Chuyên Đề Vai trò của người phụ nữ Thái trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vai trò của người phụ nữ Thái trong việc giữ gìn văn hóa truyền thống

    MỞ ĐẦU
    1. Lư do chọn đề tài
    Người Thái là một trong 54 tộc người đang sống trên lănh thổ Việt Nam. Trong quá tŕnh tồn tại và phát triển, người Thỏi đó sáng tạo ra những giá trị văn hóa vô cùng đặc sắc, góp phần làm cho nền văn hóa Việt Nam thêm phong phú và đa dạng.
    Một trong những nét văn hóa khá độc đáo và đặc sắc của người Thái chính là nghề dệt may truyền thống. Đây là nghề thủ công có từ lâu đời và chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như văn hóa của người Thái. Điều khá đặc biệt trong nghề thủ công này là người phụ nữ chính là đối tượng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nó. Trong xă hội Thái cổ truyền, kỹ năng dệt thêu được xem là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá phẩm hạnh của người con gái trước khi về nhà chồng. Vai tṛ của người phụ nữ Thái trong nghề dệt may truyền thống được thể hiện ở: người phụ nữ chính là người thầy, người truyền nghề và dạy con cái biết dệt, biết thêu và đây được coi như là một chương tŕnh giáo dục dân gian bắt buộc đối với các thiếu nữ Thái. V́ thế, họ là những người đă và đang góp phần thực hiện nhiệm vụ bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống nói riêng, văn hóa tộc người nói chung.
    Như vậy, có thể nói rằng người phụ nữ có một vai tṛ hết sức quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy các nghề thủ công truyền thống của người Thái.
    Nghề dệt, thêu của người Thái đă được đề cập đến trong một số công tŕnh, bài viết của nhiều học giả, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có một công tŕnh chuyên luận nào đề cập một cách khá sâu sắc và toàn diện về vấn đề này. Quan tâm đến vấn đề trên, được sự đồng ư của khoa Văn hóa Dân tộc, trường Đại học Văn hóa Hà Nội, tôi đă quyết định chọn đề tài Vai tṛ của người phụ nữ Thái trong việc giữ ǵn văn hóa truyền thống (Qua nghiên cứu nghề dệt, may ở Noong Bua, thành phố Điện Biên) làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của ḿnh, với mong muốn sẽ gúp một phần nhỏ vào việc bảo tồn và phát huy các nghề thủ công truyền thống nói riêng và văn hóa người Thái nói chung.
    2. Lịch sử nghiên cứu
    Nghề dệt may truyền thống của người Thỏi đó được đề cập trong một số các công tŕnh nghiên cứu, bài viết của các tác giả như: Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc của Trần B́nh; Người Thái ở Tây Bắc Việt Nam của Cầm Trọng 1978); Trang phục cổ truyền của người Thái ở Tây Bắc Việt Namcủa Lê Ngọc Thắng; Nghệ thuật trang phục Thái của Lê Ngọc Thắng; Nghề dệt của Thái ở Tây Bắc trong cuộc sống hiện đại của Nguyễn Thị Thanh Nga;Hoa văn mặt chăn Thái ở Mường Tấc – Phự Yờn của Hoàng Lương.
    Tuy nhiên, hầu hết cỏc cụng trỡnh, bài viết trên mới chỉ tập trung đề cập đến nghề dệt thổ cẩm nói chung, c̣n vai tṛ của người phụ nữ trong nghề dệt may truyền thống th́ chưa được các tác giả chú ư là bao.
    3. Mục đích nghiên cứu
    - Nghiên cứu đề tài này nhằm t́m hiểu vai tṛ của người phụ nữ Thái đối với việc duy tŕ và bảo tồn và phát triển nghề thủ công truyền thống của người Thái ở Noong Bua, thành phố Điện Biên.
    - Thông qua việc t́m hiểu cỏc công đoạn, các chu tŕnh của việc tạo ra các sản phẩm đồ vải, cũng như phương diện kỹ thuật, mỹ thuật và mô típ hoa văn trờn cỏc sản phẩm dệt, thêu để từ đó nhấn mạnh vai tṛ của người phụ nữ Thái trong việc ǵn giữ văn hóa truyền thống của dân tộc.
    - Bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của nghề dệt đang bị mai một dần trên mảnh đất Điện Biên lịch sử. Trong điều kiện kinh tế thị trường, nghề dệt sẽ không chỉ dừng lại ở việc thỏa măn nhu cầu sinh hoạt của gia đ́nh và cộng đồng mà nó trở thành hoạt động sản xuất hàng hóa vừa có giá trị kinh tế, vừa phản ánh sắc thái văn hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho chị em phụ nữ Thái. Ngoài ra, nghề dệt may truyền thống Thỏi cũn có ư nghĩa thực tiễn đối với phát triển du lịch văn hóa ở Điện Biên.
    4. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận văn sẽ đề cập tới các nội dung sau:
    - Phác họa tổng quan về những điều kiện tự nhiên – xă hội ở phường Noong Bua, thành phố Điện Biên nơi có đồng bào Thái sinh sống.
    - Nghiên cứu vai tṛ của người phụ nữ trong việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống này. Đề tài cũng sẽ đưa ra một số giải pháp để để phát huy vai tṛ của người phụ nữ trong nghề thủ công này, nhằm bảo tồn và phát triển nghề dệt; hướng nó trở thành yếu tố phát huy nguồn tiềm năng, nội lực của cộng đồng Thái vào việc tạo công ăn, việc làm; góp phần xóa đói giảm nghèo trong sự phát triển kinh tế - văn hóa – xă hội tại Noong Bua.
    5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Nghề dệt và vai tṛ của người phụ nữ Thái trong trong việc giữ ǵn văn hoá truyền thống ở Noong Bua, thành phố Điện Biên.
    Phạm vi nghiên cứu
    Về không gian: ở phường Noong Bua, thành phố Điện Biên.
    Về thời gian: Từ năm 1986 tới nay.

    6. Bố cục của khóa luận
    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của khóa luận được tŕnh bày trong 3 chương chính:
    Chương 1: Khái quát về người Thái Đen ở Noong Bua, thành phố Điện Biên
    Chương 2: Nghề dệt, may của người Thái Đen ở Noong Bua
    Chương 3: Vai tṛ của phụ nữ Thái trong nghề dệt, may truyền thống



    Chương 1
    KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI ĐEN
    Ở PHƯỜNG NOONG BUA, ĐIỆN BIấN

    1.1. Đặc điểm tự nhiên
    Phường Noong Bua là một trong 8 đơn vị hành chính thuộc thành phố Điện Biên Phủ (7 phường và một xă), được h́nh thành từ khi thị xă Điện Biên Phủ (nay là thành phố Điện Biên Phủ) được thành lập ngày 18 tháng 4 năm 1992. Phường được chính thức thành lập ngày 16 tháng 9 năm 2003. Toàn bộ đất đai, dân cư của phường trước khi trực thuộc thành phố là một bộ phận của xă Thanh Minh, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu trước đây.
    + Phía Đông: Giỏp xó Pu Nhi và xă Mường Phăng (huyện Điờn Biờn Đông)
    + Phía Bắc: Giáp phường Him lam, thành phố Điện Biên
    + Phía Nam: Giáp phường Nam Thanh, thanh phố Điện Biên
    + Phía Tây: Giáp phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên
    Phường Noong Bua có tổng diện tích đất đai tự nhiên là 1800 ha. Trong đó diện tích đất canh tác nông nghiệp là 443 ha. Trong diện tích đất nông nghiệp th́ diện tích trồng lúa nước là 89,4 ha và diện tích trồng lúa nương là 45 ha, c̣n lại là đất khác và đồi núi tự nhiên.
    Địa h́nh phường Noong Bua gồm hai vùng rơ rệt:
    * Vùng Thấp: là vựng cú địa h́nh tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt, độ dốc nhỏ dưới 15[SUP]0[/SUP], độ cao hơn 400 m so với mực nước biển, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch. Đặc biệt, phường Noong Bua là một phần của cánh đồng Mường Thanh với diện tích trên 4000 ha, là cánh đồng rộng nhất vùng Tây Bắc (nhất Thanh, nhỡ Lũ, tam Than, tứ Tấc), với khả năng sản xuất lương thực dồi dào cánh đồng Mường Thanh là vựa lúa của tỉnh Điện Biên.
    * Vùng núi cao: Gồm có 3 bản: Tà Lốnh, Nà Nghè, Kờ Nênh, với địa h́nh chủ yếu là đồi núi cao và đất dốc, thuận lợi cho sản xuất lâm nghiệp, trồng lúa nương, ngô, chăn nuôi đại gia súc.
    Đất đai ở đây có độ ph́ khá cao, được phân bố thành cỏc nhúm:
    - Nhóm đất mùn: phân bố ở các bản vùng cao và dọc ven chân đồi ở các bản vùng thấp
    - Nhóm đất phù sa: phân bố dọc theo hai con suối là suối con (huổi nọi) và suối lớn (hong phen). Sự ph́ nhiêu mầu mỡ của các loại đất này thích hợp cho sự phát triển cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và phát triển lâm nghiệp: lỳa, ngụ, khoai, sắn, đậu tương, khoai tây, cây chàm, cây bông .
