Luận Văn Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự

    MỤC LỤC
    LỜI NÓI ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài .1


    2. Tình hình nghiên cứu 1


    3. Phạm vi nghiên cứu 2


    4. Mục đích nghiên cứu 2


    5. Phương pháp nghiên cứu 2


    6. Bố cục đề tài 2


    CHƯƠNG 1


    LÝ LUẬN CHUNG VÈ NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ


    1.1. Lược sử hình thành và phát triển chế định về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự 3


    1.1.1. Giai đoạn trước năm 1945 3


    1.1.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 4


    1.1.3. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay 5


    1.2. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo pháp luật hiện hành .5


    1.2.1. Khái niệm về quyền bảo vệ 6


    1.2.2. Khái niệm về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự .6


    1.2.3. Phân loại người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 7


    1.2.4. Những trường hợp không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự .10


    1.3. Quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ trong tố tụng dân sự 14


    1.3.1. Quyền của người bảo vệ trong tố tụng dân sự 14


    1.3.2. Nghĩa vụ của người bảo vệ trong tố tụng dân sự 17


    1.4. Chức năng của người bảo vệ trong tố tụng dân sự .19


    1.5. Sự cần thiết của việc nghiên cứu về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự 20


    CHƯƠNG 2


    VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ Ở CÁC GIAI ĐOẠN TỐ TỤNG TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ


    2.1. Khái niệm chung về đương sự .21


    2.1.1. Nguyên đơn trong vụ án dân sự 21


    2.1.2. Bị đơn trong vụ án dân sự .22

    2.1.3. Người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự 22


    2.2. Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ở giai đoạn khởi kiện 23


    2.2.1. Khái niệm về khởi kiện 23


    2.2.2. Tư vấn pháp lý cho đương sự về khởi kiện .23


    2.2.3. Người bảo vệ trong việc thu thập chứng cứ liên quan đến vụ án .26


    2.2.4. Người bảo vệ khởi kiện thay đương sự .28


    2.3. Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ở giai đoạn hòa giải 29


    2.3.1 Khái niệm về hòa giải .29


    2.3.2. Người bảo vệ là người tham vấn luật cho đương sự .30


    2.3.3. Tư vấn pháp lý cho đương sự về hòa giải .30


    2.4. Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm 31


    2.4.1. Khái niệm về phiên tòa sơ thẩm 31


    2.4.2. Tư cách của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm .31


    2.4.3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia phiên tòa sơ thẩm .32


    2.5. Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tòa phúc thẩm .37


    2.5.1. Khái niệm về phiên tòa phúc thẩm 37


    2.5.2. Người bảo vệ giúp đương sự trong việc kháng cáo .37


    2.6. Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật .42


    2.6.1. Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ở giai đoạn giám đốc thẩm .43


    2.6.2. Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ở giai đoạn tái đốc thẩm .44


    CHƯƠNG 3
    THỰC TRẠNG VÈ NGƯỜI BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA ĐƯƠNG SỰ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ


    3.1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự giai đoạn hiện nay
    3.1.1. Thực trạng về người bảo vệ giai đoạn hiện nay 47


