kinh tế – xã hôi của đất nước, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới tư duy trên nhiều lĩnh vực. Điều này đã tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội vã cùng với nó là sự thay đổi trong phân công lao động.
    Theo kêt quả điều tra xã hội học của Trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ tiến hành năm 2002 thì trong gia đình hiện nay, người vợ là người làm chính các công việc nhà. Tỷ lệ này đặc biệt cao trong các công việc như: Nấu ăn: 77.8%; mua thực phẩm: 86.9%; giặt quần áo: 77.6%; chăm sóc con cái: 43.4%. Người đàn ông có tham gia vào các công việc gia đình nhưng với tỷ lệ rất thấp, chỉ chiếm dưới 5%.
    Hiện nay, mặc dù Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI, thông qua ngày 29-11-2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2007, quy định nguyên tắc bình đẳng giới trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình; biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân trong việc thực hiện bình đẳng giới.
    Hơn nữa, vấn đề về phụ nữ với công việc nội trợ đã được quan tâm nhiều, vấn đề bất bình đẳng cũng đã tốn nhiều giấy mực, tuy nhiên về vấn đề phụ nữ với công việc nhà và bất bình đẳng về công việc nhà hiện nay chưa được nhiều người quan tâm chú ý và nhìn nhận đúng vấn đề. Mảng đề tài này khá mới, có cách nhìn mới mẻ trong việc phát hiện ra “lỗ hổng” trong xã hội hiện nay khi thực hiện luật bình đẳng giới.
    Và sau khi có ban hành luật bình đẳng giới thì người phụ nữ có còn độc quyền trong các công việc nhà nữa hay không?Đó trở thành câu hỏi lớn mà các cả xã hội quan tâm và những nhà xã hội học cần nghiên cứu, đặc biệt là những người quan tâm về gia đình và giới.
    Vậy,hiện nay người phụ nữ có đúng là đang được bình đẳng hay không, đó là một câu hỏi lớn hiện nay?Và trong bài này, tôi xin đưa ra vấn đề này để bàn luận.
    PHẦN NỘI DUNG
    Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
    1.1Các khái niệm:
    1.1.1 Bình đẳng giới: Là tình trạng (điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc .) mà trong đó phụ nữ và nam giới được hưởng vị trí như nhau, họ có cơ hội bình đẳng để tiếp cận, sử dụng các nguồn lực để mang lại lợi ích cho mình, phát hiện và phát triển tài năng của mỗi giới nhằm cống hiến cho sự phát triển của quốc gia và được hưởng lợi từ sự phát triển đó. (Khái niệm bình đẳng giới theo công ước CEDAW)
    1.1.2. Bất bình đẳng giới là sự khác biệt giới gây thiệt hại hoặc
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...