    Khí hậu: ở Điện Biên nói chung và phường Noong Bua nói riêng đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và chia thành hai mùa rơ rệt:
    Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 5 dương lịch. Đó là mùa bắt đầu những tháng lạnh nhất và kết thúc những ngày nóng nực nhất vào tháng 9 theo lịch Thái.
    Về mùa khô, trong những thung lũng sáng sớm sương mù bao phủ, người ta chỉ trông thấy những ngọn núi trước mặt vào buổi trưa khi mặt trời đă lên cao
    Mùa đông tương đối lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng, mưa nhiều với các đặc tính diễn biến thất thường, phân hóa đa dạng, ít chịu ảnh hưởng của băo, nhưng chịu ảnh hưởng của gió phơn Tây Nam (gió lào) khụ, núng.
    Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 9, tháng 10 dương lịch. Khí hậu ẩm thấp, có nhiều lúc mưa kéo dài đổ xuống suốt mấy giờ liền, lại nhiều khi mưa dầm, rả rích lê thê kéo dài hàng tuần. Lũ lụt gây nên tai họa vào tháng 1 lịch Thái (tức tháng 7, tháng 8 dương lịch).
    Mùa khô lạnh ở Tây Bắc thường kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (dương lịch). Đặc điểm nổi bật của khí hậu Tây Bắc mùa này là khô và hanh kèm theo lạnh buốt. Có những tháng về mùa này ở Tây Bắc lượng mưa chỉ đạt tới 5mm - 20mm. vào những đợt rét nhất nhiều nơi có nhiệt độ trung b́nh xuống dưới 4-5[SUP]0[/SUP]C, kèm theo lạnh và sương mù dày đặc, gió bấc và sương muối.
    Nhiệt độ trung b́nh hàng năm khoảng 22,6[SUP]0[/SUP]C, cao nhất 36-37[SUP]0[/SUP]C, thấp nhất là 10 [SUP]0[/SUP]C, lượng mưa trung b́nh hàng năm khoảng 1500mm, độ ẩm trung b́nh 84 - 85%, số giờ nắng 1900-2000 giờ/năm.
    Vào thời điểm giao mùa, tức từ tháng 2- tháng 4 (dương lịch) ở Tây Bắc trời chuyển từ lạnh sang nóng. Vào thời gian này chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đem ở Tây Bắc rất cao, nhiều khi buổi trưa nhiệt độ lên tới 38[SUP]0[/SUP]C, nhưng về đêm nhiệt độ lại xuống chỉ c̣n 18-20[SUP]0[/SUP]C Chính khoảng cách chênh lệch này Tây Bắc hay có gió khụ, núng từ Lào thổi sang.
    Đặc điểm thời tiết khí hậu như trên đă ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cũng như tập quán của cư dân Tây Bắc. Xưa kia nhiều cộng đồng sống chủ yếu bằng canh tác cây lương thực trờn cỏc sườn dốc, kỹ thuật và nông cụ đơn giản. Họ phải dựa vào chế độ mưa nắng của tự nhiên. V́ thế, mùa mưa là mùa canh tác chính trong năm của họ, mùa khô cạn là mùa nông nhàn, khoảng thời gian dành cho cưới xin, làm nhà mới, tổ chức lễ hội, tham hỏi lẫn nhau.
    Như vậy, rơ ràng nông lịch của cư dân ở đây đều có dấu ấn rất đậm nét của chế độ thời tiết, khí hậu trong vùng. Mặt khác, các loại vật nuôi, cây trồng mà họ tuyển chọn, sử dụng hàng trăm năm qua đều là những giống cây trồng vật nuôi có đặc điểm thích hợp với khí hậu nóng ẩm, rét buốt của thiên nhiên. Hơn thế nữa, đặc điểm này của tự nhiên đă in đậm dấu ấn trong các tập quán sinh hoạt khác (ăn, mặc, ở, lễ tết, hội hè .) của họ.
    Vùng Điện Biên nói chung đă lắm đất, của lại nhiều. Lê Quư Đôn trong “kiến văn tiểu lục” đă nhận xét rất tinh tường: “Chơu này thế núi ṿng quanh, nước sông bao bọc, đồn sở ở giữa, ruộng đất bằng phẳng, màu mỡ, bốn bên đều chơn nỳi, đều phải đi một ngày đường, công việc làm ruộng bằng nửa công việc chơu khỏc mà số thu hoạch lại gấp đụi .”.
    1.2. Đặc điểm xă hội
    Nằm trong khu vực hội tụ đụng cỏc dân tộc anh em, song cư dân của phường Noong Bua chủ yếu là người Thái. Toàn phường có 734 hộ, dân số 3180 người, nam là 1589 người, nữ 1591 người. Trong đó, người Thái tập trung nhất là ở 4 bản: Noong Bua, Phiờng Bua, Hồng Lứu, Khe chít.
    Người Thái chiếm 60% dân số toàn phường, c̣n lại là người Kinh chiếm 30%, người Khơ-mú 10%, người Hmụng chiếm 5%, c̣n lại 5% là các dân tộc khác như người Tày, Nùng, Dao ., mật độ dân số là 87 người/km.
    Đời sống tinh thần của đồng bào Thái ở đây rất phong phú từ nghệ thuật dân gian đến phong tục tập quán, cũng như trong tín ngưỡng tôn giáo. Người Thái theo tín ngưỡng đa thần, xuất phát từ ngày xưa khi con người sống c̣n phụ thuộc vào tự nhiên nên họ sợ tất cả các hiện tượng tự nhiên từ mây, mưa, sấm, chớp .họ nghĩ rằng tất cả đều có thần linh hay đấng siêu nhiên cai quản. V́ vậy họ thờ cúng tất cả mong được cuộc sống b́nh yên và được phù hộ.
    Là cư dân nông nghiệp, nên hàng năm họ tổ chức các lễ hội liên quan đến nông nghiệp như lễ hội: cầu mùa, mừng cơm mới, để cầu mong cho mưa thuận gió ḥa, mùa màng tốt tươi, vạn vật sinh sôi nảy nở.
    Trải qua bao thăng trầm, biến cố của lịch sử, người Thái nơi đây vẫn giữ được nhiều lễ hội: xên bản, cầu mựa .cỏc lễ hội được tổ chức hàng năm và có ư nghĩa vô cùng to lớn trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân tộc Thái.
    1.3. Khái quát về người Thái Đen ở phường Noong Bua
    1.3.1. Tên gọi, dân số và sự phân bố
    Từ trước đến nay, người Thái ở Tây Bắc nói chung, ở Điện Biên nói riêng vẫn tự gọi là Côn Tay hay Phủ Tay (người Thái, trong đó: cônphủ = người;Tay = Thái), cũng giống như người Tày vùng Đông Bắc tự gọi là Cần Tày(người Tày). Có hai ngành Thái là: Thái Đen (Tay Đăm) và Thái Trắng (TayKhao/Đún).
    Ngành Thái Đen cư trú tập trung tại Thành phố Điện Biên Phủ, các huyện Tuần Giáo, Tủa Chùa, Mường Ẳng, Điện Biên, Điện Biờn Đụng; cũn ngành Thái Trắng cư trú tập trung tại thị xă Mường Lay các huyện Mường Nhé và Mường Chà.
    Ở phường Noong Bua (TP Điện Biên), theo số liệu thống kê của phường có 1590 người Thái, chiếm 50% dân số toàn phường, phân bố cụ thể ở các bản:
    Noong Bua: 464 chiếm 29,1%
    Phiờng Bua: 340 chiếm 21,38%
    Khe Chít: 365 chiếm 22,9%
    Hồng Lứu: 429 chiếm 26,98%
    1.3.2. Nguồn gốc lịch sử
    Nguồn gốc lịch sử của người Thái ở Việt Nam nói chung, người Thái ở Tây Bắc và tỉnh Điện Biên nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp. Bởi thế, cho đến nay, vẫn tồn tại hai loại ư kiến: một loại ư kiến cho rằng, ngành Thái Trắng (có thể cả một bộ phận của ngành Thái Đen) vốn có nguồn gốc bản địa. Vào đầu thiên niên kỷ I, tổ tiên của người Tày-Thỏi cổ, đă từng tham gia vào việc xây dựng quốc gia Âu Lạc của Thục An Dương Vương, sau đó, một bộ phận di cư sang phía tây, tách khỏi bộ phận gốc là người Tày hiện nay. Loại ư kiếnthứ hai cho rằng, người Thái ở vùng Tây Bắc Việt Nam vốn di cư từ miền tây nam tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) sang vào nhiều giai đoạn khác nhau. Loại ư kiến này được soi sáng bởi những ghi chép trong các tập sử thi như “Quam tô mương” (kể chuyện bản mường), “Tay pỳ xấc” (Chuyện cha ông đánh giặc) của người Thái Tây Bắc. Theo những ghi chép trong hai tập sử thi này, chúng ta biết được, người Thái di cư vào miền Tây Bắc Việt Nam làm nhiều đợt khác nhau, bắt đầu từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ XI.
