Tiểu Luận Vai trò của người cha đối với việc giáo dục nhân cách của trẻ

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

    1.Lý do chọn đề tài
    Thế giới của chúng ta đã bước sang một trang mới,một thế kỉ mới_thế kỉ 21.Ở việt nam cũng như nhiều nước khác cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề thách thức.Trong đó nổi bật lên là vấn đề giáo dục nhân cách cho thế hệ tương lai của đất nước,có rất nhiều vấn đề được đặt ra: trầm cảm,loa âu, tự kỉ,các hành vi chống đối xã hội,tệ nạn xã hội
    Vì vậy cách giáo dục,định hướng của người lớn đối với trẻ là vô cùng quan trọng.Đặc biệt gia đình là cái nôi tâm lý đầu tiên của mỗi cá nhân,là tế bào của xã hội,nên gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.Nói đến sự phát triển của trẻ em,người ta hay đề cập đến vai trò của người mẹ,tuy nhiên người cha cũng đóng một vai trò vô cùng to lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.Tác giả D.Burlingham và A.Freud trong công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra “ Bắt đàu từ năm thứ hai,tình cảm của đứa con dành cho người cha sát nhập vào đời sống tình cảm của nó và trở thành một phần cần thiết của những lực phức tạp góp phần tạo nên tính tình và nhân cách của đứa con”.Người ta thường nói trẻ em giống như một cây tre non vì thế khi các em có nhận thức chưa đúng đắn,hành vi sai lệch thì dễ uốn nắn hơn còn khi chúng đã trưởng thành thì rất khó thay đổi.Vì vậy việc giáo dục tốt ngay từ nhỏ sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển ở những giai đoạn sau
    Bên cạnh những người cha biết quan tâm,chia sẻ với con thì vẫn còn rất nhiều người vẫn chưa làm tròn trách nhiệm của mình.Vậy để biết được người cha có vai trò như thế nào đối với việc giáo dục nhân cách cho trẻ,cần có những nghiên cứu cụ thể
    2.Đối tượng nghiên cứu
    Vai trò của người cha đối với việc phát triển nhân cách của trẻ
    3.Nhiệm vụ nghiên cứu
    Nghiên cứu vai trò của người cha trong việc giáo dục nhân cách của trẻ để từ đó đề xuất một số kiến nghị,nhằm đưa ra những lời khuyên cho những bậc làm cha trong việc dạy dỗ con em mình
    4.Phương pháp nghiên cứu
    - Nghiên cứu tài liệu
    - Phương pháp quan sát
    5.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Nghiên cứu vai trò của người cha
    Từ trước đến nay vấn đề giáo dục gia đình và vai trò của người cha trong việc giáo dục con cái đã được nhiều nhà khoa học quan tâm
    -Ở nước ngoài có: Khổng Tử,Mạnh Tử,sau này có J.J.Rut xô,S.Simon, Họ đều là những nhà giáo dục học,tâm lý học nổi tiếng
    -Trong nước: cũng có nhiều tác giả cho xuất bản các đầu sách về gia đình như: Nguyễn Khắc Viện,Nguyễn Thị Đoan,Trần Trọng Thủy
    6.Các khái niệm cơ bản
    6.1. Khái niệm “ giáo dục”
    - Có quan điểm cho rằng:
    . Giáo dục (theo nghĩa rộng): là quá trình tác động có mục đích,có tổ chức,có kế hoạch,có nội dung có phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được giáo dục tại các cơ sở giáo dục nhằm hình thành nhân cách của họ
    . Giáo dục ( theo nghĩa hẹp): là quá trình hình thành cho người được giáo dục lý tưởng,động cơ,tình cảm,niềm tin,những nét tính cách của nhân cách,những hành vi thói quen,cư xử đúng đắn trong xã hội
    - Theo từ điển tâm lý học_ Vũ Dũng: “ giáo dục là hoạt động có mục đích,có kế hoạch nhằm truyền lại cho thế hệ sau mọi kinh nghiệm mà các thế hệ trước đó tích lũy được,hình thành nhân cách của con người theo những yêu cầu của xã hội,chuẩn bị cho họ có kiến thức,tâm thế tham gia vào cuộc sống xã hội và hoạt động lao động sản xuất”
    6.2 Khái niệm “trẻ em”
    Có quan điểm cho rằng “Trẻ con chỉ là người lớn thu nhỏ lại” nghĩa là sự khác biệt giữa trẻ em và người lớn chỉ là khác về lượng chứ không khác về chất
    Ngành xã hội học xác định trẻ em là những người có vị thế và vai trò khác người lớn
    Trong tâm lý học: khái niệm trẻ em được dùng để chỉ giai đoạn đầu của sự phát triển tâm lý,nhân cách con người.Đó là sự phát triển tâm lý của trẻ em trong độ tuổi từ khi lọt lòng mẹ đến tuổi dậy thì
    Độ tuổi của trẻ em cũng được qui định theo mỗi quốc gia và nền văn hóa,xã hội.Tại Việt Nam theo điều 1-luật bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em quyết định “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 18 tuổi”
    6.3. Khái niệm “nhân cách”
    Nhân cách là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học như: Triết học,Xã hội học,Luật học Đối với mỗi nghành khoa học khác nhau nhân cách lại được nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau.Trong tâm lý học vấn đề nhân cách cũng mang một số nét đặc trưng.Ở đây nhân cách phải được nghiên cứu trong sự giao tiếp của cá nhân này với cá nhân khác,nhân cách phải được đặt trong hoàn cảnh cụ thể của một nhóm xã hội nào đó
    Có nhiều cách định nghĩa và quan niệm khác nhau về nhân cách.Ngay từ năm 1949 G.Allport đã dẫn ra trên 50 định nghĩa khác nhau của các nhà tâm lý học về nhân cách
    Hiện nay có rất nhiều các lý thuyết khác nhau về nhân cách trong khoa học tâm lý,có thể nêu một số thuyết sau:
    .Thuyết phân tâm của S.Freud cho rằng: “Nhân cách đó là những tình cảm,những cố gắng và những tư tưởng phát sinh từ những mâu thuẫn giữa tính hiếu chiến của chúng ta,động cơ thúc đẩy việc tìm kiếm để thỏa mãn nhu cầu một cách sinh học và sự kiềm chế xã hội chống lại chúng”
    . Ngoài ra có thuyết siêu đẳng và bù trừ của A.Adler,thuyết lo lắng của K.Horney,thuyết phát huy bản ngã của A.Masslow,thuyết đặc trưng của G.Allport,lí thuyết nhân cách của các nhà tâm lý học xô viết: A.N.Lêônchiev,A.V.Pêtrôvxki
    .Quan điểm sinh vật hóa nhân cách: coi bản chất nhân cách nằm trong các đặc điểm hình thể(Krestchmev),ở góc mặt(C.Lombrozo),ở thể trạng(Sheldon)
    .Quan điểm xã hội hóa nhân cách lấy các quan hệ xã hội(gia đình,họ hàng,làng xóm ) để thay thế một cách đơn giản,máy móc các thuộc tính tâm lý cá nhân
    . “ Nhân cách là một cá nhân có ý thức,chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định” ( A.G.Coovaliôv)
    . Theo từ điển tâm lý học_Vũ Dũng: “ Nhân cách là hiện tượng xã hội,con người sống cụ thể,làm chủ ý thức và tự ý thức”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...