    3.1.1.1. Thực trạng về số lượng người bảo vệ giai đoạn hiện nay 47


    3.1.1.2. Thực trạng về chất lượng người bảo vệ giai đoạn hiện nay


    3.1.1.3. Phẩm chất của người bảo vệ trong giai đoạn hiện nay .52

    3.1.1.4. Nhiều vụ án chưa có người bảo vệ 54


    3.1.1.5. Tiền thù lao của người bảo vệ 55


    3.1.2. Thực trạng về người tiến hành tố tụng giai đoạn hiện nay 56


    3.1.2.1. Người tiến hành tố tụng vi phạm thủ tục tố tụng .56


    3.1.2.2. Người tiến hành tố tụng sử dụng thiết bị liên lạc tại phiên tòa 58


    3.2. Một số vướng mắc về kỹ thuật lập pháp và hướng hoàn thiện về người bảo vệ trong tố tụng dân sự 60


    3.2.1. Quyền của người bảo vệ hạn chế hơn đương sự 60


    3.2.2. Người bảo vệ trong việc thu thập chứng cứ 61


    3.2.3. Vai trò của người bảo vệ ở các giai đoạn tố tạng 65


    3.2.3.1. Người bảo vệ trong việc khởi kiện thay đương sự .65


    3.2.3.2. Người bảo vệ tham gia vào việc hòa giải 66


    3.2.3.2. Người bảo vệ ở giai đoạn giảm đốc thẩm, tải đốc thẩm 69


    3.2.4. Chế định điều chỉnh về việc công dân Việt Nam làm người bảo vệ 71


    3.2.5. Vai trò của người bảo vệ tại phiên tòa 73


    KẾT LUẬN .75


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI NÓI ĐẰU


    1. Lý do chọn đề tài


    Trong xu thế đất nước đang trên đà phát triển và hội nhập vào sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới, thì những tranh chấp trong lĩnh vực dân sự phát sinh ngày càng nhiều. Để đảm bảo việc giải quyết tranh chấp được nhanh chóng, công bằng, đảm bảo được quyền lợi của các bên đương sự thì cần phải có sự giúp đỡ của người am hiểu về pháp luật, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự thì người am hiểu pháp luật và có thể tham gia bảo vệ là ‘‘luật sư, công dân Việt Nam ”J. Việc pháp luật quy định về việc người bảo vệ tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia của người bảo vệ, cụ thể như: tham gia khởi kiện, thu thập chứng cứ, tham gia tranh luận tại phiên tòa. Thông qua phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng cho rằng “khi mà nhu cầu về bảo vệ quyển lợi chỉnh đáng của doanh nghiệp, người dân, nhu cầu về tư vấn, xây dựng pháp luật đang ngày một tăng lên, việc chủ trọng đến vai trò, vị trí cũng nhu tăng cường sổ lượng, chất lượng đội ngũ luật sư cần được Chỉnh phủ cũng như các cấp, ngành và chỉnh giới luật su đặc biệt quan tâm’’2. Vai trò của người bảo vệ càng được khẳng định. Trên thực tế, vai trò của người bảo vệ trong tố tụng dân sự khá mờ nhạt: do sự nhận thức của người dân về người bảo vệ còn hạn chế, những tranh chấp trong lĩnh vực dân sự chủ yếu liên quan đến quyền nhân thân và tài sản nên đa phần là các bên đương sự tự hòa giải. Vai trò của người bảo vệ tại phiên tòa cũng chưa cao: người bảo vệ tham gia phiên tòa để tranh luận, đối đáp, xác minh tính hợp pháp của chứng cứ và đưa ra hướng giải quyết vụ án với Hội đồng xét xử còn phán quyết sau cùng thuộc về Hội đồng xét xử, cho nên vai trò của người bảo vệ tại phiên tòa thường mang nhiều tính hình thức. Người viết chọn đề tài ‘‘vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong luật tổ tụng dân sự” để nghiên cứu, làm rõ vai trò của người bảo vệ, để đưa ra hướng giải quyết một cách hợp lý.


    2. Tình hình nghiên cứu


    Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự là một đề tài có phạm vi nghiên cứu tương đối rộng, có nhiều điều để nghiên cứu. Trên thực tế, việc nghiên cứu về người bảo vệ trong tố tụng dân sự chưa nhiều, việc nghiên cứu thường chỉ tập trung vào một đối tượng cụ thể được làm người bảo vệ trong tố tụng dân sự (luật sư) với từng lĩnh vực nhất. Việc ít người nghiên cứu về người bảo vệ trong tố tụng dân sự là do vai trò của người bảo vệ trọng tố tụng dân sự còn mờ nhạt, chưa được sự quan tâm nhiều so với người bào chữa trong tố tụng hình sự, dẫn đến việc nghiên cứu về người bảo vệ trong tố tụng dân sự còn tương đối ít.


    3. Phạm vi nghiên cứu


    Đề tài “vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự” người viết tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận, vai trò của người bảo vệ ở các giai đoạn tố tụng, phân tích các quy định của pháp luật, làm rõ thực trạng, những vướng mắc, để từ đó đưa ra hướng giải quyết để hoàn thiện về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự.


    4. Mục đích nghiên cứu


    Người bảo vệ trong tố tụng dân sự là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Giúp đương sự trong việc khởi kiện, thu thập chứng cứ, tham gia tranh luận tại phiên tòa. Mục đích của việc bảo vệ là nhằm xác minh tính hợp pháp của chứng cứ, để đưa ra đề xuất với Hội đồng xét xử hướng giải quyết vụ án, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Nhưng vai trò của người bảo vệ tại phiên tòa còn mờ nhạt, tiếng nói chưa có nhiều trọng lượng, quy định của pháp luật về người bảo vệ còn hạn chế. Việc người viết chọn đề tài này nhằm phân tích, làm rõ vai trò của người bảo vệ trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bị xâm phạm. Ngoài ra, người viết còn muốn làm rõ nguyên nhân dẫn đến vai trò của người bảo vệ tại phiên tòa còn thấp, để từ đỏ đưa ra hướng hoàn thiện.


    5. Phương pháp nghiên cứu


    Việc nghiên cứu phải dựa vào nhiều phương pháp, ở đây người viết dựa trên cơ sở phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu, cụ thể là: phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích luật viết, phương pháp chuyên gia.


    6. Bố cục đề tài


    Dựa vào phạm vi nghiên cứu, người viết cơ cấu đề tài ra làm ba chương:


    Chương 1: lý luận chung về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong tố tụng dân sự.


    Chương 2: vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ở các giai đoạn tố tụng trong tố tụng dân sự.


    Chương 3: Thực trạng về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...