    Theo tập sử thi “Quam tô mương”, bộ phận Thái Đen có mặt ở Mường Thanh, Điện Biên vào thế kỷ thứ X. Thời ấy, có một vị chủ tướng tên là Khun Bú Rụm, được sinh ra tại bản Na nọi (bản Ruộng Bé, nay thuộc xă Nà Tấu huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên), nơi có một phiến đá lớn tên là Đá Ang Nàng(Hin Chong Nang) vốn được người đời cho là "cái ang" của Mẹ Then tắm rửa cho chủ tướng khi mới sinh nở. Lớn lên, Khun Bú Rụm phát hiện ra đất Mường Thanh rộng lớn, bằng phẳng, ngài lập tức cho dơn Thỏi xuống khai khẩn thành cánh đồng rộng lớn. Về sau thấy đất Mường Thanh màu mỡ, người Lự mới di cư đến đây xây đắp nên Viờng Xam Mứn (thành "ba vạn"). Tương truyền, trong ṿng thành có 30.000 chiếc cối giă gạo. Đến thế kỷ XVIII, di tích này được ghi trong sử sách Việt Nam gọi là Tam Vạn Thành. Khun Bú Rụm cú 7 người con trai, anh cả là Khun Lũ đó đưa người Thái Đen từ đất Mường Thanh theo đoàn chinh chiến xâm nhập nước Lào. Quơn Thỏi Đen do Khun Ḷ chỉ huy đă đánh bại sức kháng cự của người Khạ tại nơi sông Nậm U đổ vào sông Mê Kụng (Pỏk U), do Khun Cán Hạng cầm đầu, chiếm được Mường Swa (Thái Đen gọi là Mường Sao Va), lập ra mường Xiờng Đông - Xiờng Thong theo đúng cung cách tổ chức một mường đóng vai trung tâm (Chiềng) của người Thái Đen xưa. Sau khi tiếp thu Phật giáo, Xiờng Đông - Xiờng Thong phát triển thành Mường Luông Pra băng, nghĩa tiếng Thái là "mường lớn có núi thiêng che chở". Người Thái Đen nơi đây chuyển thành người Lào và quên hẳn gốc Thái Đen của ḿnh trước kia.
    Theo Khun Bú Rụm, cũn cú một bộ phận Thái Đen di cư đến Mường Xang(Mộc Châu, Sơn La) vào thế kỷ XIV, theo sự dẫn dắt của vị thủ lĩnh tên là Pha nha Nhọt Chom Khăm. Khi đến đây đă có người Thái Trắng (Tay Khao) cư trú đông đúc. Chính bộ phận Thái Trắng này đă làm hậu thuẫn để thủ lĩnh Chom Khăm đánh bại người Xá lếm Xỏ lé và giành quyền làm chủ đất này. Hai bộ phận Thái này về sau hoà nhập thành Thái Trắng.
    Một bộ phận Thái Đen khác cũng h́nh thành xă hội bản - mường ở vùng Nặm Lài - Nong Se, Mường Tung Hoàng, Mường Ôm - Mường Ai, lưu vực thượng nguồn sông Hồng, thuộc tây nam, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Theo các tập sử thi Quam tô mương, Tay pỳ xớc và nhiều dă sử khác, vào khoảng thế kỷ XI, có hai thủ lĩnh tên là Tạo Xuụng Tạo Ngần thuộc ḍng dơi quư tộcMường Ôm - Mường Ai đất Tum Hoàng (Vân Nam, Trung Quốc) đă chỉ huy đội quân chinh chiến và dẫn dắt người Thái Đen gồm 12 họ gốc di cư xuôi dọc sông Thao (Hồng) đến Trỏi Hỳt (nay thuộc tỉnh Lào Cai) rồi rẽ vào Mường Min (Gia Hội - Tú Lệ) để rồi đến Mường Ḷ (huyện Văn Chấn, tỉnh Yờn Bái).
    Sau khi ổn định nơi cư trú, Tạo Ngần trở lại Mường Ôm - Mường Ai, rồi chuyển sang Mường Bo Té để nhường đất Mường Ḷ cho Tạo Xuụng chỉ huy người Thái Đen khai phá thành cánh đồng rộng lớn. Về sau, Mường Ḷ phát triển thành mường trung tâm, quy tụ dơn Thỏi cựng cỏc tộc người khỏc Thỏi ở mọi nơi. Từ đó, Mường Ḷ thành một chặng Quê Tổ của người Thái Đen.
    Từ Mường Ḷ, một bộ phận Thái tiếp tục thiên di ngược trở lại đầu "sông Thao nước đỏ", một hướng khác tiếp tục xuôi theo sông Hồng, lập raMường Hồng - Mường Hằng (huyện Trấn Yờn, Yờn Bỏi). Một hướng họ đi vào cánh đồng Mường Tấc để cộng cư và hoà nhập với người Thái Trắng (TayKhao) vốn có mặt từ trước.
    Sang thế kỷ XII, đoàn quân chinh chiến dưới sự chỉ huy trực tiếp của thủ lĩnh Lạn Chượng (Ḷ Lạn Chượng) con út của Tạo Ḷ, cháu đích tôn của Tạo Xuụng mở đường để đưa người Thái Đen từ Mường Ḷ và cỏc vựng hữu ngạn sông Thao, tràn vào miền lưu vực sông Đà, sụng mó và sông Nặm U. Sau 20 năm chinh chiến và di dân, đội quân Lạn Chượng đă chiếm được cánh đồngMường Thanh. Đến đây, người Thái Đen mới đến đă hoà nhập với bộ phận Thái Đen và người Lự vốn làm chủ nơi này trước đó.
    Nh́n chung, bắt đầu thế kỷ thứ XII trở đi, cỏc vựng người Thái ở Việt Nam đă ổn định nơi cư trú và bắt tay vào việc xây dựng bản mường của ḿnh. Buổi đầu khi mới làm chủ và xây dựng bản mường, miền Tây Bắc Việt Nam phân thành 3 vùng: Phía bắc, các mường của người Thái Trắng liên kết với người Lự quy tụ vào trung tâm Mường Lay, phía nam các mường Thái Đen và Thái Trắng cũng h́nh thành và quy tụ vào trung tâm Mường Xang (Mộc Châu) vàvùng giữa là các mường của người Thái Đen quy tụ vào trung tâm Mường Muổi (Thuận Châu).
    1.3.3. Đơn vị tụ cư và xă hội truyền thống
    Trong xă hội truyền thống của người Thái ở Tây Bắc nói chung và ở Phường Noong Bua nói riêng, thiết chế xă hội tự quản cơ bản của họ là Bản,Mường. Đứng đầu Bản là Tạo bản, trên bản là “Tạo Lộng” (cai quản một số bản).
    Được h́nh thành trong lịch sử tộc người, bản là một đơn vị tổ chức có cư dân ổn định, có ranh giới đất đai rơ rệt. Cộng đồng lănh thổ như thế đă in hằn thành khái niệm trong ư thức hệ truyền thống, nên mới có thuật ngữ biểu thị là “đin bản” (đất bản).
    Bản của người Thái thường được lập ở chơn nỳi, đồi, xung quanh các thung lũng, cánh đồng và phần lớn đều là những điểm tụ cư đông đúc, có bản lên tới vài trăm nóc nhà.
    H́nh thái tụ cư chủ yếu là mật tập. Theo tập quán, trong các bản người Thỏi, cỏc ngôi nhà được bố trí quay mặt ra ruộng, hoặc sông suối, dựa lưng vào núi đồi. Những ngôi nhà của các hộ gia đ́nh thường được dựng sát nhau ở trong t́nh trạng “nối chân cầu thang, liền rănh nước”. Tuy hướng các ngôi nhà trong bản không giống nhau, nhưng các ngôi nhà cạnh nhau không bao giờ nhà này đâm thẳng đầu đốc vào mặt tiền của nhà kia. Bản của người Thái cũng thường có nhiều gia đ́nh thuộc ḍng họ khác nhau cùng cư trú. Xưa kia, ḍng họ lớn hoặc ḍng họ có công dựng bản thường là những ḍng họ có thế lực trong bản. “Tạo Bản” thường là người thuộc ḍng họ đó.
    Bản người Thái thường đặt tên theo cây (Co Nghịu, Noong Bua, Co Chay, Co Cúm, Co Củ .), tên suối (Nậm Hà, Huổi Pốc .), tên ruộng (Nà Lơi, Nà Dạ, Nà Hang .), tên núi (Pự Mỏt, Pự Bin .), vị trí lập bản (Bản Cá, Bản Cang, Bản Tở, Chiềng Đi, Chiềng Hắc .), quan hệ giữa các bản (Bản Cốc, Bản Luồng, Bản Chiềng .) bằng tiếng Thái để đặt tên bản của ḿnh.
    Bản của người Thái xưa kia cũng có lănh địa riêng, ranh giới mang tính ước lệ thường là sông, suối, tảng đá, gốc cây cổ thụ .Mọi gia đ́nh đều có quyền khai thác, sinh sống trên lănh địa chung của bản. Các thành viên trong bản thường cố kết tương đối chặt chẽ với nhau trong các hoạt động của đời sống. H́nh thức giúp đỡ nhau theo kiểu “piến cồng” (đổi công) đă trở thành nổi tiếng, cho đến nay h́nh thức đó vẫn c̣n.
    Đứng đầu bản là “Tạo Bản”, sau đó đến “Tạo Lộng” cai quản một số bản và “Tạo Mường” là người có quyền hành cao nhất và cai quản tất cả các bản.
    Trong xă hội cũ, Mường thường có lănh địa là cả một vùng hoặc nhiều thung lũng rộng lớn, các bản trong vùng đều chịu sự quản lư của Mường. Đứng đầu toàn Mường là “Tạo Mường”
    Mường xưa kia do ḍng họ quư tộc, bao gồm họ gốc: Ḷ Cầm, phân chia thành: Cầm, Bạc Cầm, Điêu, Hoàng . cai quản.
    Theo tục lệ, hàng năm khi nhà “Tạo” có đám cưới, đám ma, hoặc dựng nhà, dựng cửa .thỡ dơn toàn bản, toàn mường phải có nghĩa vụ lao dịch và đóng góp.
    Cho đến trước 1954, về cơ bản xă hội Thái là chế độ “Ph́a Tạo”. Chế độ này đă từng được thực dân phong kiến sử dụng để cai trị nhân dân lao động. Sau khi miền Bắc được giải phóng, chế độ “Ph́a Tạo” cũng bị xóa bỏ, thay vào đó là cơ cấu hành chính bản, xă, phường, huyện, tỉnh của chế độ dân chủ cộng ḥa, nay là cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam.
    1.3.4. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xă hội
    * Về kinh tế
    Trước cách mạng tháng 8/1945 kinh tế của Noong Bua mang nặng tính tự cung tự cấp, cư dân chủ yếu làm nghề nông, làm ruộng một vụ, làm nương rẫy, săn bắt hái lượm và các nghề thủ công truyền thống, tiêu biểu là nghề dệt. V́ thế đời sống đồng bào rất khó khăn chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên. Khi thực dân Pháp chiếm đóng, công nghiệp hầu như chưa có ǵ, thương nghiệp chỉ mang tính trao đổi hiện vật, hoạt động chủ yếu bằng buôn bán hàng vặt được vận chuyển từ dưới xuụi lờn với gớa vô cùng đắt đỏ.
    Tuy nhiên từ mấy năm trở lại đây, bên cạnh các hoạt động sản xuất truyền thống đă xuất hiện thêm một số hoạt động kinh tế mới đưa lại hiệu quả cao như công - thương nghiệp, dịch vụ và du lịch.
    Năm 2005, trong cơ cấu kinh tế của phường:
    - Nông nghiệp chiếm 45%
    - Thương nghiệp chiếm 20%
    - Dịch vụ và du lịch chiếm 20 %
    - Các hoạt động khác chiếm 15%
    Phường Noong Bua là một phần của cánh đồng Mường Thanh, có ưu thế về sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi. Tổng sản lượng lương thực năm 2005 đạt 8 tấn, năm 2006 tăng lên 10 tấn, chiếm gần 10% sản lượng lương thực toàn tỉnh. B́nh quân lương thực hàng năm 70kg/người. Tổng giá trị sản phẩm xă hội năm 2005 đạt 15 tỉ đồng. Thu nhập b́nh quân đầu người năm 2005 đạt khoảng 2 triệu.
    * Về văn hóa, xă hội
    Phường Noong Bua hiện nay có 13 phố, bản. Từ phố 1 đến phố 6, c̣n lại là 7 bản (Noong Bua, Phiờng Bua, Tà Lốnh, Kờ Nênh, Nà Nghè, Khe Chít, Hồng Lứu), với số dân là 3180 người, trong đó có 1589 nam và 1591 nữ. Gồm có 4 dân tộc chính: Kinh, Thỏi, Hmụng, Khơ-mú. Ngoài ra cũn cú một số dân tộc khác nữa với số lượng người không đáng kể như Tày, Nùng, Mường, Hoa, Dao. Trong đó người Thái chiếm 50%, người Kinh 30%, Hmụng 5%, Khơ-mú 10%, các dân tộc khác 5%.
    Tuy có những phong tục tập quán khác nhau song các dân tộc ở phường Noong Bua đều có chung đặc điểm là cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cường dũng cảm trong đấu tranh cách mạng. Theo năm tháng, đồng bào các dân tộc phường Noong Bua đă hun đúc cho ḿnh một bề dày truyền thống văn hóa độc đáo và phong phú.
    Trong kho tàng văn hóa nghệ thuật của đồng bào các dân tộc phường Noong Bua, dân tộc Thỏi cú nền văn hóa phát triển sớm và độc đáo. Người Thỏi cú chữ viết riêng thuộc hệ chữ Phạn, đă ghi lại diễn biến, sự kiện về các lĩnh vực đời sống và các tác phẩm văn học có giá trị như: Xống chụ xon xao (Tiễn dặn người yêu), Khun Lú – Nàng Ủa, Ư Đón, Ư Đăm, Ư Nọi Nàng Xưa, trường ca Chương Han, truyện kể bản mường .
    Những câu chuyện, những bài hát ấy đă phản ánh chân thực cuộc sống, t́nh yêu thiên nhiên, đất nước, con người xứng đáng là những viên ngọc quư trong kho tàng văn học dân gian.
    Bên cạnh các tác phẩm văn học dân gian được lưu truyền, đời sống văn nghệ và trang phục của nhân dân các dân tộc phường Noong Bua cũng có nhiều nét đặc sắc. Các điệu múa x̣e, mỳa nún, mỳa sạp của người Thái cùng với các điệu mỳa ụ, mỳa khèn của người Hmụng, múa trống, múa tăng bu của người Khơ-mú . đều thể hiện sự duyên dáng, náo nức, rộn ràng trong ngày lễ hội. Trang phục của các dân tộc với những đường nét thêu hoa văn tinh tế trờn vỏy, ỏo, khăn Piờu .đó góp phần làm phong phú nền văn hóa đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc.
    Đến cuối năm 2005 có 100% số phố, bản của phường đă được phủ sóng phát thanh, truyền h́nh, có 1 trạm biến áp. Toàn phường có 22 đơn vị (13 phố, bản; 5 cơ quan; 4 trường học) đăng kí xây dựng bản làng văn hóa, cơ quan, trường học văn hóa. Có 7 phố, bản được công nhận đạt tiêu chuẩn phố, bản văn hóa cấp tỉnh, 13 phố bản đạt tiêu chuẩn phố bản cấp huyện, 5 trường học đạt tiêu chuẩn trường học cấp huyện, 734 hộ đạt tiêu chuẩn gia đ́nh văn hóa cấp cơ sở. Phường đă xây dựng được 1 nhà văn hóa cộng đồng phục vụ có hiệu quả cho các hoạt động văn hóa, giáo dục của nhân dân.
    * Về giáo dục, y tế
    Trước cách mạng tháng 8/1945 và trong kháng chiến chống thực dân Pháp, cuộc sống nhân dân các dân tộc phường Noong Bua gặp nhiều khó khăn, lạc hậu, tŕnh độ dân trí c̣n thấp. Trong thời gian thống trị (1890 – 1922) thực dân Pháp đă cho xây dựng một cơ sở y tế, giáo dục với nhỏ tại tỉnh lỵ và một vài huyện, trong đó có phường Noong Bua.
    Giáo dục
    Phường Noong Bua thời Pháp thuộc có một trường mầm non và 1 trường tiểu học dạy chữ quốc ngữ và tiếng Pháp. Khi “xứ Thái tự trị” được thành lập năm 1948, Phỏp đó chủ trương không mở mang việc học hành ở đây, nếu có th́ bỏ dạy bằng tiếng việt, thay thế bằng tiếng Thái. Đối tượng chủ yếu là con em tầng lớp trên, gia đ́nh công chức, quan lại khá giả, số lượng rất ít, con em lao động không đủ điều kiện vào học. V́ thế đa số nhân dân các dân tộc trong phường đều mù chữ, đặc biệt là vùng cao, Bọn thống trị c̣n lợi dụng tŕnh độ văn hóa thấp kém, nhận thức chậm chạp của nhân dân mà cố duy tŕ, khuyến khích những tập tục lạc hậu của chế độ phong kiến làm cho người dân chỉ biết phục tùng sự bóc lột và cai trị của thực dân Pháp và bọn phong kiến “ph́a tạo” tay sai.
    Sau giải phóng Điện Biên, công tác giáo dục đă được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển. Phong trào b́nh vụ học vụ đă phát triển ở 10 phố bản với 30 giáo viên. Đến tháng 1/1954 số lượng học sinh toàn chơu đó cú 400 em. Từ những hạt giống đầu tiên ấy, ngành giáo dục và đào tạo phường Noong Bua đó cú những bước tiến vượt bậc. Đến tháng 9/1999 Noong Bua được công nhận là đơn vị đạt chuẩn quốc gia về xóa mù chữ, Năm học 2004 – 2005 toàn phường có 4 trường học với 1200 học sinh. Phường đang tiếp tục đẩy mạnh phong trào xă hội hóa giáo dục, xây dựng trường chuẩn quốc gia, phổ cập trung học cơ sở.
    Y tế:
    Năm 1922 thực dân Pháp thành lập ở phường Noong Bua 1 trạm xá do 1 y tá người dân tộc phụ trách, chủ yếu để phát thuốc, tiờm phũng cho con em tầng lớp quan lại, vợ con binh lính. C̣n đại đa số nhân dân sống ở các bản xa trung tâm bị một số bệnh như: sốt rét, đậu mùa, phong, tả, lỵ đe dọa. Nạn hữu sinh vô dưỡng phổ biến trong nhân dân các dân tộc. Rất nhiều người dân đă chết v́ bệnh tật v́ không có thuốc và không được chữa trị kịp thời.
    Sau giải phóng, công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân càng được quan tâm. Cỏc phũng, ban y tế xă được thành lập tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám chữa bệnh của đông bào. Công tác vệ sinh phố, bản, đào giếng nước ăn, vệ sinh gia đ́nh . được đẩy mạnh. Hiện nay, bệnh viện đa khoa của tỉnh được xây dựng tại địa bàn của phường. Việc khám chữa bệnh cho người dân được thực hiện tốt hơn.
    Phường đă triển khai đồng bộ các chương tŕnh y tế quốc gia như: tiêu chảy, pḥng bệnh, kế hoạch hóa giỏ đỡnh. Duy tŕ thường xuyên công tác vệ sinh pḥng dịch, an toàn thực phẩm.
    Phường cũng đă triển khai thực hiện việc cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo theo nghị định 156 – CP, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, đồng bào dân tộc theo nghị định số 139 – TTG của Thủ tướng chỉnh phủ .
    Do làm tốt chính sách y tế nên công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được đảm bảo, góp phần đẩy mạnh sản xuất, chăn nuôi.
    Tóm lại, Noong Bua là một trong những phường nằm ở vị trí gần trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, với 4 dân tộc chính cùng sinh sống, trong đó người Thái chiếm 50% dân số và có lịch sử cư trú lâu đời trên mảnh đất này. Với vị trí như vậy, phường Noong Bua có rất nhiều điều kiện thuận lợi về phát triển sản xuất, đặc biệt là nghề dệt truyền thống.

    Chương 2
    NGHỀ DỆT, MAY CỦA NGƯỜI THÁI ĐEN Ở NOONG BUA

    2.1. Nghề dệt truyền thống của người Thái Đen
    2.1.1. Lịch sử của nghề dệt
    Nghề dệt của người Thái có từ bao giờ? không ai biết được v́ nguồn tài liệu thành văn ghi chép về tổ tiên nghề dệt hầu như không có, nếu có chỉ là nguồn tư liệu truyền miệng trong dân gian đă trở thành những truyền thuyết, huyền thoại được lưu truyền từ đời này qua đời khác.
    Truyện cổ của người Thái kể rằng: Thủa khai thiên lập địa người Thái chưa có quần áo mặc, có một nàng dâu xinh đẹp đi vào rừng chơi, thấy con tằm nhả tơ mới đem về dệt nên những tấm lụa thành quần áo để mặc. Để ghi nhớ ơn người phát hiện ra sợi tơ tằm dệt thành vải lụa giúp con người có quần áo mặc, người Thái trân trọng gọi nàng dâu là “Nang Mọn” và gọi con tằm nhả tơ là “Tô Nang” (Con tằm).
    2.1.2. Nguyên liệu dệt, nhuộm
    Từ lâu đời, người Thái đă biết sử dụng một số chủng loại cây trồng, vốn là của tự nhiên để thoả măn nhu cầu mặc và sinh hoạt hàng ngày. Đó là việc thuần dưỡng các loại cây bông, cơy dơu dựng làm nguyên liệu để tạo ra y phục và các loại đồ vải khác. Từ trước tới nay, sợi bông và sợi tơ tằm là hai loại nguyên liệu chính dể để ra vải mặc.
    * Cây bông
    Cây bông tiếng Thái gọi là “co phải”. Ở đây phổ biến hai loại bông là bông cỏ và bông luồi, đây là loại bông tồn tại lâu đời và phù hợp với đất đai, khí hậu miền núi Tây Bắc. Tuy nhiên người Thái ở đây vẫn thích giống bông cỏ hơn vỡ nó dễ trồng và cho năng suất cao hơn bông luồi.
    Theo tập quán, trước khi trồng bông, đồng bào tiến hành việc chọn đất. Ngạn ngữ Thỏi cú cơu: “Đất đen trồng bụng” (đin đăm pỳ phải). Đồng bào Thái Tây Bắc thích trồng giống bông cỏ. Vườn trồng bông có thể ở ngay cạnh nhà, nhưng chủ yếu đồng bào trồng bụng trờn nương. Đất trồng bông nh́n chung chiếm tỷ lệ nhất định so với toàn bộ diện tích canh tác. Ví dụ như ở bản Noong Bua tỷ lệ trồng bông khoảng 12%.
    Sau khi chọn được đất th́ đồng bào bắt đầu làm lể “hẹ hay”. Lễ “hẹ hay’ được người Thái ở đây chọn và những ngày tốt, cụ thể là ngày mùng 2 và mùng 4 âm lịch, khi trăng lên. Thủ tục bắt buộc là phải làm 4 cái “ta điờu” làm bằng tre đan h́nh mắt cáo, ṿng tṛn đường kính 20-30 cm. Lễ “hẹ hay” gồm các công đoạn như sau:
    Trước hết là dùng một cây tre dài 5m, bổ làm 5, chừa lại độ 80-1m.Trong đó 4 thanh được uốn xuống cắm vào đất, lấy 5 cái “ta điêu”(núi ở trên) buộc vào 4 thanh uốn và 1 thanh c̣n lại giữ nguyên cho thẳng đứng, ở ngọn buộc một bông lau. Cây tre này được dựng ở giữa nương, nơi g̣ đất cao càng tốt. Lễ “hẹ hay” với ư nghĩa là đuổi sâu bệnh, cầu cho mua thuận gió hoà, nương bông được tốt tươi, nở bông to.
    Sau lễ “hẹ hay” họ mới bắt đầu gieo những hạt bông đầu tiên. Trồng bông có thể ở trên nương cũng có khi trồng ở đất vườn quanh nhà và đồng bào thường chọn loại đất đen, tơi xốp, có độ ẩm cao. H́nh thức trồng là chọc lỗ tra hạt. Sau khi chọn ngày tốt cả gia đ́nh sẽ tiến hành lên nương, người đàn ông th́ cầm một đoạn cây dài tầm 1,2m, đầu vót nhọn và đi trước chọc lỗ, c̣n những người phụ nữ và trẻ em đi theo sau bỏ hạt bông vào các lỗ đó, mỗi lỗ họ tra 2-3 hạt bông sau đó lấp một lớp đất mỏng lên để tránh những con vật ăn hạt bông. Họ vừa chọc lỗ vừa cầu khấn, mong cho hạt bông nở to, mong cho nương bông tươi tốt và được mùa.
    Bông được làm cỏ 2-3 lần, khi cây bông cao ngang ngực th́ bắt đầu ra hoa và kết quả. Khi quả bông nở bung là lúc được thu hoạch, đồng bào thu hoạch bông bằng cách lấy tay hái từng quả. Bông nở`thành từng đợt, thường th́ đợt đầu là những quả bông to. Lỳc hỏi bụng đợt đầu cũng khấn và cầu mong cho bông nở rộ như sao, quả bông to hơn quả trứng và trắng như trăng rằm.
    Theo kinh nghiệm của người Thái, nếu trồng bông nơi đất tốt mỗi cây có thể cho thu hoạch từ 15-20 quả. Việc hỏi bụng được tiến hành và lúc 4-5h chiều. Đối với người trồng bông, nỗi lo lớn nhất khi gần đến vụ thu hoạch là gió lớn, v́ những cơn gió này có thể quấn theo rất nhiều bông.
    Bông hái về được để trong những cái nong, người Thái có kinh nghiệm phơi sương và phơi nắng những nong bông bao giờ bông nở hết mới thụi. Bụng có chất lượng tốt là loại bông trắng và xốp. Tiếp đó người ta bỏ lá, rồi phơi bông một ngày, tối ủ lại cho ấm để tách hạt v́ chỉ khi nào bông ấm mới tách được hạt ra. Trước khi tách hạt, họ phải chọn bụng. Bụng để se sợi phải là bông trắng, số lượng bông thu hoạch về không phải tất cả đều đạt tiêu chuẩn. V́ vậy, đồng bào phải phân loại để chọn bông tốt, loại bỏ bông đen, hỏng.
    Như vậy bông là khâu chuẩn bị nguyên liệu đầu tiên rất cơ bản và quan trọng để dệt.
    * Nuôi tằm và chế biến tơ tằm
    Cùng với nghề trồng bông, nghề trồng dâu nuôi tằm của người Thỏi đó cú từ rất lâu đời. Hầu như gia đ́nh nào cũng có một mảnh nương trồng dâu quanh nhà, ven bờ suối.
    Giống tằm được đồng bào nơi đơy nuụi cú đặc điểm là không chịu được nhiệt độ quỏ núng hoặc quá lạnh, nhiệt độ thích hợp cho chúng là 26-27[SUP]0 [/SUP]c.
    Khi kết thúc một lứa tằm, người ta thường giữ lại một số kén tằm (bao gồm cả kén tằm cái và kén tằm đực) để gây giống cho lứa sau. Kén tằm h́nh thoi, có màu vàng và màu trắng. Kén tằm sẽ nở thành ngài và chui ra khỏi kén trong khoảng 7-8 ngày. Gần đến ngày nở, người ta phải dùng một cái bỏt ỳp lờn kộn để con ngài nở ra không bay đi được và cho phối giống từng đôi một, tiếp đến họ vẫn phải ỳp bỏt để giữ con ngài ở trong đó đẻ trứng. Trong ṿng 3 ngày, mỗi con ngài sẽ đẻ được 2000-3000 trứng, sau đó chết. Chúng sẽ đẻ trứng vào những tờ giấy và được họ đựng vào những cái rổ, rá và tuyệt đối không để dưới đất mà treo cao và đậy thật kín, nhằm mục đích không cho những con côn trùng phá hoại. Sau khoảng 7 ngày những quả trứng đó sẽ nở thành tằm. Những con tằm khi mới nở giống như những con sâu nhỏ và có màu đen. Thức ăn duy nhất của chúng là lỏ dơu, mỗi ngày người ta cho chúng ăn chia làm 4 lần: buổi sáng, trưa, chiều và buổi tối. Lá dâu tằm ăn phải là lỏ dơu tươi và lau thật khô, nếu lỏ dơu bị ướt mà vẫn cho chúng ăn th́ tằm sẽ bị chết. Những con tằm nhỏ mới nở th́ khi đúi chỳng cú màu trắng, c̣n khi no chúng chuyển sang màu xanh. Tằm con mỗi ngày ăn hết khoảng7-8 kg lỏ dơu, cũn khi lớn chúng có thể ăn được rất nhiều và nhanh, mỗi ngày có thể ăn hết khoảng13-15 kg. Lúc tằm mới nở người ta thái nhỏ cho chúng ăn, c̣n khi chỳng đó lớn th́ để nguyên cả lá cho chúng ăn. Nếu tằm được ăn nhiều và hợp lư thỡ kộn tằm sẽ dày và cho nhiều tơ.
    Một tháng sau, tằm không ăn nữa mà bắt đầu vào làm kén. Tằm làm kén trong 3 ngày, sau đó họ thu gom lại những kén tằm và để trên gác bếp hoặc cất ở những nơi thật khô ráo. Khi đó cú kộn tằm th́ người ta bắt đầu vào công việc kéo sợi. Người Thái đun một nồi nước sôi to và luôn để trên bếp để duy tŕ nhiệt độ. Kén tằm được thả vào nồi từng nắm một, người ta dùng một cái guồng quay tơ và một cái cặp giữ kén, khi quay lấy sợi th́ người Thỏi dựng một tay để quay guồng kéo tơ, tay kia th́ kéo sợi từ cặp giữ kén và cứ như vậy những người phụ nữ Thái thoăn thoắt đôi tay chẳng mấy chốc đă được những sợi tơ tằm màu trắng, màu vàng lấp lánh.
    Hiện nay tại phường Noong Bua đă trồng được 3 nương bông và 2 nương trồng dâu, 1 nương trồng chàm với diện tích hơn 5 ha. Các nương này do hội phụ nữ của phường đứng ra tổ chức. Như vậy đă đáp ứng được những đơn đặt hàng của khách du lịch trong nước và quốc tế trong việc sử dụng nhưng nguyên liệu truyền thống để dệt vải và thêu khăn piờu. Đồng thời khuyến khích chị em phụ nữ sử dụng lại nguyên liệu truyền thống cùng với những nguyên liệu là sợi mậu dịch sẵn ở các cửa hàng của người Kinh dưới xuôi đem lên bán.
    Việc trồng bông cũng như trụng dơu nuôi tằm được người phụ nữ Thái nơi đây rất coi trọng vỡ đơy sẽ là công đoạn đầu tiên và quan trọng quyết định chất lượng của các sản phẩm dệt, thêu truyền thống.
    2.1.3. Công cụ và quy tŕnh tạo ra vải
    Sau khi đă chuẩn bị được những nguyên liệu đầu tiên th́ người Thái bắt đầu vào công việc biến những nguyên liệu đó thành sợi cho vào khung cửi để dệt. Từ bông với kỹ thuật thủ công, qua bàn tay lao động của người phụ nữ Thái những hiện vật của văn hoá trang phục cũng như những đồ dùng sinh hoạt khác xuất hiện. Đó thực sự là một chu tŕnh sản xuất với cỏc khơu công việc và tương ứng với cỏc khơu đó là những công cụ đặc trưng riờng, chỳng kế tiếp nhau trong một hệ thống.
    - Chọn, nhặt bông (lựa phải): Bông để rút sợi phải là bông trắng, xốp. Bông thu hoạch về không phải tất cả đều đạt tiêu chuẩn đó. Mặt khác trong quá tŕnh cất giữ ở nhà, chất lượng bông bị ảnh hưởng so với khi mới thu hoạch về. Bởi vậy trước khi đem cán, đồng bào tiến hành chọn bông tốt, loại bỏ những bông xấu và có màu đen
    - Cỏn bông (ỉu phải): Bông thu hoạch về c̣n cả hạt nên bước đầu tiên là phải tách hạt ra khỏi quả bông. Bông được cán qua một dụng cụ thủ công đơn giản, nó gần giống đồ ép mía, gồm hai giá đỡ cao khoảng 1m, được đóng chắc chắn với một chân gỗ h́nh chữ T. Giá đỡ là hai trục gỗ xẻ rănh được đặt sát nhau và được nối với tay quay. Khi ta quay hai trục gỗ này sẽ xoắn ngược chiều nhau ép cho hạt bông bật ra, c̣n lại là bông trắng theo miếng vải được đính ở dưới hai trục gỗ rơi xuống rổ. Hạt bông được tách ra th́ họ cất để làm giống cho vụ sau.
    - Bật bông (tháp phải): Bật bông là công việc làm cho bông tơi xốp, sau khi bụng đó được tách hạt người ta cho vào xôn (như sọt), rồi dùng dụng cụ người Thái gọi là “cồng tháp phải” để bật bông. Dụng cụ để bật bông là một cần, cần bật bông
    được cấu tạo bởi một chiếc thân và một chiếc dơy. Thơn cần là một thanh gỗ vừa chắc vừa dẻo, đoạn giữa h́nh trụ, hai đầu vót thon để đảm bảo độ bật của dơy, dơy cần thường làm bằng sợi gai để khi bật không bị đứt dây. Khi bật bông đồng bào cho bông và một cái sọt to sau đó dùng cần bật cho dây bắn vào các lớp bụng. Dơy cần bắn vào bông sẽ làm cho bông tơi xốp.
    - Quấn bông (lọ phải): Sau khi bông bật xong lúc này bụng đó tơi xốp, trước khi rút thành sợi phải qua một khâu gọi là quấn bông (lọ phải). Đây là khâu làm cho bông rời thành những cuộn bông nhỏ. Dụng cụ để cuốn bông là một miếng gỗ h́nh chữ nhật (tỷ lệ trên dưới 15cm x 20cm) và một chiếc que nhỏ vót trũn như chiếc đũa. Trước khi quấn đồng bào dải bông lên mặt gỗ, đặt đũa lên trên và lăn cho bông quấn xung quanh. Sau khi quấn xong họ rút que đũa ra quấn lượt khỏc. Cỏc con bông này được người Thái cất giữ cẩn thận cho chỳng luụn sạch trắng và tránh để gần lửa vỡ nó rất dễ cháy.
    - Kéo sợi (pắn phải): Từ những cuộn bông nhỏ được quấn ở trên họ dùng những cuộn bông này để rút thành sợi. Đây là một trong những công việc khó, mất nhiều thời gian và đ̣i hỏi một tay nghề khéo léo mới tạo ra được số lượng sợi cần thiết cho việc dệt vải. Người ta quay xa (la) để kéo và xe sợi từ các thỏi bông. Xa làm bằng gỗ và có trục quay bằng kim loại. Tay phải quay guồng xa làm cho kim xa có kẹp sẵn thỏi bông quay theo, trong khi tay trái kộo bụng ra chầm chậm, nghĩa là kéo đến đơu thỡ sợi được xe ngay đến đó. Kỹ thuật biến những lọn bông thành sợi dài, không bị đứt, sợi đều đó trở thành nghệ thuật của người phụ nữ Thái, đồng bào cú cơu:
    Yêu người nào khen người ấy đẹp
    Guồng kéo sợi người nào người ấy quen tay”
    Để tăng thêm độ bền cũng như độ dai của sợi bông thuận lợi cho việc dệt vải, người ta phải hồ sợi, người Thái gọi là “khả phải”. Đồng bào dùng gạo tẻ nấu cháo cho nhuyễn thành bột, sao đó cho sợi vào đan khoảng 2-3h, bắc ra để nguội rồi vớt ra phơi và đập nhiều lần bằng một thanh gỗ nhằm để cho sợi vải thật chắc, rồi sau đó phơi khô. Sau đó, sợi được cuốn vào một khung h́nh chữ I gọi là “pỡa” để tại thành cuộn. Thông thường kết thúc công đoạn này, người ta tháo cuộn sợi ra cất đi. Tuy nhiên sợi dùng để dệt vỏy thỡ đem nhuộm chàm. Tiếp theo là việc ngoắc. Trong tiếng Thái, thao tác này không có tên gọi, bởi chỉ là động tác ngoắc cuộn sợi vào một dụng cụ la “cồng quạng”. Sợi từ “cồng quạng” sẽ được kéo ra để cuộn vào chiếc suốt nhỏ lắp trên xa quay sợi. Thao tác kéo sợi ra để cuộn vào suốt như vậy gọi “piến phải”. Các suốt sợi này sẽ được cài vào lỗ đục của con thoi để dệt.
    - Dệt vải (tắm hỳk): Chiếc khung dệt khi chưa dàn sợi gọi là “ki”, khi đă dàn sợi gọi là “hỳk’, v́ thế thao tác dệt vải gọi là “tắm hỳk”. Khung cửi của người Thái là kiểu khung đứng, liên kết cố định nhiều chi tiết (4 cột, 2 thang trên, 2 thang dưới, thanh ngang, ván ngồi ) làm bằng gỗ hoặc bằng tre, sử dụng lâu năm. Trước khi dệt phải kéo dàn sợi (khền hỳk) với độ dài 10-15 sải tay, thường th́ họ dàn sợi dưới gầm sàn, xung quanh cột nhà. Sau khi đă dàn xong sợi dọc, người ta tháo sợi ra và bắt đầu cho vào khung cửi. Họ luồn sợi qua go (hưn) và bàn dập (phưm) rồi buộc cố định vào khung cửi.
    Như vậy, để có được một tấm vải để làm trang phục hoặc làm các đồ dùng khác trong gia đ́nh, người phụ nữ Thỏi đó phải trải qua rất nhiều công đoạn và đ̣i hỏi một tay nghề khéo léo, sự cần cù, chịu khó mới có thể làm nên những sản phẩm đẹp và độc đáo đến vậy. Chúng ta đang sống trong thời kỳ công nghiệp với sự phát triển cao của khoa học kỹ thuật, nếu nh́n lại những công cụ sản xuất trang phục và các đồ dùng sinh hoạt khác của người Thái như: cỏn bụng, bật bông, xa quay sợi, khung dệt thỡ thấy thật thô sơ. Nhưng đặt các công cụ đó trong thời kỳ “tiền công nghiệp” nhằm chế tạo ra vải thoả măn nhu cầu sinh học th́ giá trị đó thật lớn lao và đầy ư nghĩa. Tự tạo ra trang phục và các đồ dùng khác, cộng đồng Thái hoàn toàn tự chủ được cái mặc và những nhu cầu khác của cuộc sống.
    2.1.4. Nguyên liệu nhuộm
    Mặc dù thuốc nhuộm hóa học (công nghiệp) hiện nay có bán trên thị trường, nhưng người Thái vẫn sử dụng nhiều chất liệu sẵn có trong tự nhiên đế nhuộm sợi và vải. Một số loại cây như chàm, cà phê, trầu không, xoài được trồng xung quanh nhà hoặc trong vườn; một số khác được lấy trong rừng. Khi chế biến nguyên liệu nhuộm, người Thỏi cú sử dụng vôi tôi và nước gio làm phụ gia. Vôi là một loại xút có tác dụng tẩy tạp chất, làm sạch sợi tơ; c̣n nước gio vị chua mặn, có tác dụng hăm giữ màu bền lâu sau khi nhuộm.
    Sợi bông và vải dệt từ sợi bông thường được nhuộm chàm với sắc màu từ xanh đậm đến đen.
    Chàm là loại cơy thơn mềm, có nhiều khỳc. Cú hai loại chàm: biêng loại trồng trên đất khô, trồng bằng hạt, gieo mỗi hốc vài hạt; c̣n hỏm là loại trồng nơi đất ẩm, đặt vào các kẽ đá ở bờ lạch rồi lấy đá chèn lại.
    Một loại nguyên liệu phổ biến khác là vỏ cây thằng v́ (năng co phay) lấy trong rừng, cho màu đen. Trong một số trường hợp, người Thái nhuộm màu đỏ bằng cây phang (nhưng không phổ biến).
    Ngoài nhuộm chàm, người ta c̣n nhuộm quần áo nam giới và túi đeo bằng củ nâu rừng (mác bau), cho màu nâu sẫm.
    Sợi tơ tằm cũng thường được nhuộm bằng một số chế phẩm thực vật. Gỗ cây phang cho màu đỏ sẫm. Đây là loại cơy thơn cứng, mọc trong rừng hoặc trồng quanh nhà. Người ta chọn cây to, già, chặt thành từng khúc rồi băm nhỏ, đun kỹ với nước để nhuộm sợi. Ngoài ra, cánh kiến(chặng), một loại nhựa do côn trùng tiết ra, đem tán nhỏ, đun sôi trong nước rồi nhuộm cũng được màu đỏ sẫm. Cây xét cho màu da cam; đào lấy cả gốc, đem rửa sạch, cạo lấy vỏ, giă vụn và đun sôi trong nước rồi nhuộm. Để có màu da cam, người ta cũng hay dụng hạt cây xum pu (mọc trong rừng hoặc trồng quanh nhà). Cây pui, hay c̣n gọi là hẹm, thường mọc trong rừng già hoặc ở núi đá vôi, chế biến giống như với cây xét để nhuộm màu vàng tươi. Có nơi, người Thỏi dựng củ nghệ tươi, giă nát đun sôi để tạo màu vàng sẫm. Lá trầu không (bơ pu) giă lẫn với quả cau hay lá cây mượt mọc trong rừng để nhuộm màu xanh lá cây. Có nơi, người ta tạo màu xanh lơ từ lá cây muỗm/ xoài. Lá cà phê (baư cà phê) tươi, đun sôi với nước dùng nhuộm tơ tằm để có màu xanh nhạt.
    2.1.5. Kỹ thuật dệt, thêu
    2.1.5.1. Kỹ thuật nhuộm (nhọm)
    Nguyên liệu để tạo nên màu sắc trong các sản phẩm của người Thái đều được họ lấy từ thiên nhiên, nơi họ sinh sống và gắn bó. Đây không phải là công việc dễ dàng mà người Thỏi đó phải trải qua quá tŕnh t́m ṭi và thể nghiệm lâu dài mới có thể đúc rút ra được những kinh nghiệm đáng quư như vậy.
    Người Thái không có công thức nhuộm chung, việc sử dụng các nguyên liệu để nhuộm đều tuỳ thuộc và kinh nghiệm và hiểu biết của từng người. Có thể nhuộm ngay khi c̣n là sợi hoặc khi đă dệt thành vải, nhưng riêng đối với tơ tằm thường chỉ được nhuộm khi c̣n là sợi.
    Đối với sợi bông, trước khi nhuộm chàm bao giờ người ta cũng hồ sợi bằng cách luộc sôi gạo trắng với con sợi rồi giặt kỹ trong nước lă, để giúp cho sợi vải được mịn và chắc sợi khi dệt không bị đứt. Nếu muốn dệt vải đen, váy, khăn piờu, sợi trắng đă hồ phải đem nhuộm chàm. Lá chàm hái về, ngâm vào nước trong vại, sau 2-3 ngày (mùa hè) hoặc 5-6 ngày (mùa đông), th́ vắt lấy nước, bỏ phần xỏc lỏ, bột chàm sẽ lắng đọng thành cao dưới đáy vại. Trước khi nhuộm, cần hào thêm vào đó một ít nước vôi tôi và nước gio, khuấy đều lên cho đến khi có cục bọt nổi lên. Việc khuấy đều cũng cho thêm phụ gia nhiều hay ít tuỳ thuộc và kinh nghiệm, kỹ năng và thói quen của từng người. Khi nhuộm nhúng cả cuộn sợi và vại, dùng tay bóp kỹ và đều, sau đó lấy ra vắt kiệt nước, giặt sạch rồi phơi; nhuộm nhiều lần cho vải bền màu. Để nhuộm chàm được đẹp và màu sắc như mong muốn người nhuộm phải có bí quyết và phải kiêng một số điều nhất định. Ví dụ họ kiêng phụ nữ có chửa vào khuấy chum chàm, hay kiêng người lạ xem chum chàm của họ. Chính v́ vậy, trong bản thường chỉ có một vài người biết nhuộm đẹp.
    Người Thái ưa thích nhuộm sợi tơ tằm để lấy sợi thêu khăn piờu. Cơy phăng được chặt thành khúc nhỏ đun kỹ, sau đó cho sợi tơ tằm vào ngâm 2-3 tiếng sẽ cho màu đỏ thẫm, c̣n để tạo tạo màu da cam người Thái dung rễ cây “xột”, lấy lớp vỏ, giă nhỏ rồi cho sợi tơ vào đun kỹ, sau đó phơi khô.
    Từ nguyên liệu vải sợi bông hay tơ tằm, để xử lư vào yêu cầu thẩm mỹ của trang phục hay các đồ dùng khác, người Thỏi đó tạo ra các màu: Chàm, đỏ, vàng, đen, xanh, trắng
    Họ tạo thành mầu sắc bằng cách nhuộm vải bằng những cơy, lỏ hoặc tự trồng hoặc lấy từ rừng về và tạo theo phương thức truyền thống đó là:
    - Màu trắng (đón): Là màu để nguyên từ màu sợi bông.
    - Màu chàm (cham): Nhuộm sợi bông trắng với nước lá chàm.
    - Màu đỏ (đanh): Ngâm sợi bông vào nước cây “phăng” (co phang) hoặc cánh kiến, hoặc nước quả cây “xởm pỳ”.
    - Màu vàng (lương): Nhuộm sợi vào nước cây “hem” (co hem).
    - Màu đen (đăm): sau khi nhuộm chàm, đồng bào ngâm vào nước củ nâu “mak bau”.
    - Màu tím (pằng): Ngâm sợi vào nước cây “co dọng dảnh”.
    - Màu xanh (kheo): Ngâm sợi vào nước cây “co khẩu cắm”.
    Nếu dệt tấm thổ mặt chăn (nả pha) nền màu trắng và hoa văn màu đen (nả pha lao) th́ con sợi để làm hoa văn phải được nhuộm đen. sợi ấy đầu tiên phải được nhuộm chàm (cặn nin), sau đó ngâm qua nước củ nâu (lang bàu) và nhúng xuống bùn. Phương pháp này cũng được áp dụng cả trường hợp biến vải trắng thành vải đen. Nếu chỉ ngâm nước cây chàm th́ sợi hay tấm vải sẽ không có màu đen mà chỉ có màu xanh lam (xanh nin) và không bền màu.
    Ngày nay, việc sử dụng các sợi mậu dịch về dựng đó khỏ phổ biến trong các bản người Thái. V́ vậy, việc nhuộm vải bằng các loại nguyên liệu tự nhiên hầu như đă không c̣n phổ biến như trước kia nữa.
    Thật là cảm động và độc đáo, dân ca Thỏi cũn mượn cả h́nh ảnh của công đoạn dệt vải, nhuộm vải để diễn tả nỗi niềm chia ly của ḿnh khi không lấy được người ḿnh yêu. Điều đó cũng đủ thấy nghề dệt truyền thống của người Thỏi đó gắn bó với đời sống tộc người như thế nào:
    Ta yêu nhau cho kẻ khác lấy
    Ḷng rối như guồng rối
    Lũng chát như nước tro
    Đau xót như hoà cánh kiến hoà vôi
    Tiếc hối như pha nước chàm quá mặn
    (Dân ca)
    2.1.5.2. Kỹ thuật dệt (tắm hỳk)
    Để tạo ra một tấm vải đẹp với bàn tay khéo léo của ḿnh người phụ nữ Thỏi đó phải trải qua rất nhiều công cụ, đ̣i hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn.
    Khung cửi của người Thái là kiểu khung đứng, liên kết cố định nhiều chi tiết (4 cột, 2 thang trên, 2 thang dưới, thanh ngang, ván ngồi ) làm bằng gỗ hoặc bằng tre, sử dụng lâu năm
    Trong khung cửi theo kiểu h́nh khối chữ nhật, sợi được căng từ ở phía trên rồi kộo chộo xuống phía trước bụng người ngồi dệt. Người Thái buộc từng đầu sợi và lơi cuốn vải (xơ pặn). Khung dệt có một số chi tiết quan trọng như: một go chính, hai go phụ, hai que chia sợi, hai cần đạp chơn
    Hai go phụ (khau) dùng để bắt lóng và chia các sợi dọc. số lượng sợi dọc được chia đôi, đều nhau và đi qua hai “khau” theo nguyên tắc: cứ một sợi đi qua “khau” thứ nhất th́ sợi tiếp theo đi qua “khau” thứ hai cho đến hết. Hai cần đạp chân (tin nhăm) dùng để điều khiển hai go lên xuống khi dệt vải. Mỗi cần đạp nối với một go. Go chính (phưm) hay c̣n gọi là bàn dập sợi dùng để đẩy các sợi ngang do thoi đan qua vào nhau, vuông góc với các sợi dọc được giăng trên khung dệt để tạo thành vải. Mặt khác, “phưm” c̣n có tác dụng cố định khoảng cách của các sợi trên vải. Hai que chia sợi (láp phải) có tác dụng giữ cho sợi dọc được căng và luôn ở vị trí cách đều nhau. “Xơ pặn” là bộ phận cuộn vải được dệt xong và nó có thể di động được.
    Khi dệt, người phụ nữ Thái ngồi vào phía sau khung cửi, hai tay, hai mắt, hai chơn thao tỏc liên tục phối hợp nhịp nhàng. Cứ mỗi lần lao thoi ngang qua hai lớp sợi dọc th́ một lần dùng “phưm” dập sợi về phớ mỡnh. Tiếp đó lại dựng chơn điều khiển đưa các go phụ lên xuống theo chiều ngược lại và lao thoi
    Người Thái ở đây có 2 kiểu dệt là dệt trơn và khít
    - Dệt trơn (xan/mạn)
    Đây là kiểu dệt đơn giản nhất, có thể gọi là dệt trơn, chỉ là h́nh thức đan các sợi dọc và ngang theo kỹ thuật lóng mốt. Người ta thường dùng kỹ thuật này để dệt vải bụng thụ trắng, vải sọc.
    Các công đoạn chuẩn bị đă hoàn thành, người phụ nữ có thể bắt tay vào công việc dệt vải. Họ đạp bàn đạp cho hai luồng sợi so le nhau lên, xuống. Nếu muốn hạ sợi xuống, người ta đạp xuống, go phụ sẽ kéo một luồng sợi xuống thấp hơn so với vị trí của sợi được căng trên khung cửi. Khi đă đưa thoi qua, người dệt nhấc chân lờn, kộo go chính về phía ḿnh ngồi để đập sợi ngang vào khít nhau. Mức độ kéo go chính đập mạnh hay nhẹ là tuỳ thuộc vào ư định dệt vải dày hay thưa của người dệt. Khi làn sợi bị kéo xuống đă trở lại vị trí b́nh thường, người dệt đạp vào bàn c̣n lại để hạ luồng sợi thứ hai xuống, lao thoi qua, kéo go chính đập sợi. Khi dệt được dài th́ người dệt lại cuốn vải vào lơi “xơ pặn” và cứ tiếp tục dệt như vậy.
    - Kỹ thuật khít
    Là kiểu dệt phức tạp hơn, nếu muốn dệt hoa th́ khung cửi phải cú thờm cỏc bộ phận phụ. Các go phụ đóng vai tṛ rất quan trọng trong việc dệt hoa văn (khau khít).
    Để dệt những mẫu hoa văn, người ta cần phải có go hoa (khỏu khít) lắp vào khung cửi. Người Thái thường phải luồn từng sợi của go hoa qua dàn sợi trên khung cửi. Mỗi giá của go hoa được luồn qua hai sợi dọc rồi buộc vào giá treo phía trên. Sợi go này tiếp sợi go kia cho đến hết chiều rộng của khổ vải.
    Cách dệt hoa như sau: người ta lấy lóng đan líu từ trờn dơy đựng que đưa qua go hoa xuống dưới, cầm lóng đan gạt lên, gạt xuống dọc theo dàn sợi, dệt cho những sợi của go hoa tỏch đụi làm hai làn sợi ở trên và ở dưới. Những sợi go hoa phía trên giữ số sợi dệt c̣n lại ở vị trí b́nh thường. Người ta lấy tay đè nhẹ lên làn sợi để tạo ra khoảng cách giữa hai làn sợi, luồn lóng đan qua rồi gạt xuống phía dưới. Khi dệt, người ta đưa “pẻn ngáng” luồn theo lóng đan trên dàn sợi, dựng nó lờn, ngỏng rộng hai làn sợi dệt và đưa thoi qua. Cứ như vậy cho đến khi nào trên dàn sợi hết lóng đan th́ người dệt dệt xong được một mảng hoa văn.
    Nếu muốn dệt vải kẻ ô vuông th́ khi giăng sợi dọc vào khung cửi đồng bào giăng xen kẽ các sợi màu cần dệt. Tiếp đó khi dệt đồng bào điều chỉnh sọc ngang theo màu sợi mắc vào con thoi.
     
Đang tải...