Luận Văn Vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự

    LỜI MỞ ĐẦU 1


    Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VÈ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA


    TRONG TÓ TỤNG HÌNH SỰ 3


    1.1 .Khái niệm chung 3


    1.1.1 .Một số khái niệm cơ bản .3


    1.1.1.1 .Khái niệm bào chữa .3


    1.1.1.2. Khái niệm quyền bào chữa .4


    1.1.1.3. Khái niệm người bào chữa 5


    1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của người bào chữa 8


    1.1.2.1 .Chức năng của người bào chữa 8


    1.1.2.2.Nhiệm vụ của người bào chữa .11


    1.2. Bản chất pháp lý của hoạt động bào chữa .15


    1.2.1 .Chứng minh sự vô tội của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo 16


    1.2.2. Giảm nhẹ bản án của người được bào chữa 19


    Chương 2:VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH


    Sự .22


    2.1. Vai trò của người bào chữa trong việc bảo vệ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo .22


    2.1.1 .Khái niệm người bị tạm giữ, bị can, bị cáo .22


    2.1.1.1. Người bị tạm giữ 22


    2.1.1.2. Bị can .23


    2.1.1.3. Bị cáo .23


    2.1.2. Hoạt động bảo vệ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo của người bào chữa 24


    2.1.2.1 .Hoạt động bảo vệ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo của người bào chữa ở giai đoạn khởi tố 24


    2.1.2.2. Hoạt động bảo vệ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo của người bào chữa ở giai đoạn điều tra 27


    2.1.2.3. Hoạt động bảo vệ người bị tạm giữ, bị can của người bào chữa


    ở giai đoạn truy tố .31


    2.1.2.4. Hoạt động bảo vệ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo của người bào chữa ở giai đoạn xét xử sơ thẩm .33


    2.1.2.5. Hoạt động bảo vệ bị cáo ở giai đoạn xét xử phúc thẩm .39


    2.1.2.6. Hoạt động bảo vệ người bị kết án ở giai đoạn giám đốc thẩm, tái


    thẩm 42

    2.2. Vai trò của người bào chữa trong việc bảo vệ quá trình tố tụng được chính xác, khách quan .45


    2.2.1. Người bào chữa tham gia vào các hoạt động tố tụng để bảo vệ tính chính xác của quá trình tố tụng 45


    2.2.2. Người bào chữa trong việc bảo vệ tính khách quan trong quá trình tố tụng .47


    2.2.3. Người bào chữa trong việc khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của


    cơ quan, người cỏ thẩm quyền tiến hành tố tụng 48


    2.2.4. Người bào chữa trong việc kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần, thể chất .49


    Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC VƯỚNG MẮC VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY, ĐỀ XUẤT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP 52


    3.1. Thực trạng về người bào chữa của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay .52


    3.1.1. Thực trạng về số lượng của người bào chữa trong giai đoạn hiện nay 52


    3.1.2. Thực trạng về chất lượng của người bào chữa trong giai đoạn hiện nay . 54


    3.2. Một số vướng mắc và những giải pháp về vai trò của người bào chữa trên thực tế và theo quy định của luật hiện hành .56


    3.2.1. Một số vướng mắc về vai trò của người bào chữa trên thực tế và theo quy định của luật hiện hành .57


    3.2.1.1. Những hạn chế trong việc thực hiện quyền bào chữa 57


    3.2.1.2. Những khó khăn trong việc người bào chữa được cấp giấy chứng nhận bào chữa 64


    3.2.1.3. Người bào chữa có quyền rộng hơn bị can, bị cáo 68


    3.2.2. Một số giải pháp về vai trò của người bào chữa trên thực tế và theo quy định của pháp luật hiện hành 69


    3.2.2.1. Cần có quy định rõ hơn về quyền bào chữa và về việc cấp giấy chứng nhận bào chữa 69


    3.2.2.2. Chú trọng hơn hoạt động bào chữa và chất lượng bào chữa 70


    3.2.2.3. Cần mở rộng phạm vi những người có quyền tham gia tố tụng với tư cách người bào chữa .72


    KẾT LUẬN 73


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Trong chế độ Xã hội chủ nghĩa các quyền con người luôn được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Trong các quyền đó thì quyền bào chữa được ghi nhận trong Hiến pháp là một điều quan trọng và cần thiết. Ở Điều 132 Hiến pháp 1992 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quy định quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Quyền bào chữa là cơ sở của các quyền khác mà pháp luật quy định cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo khi tham gia tố tụng hình sự.


    Phát triển và cụ thể hóa nguyên tắc nói trên, pháp luật tố tụng hình sự đã quy định một cách hệ thống các quyền tố tụng mà người bị tình nghi (người bị tạm giữ, bị can, bị cáo) có thể sử dụng để đưa ra những lý lẽ và chứng cứ để bào chữa cho mình. Điều 11 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định: “Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra, Viện kiểm, sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can, bị cảo thực hiện quyền bào chữa của họ theo quy định của Bộ luật này. ” Trong một số điều luật, đặc biệt là các Điều 48- 49- 50 Bộ luật tố tụng hình sự, quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đã được quy định tương đối đầy đủ. Như chúng ta đã biết không phải bất cứ người bị tình nghi nào cũng có thể tự bào chữa cho mình, mà thông thường họ thường nhờ người có khả năng hiểu biết pháp luật để bào chữa thay cho họ. Luật gọi những người này là người bào chữa. Vì vậy, để đảm bảo quyền bào chữa cho người bị tình nghi pháp luật tố tụng hình sự cho phép họ mời người bào chữa. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa khi tham gia vào quá trình tố tụng hình sự cũng được luật quy định khá cụ thể ở các Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự 2003.


    Đảm bảo quyền bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo không chỉ là một nguyên tắc hiến định mà còn là một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng hình sự. Vì bất kỳ sự vi phạm nào về nguyên tắc này trong quá trình giải quyết vụ án hình sự đều có thể là một trong những nguyên nhân dẫn tới hậu quả xấu không chỉ đối với người bị tình nghi mà còn ảnh hưởng xấu đến uy tín của các cơ quan bảo vệ pháp luật nói chung và của Nhà nước nói riêng. Với tinh thần của cải cách tư pháp hiện nay chúng ta muốn quán triệt Nghị quyết 08-TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về việc giải quyết vụ án hình sự phải chủ yếu dựa vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa thì sự tôn trọng nguyên tắc nói trên càng mang tính chất thiết thực hơn bao giờ hết. Và tầm quan trọng của người bao chữa cũng được xác định rõ hơn và quan trọng hơn.


    Xuất phát từ tầm quan trọng của người bào chữa là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tình nghi trong quá trình tố tụng hình sự và góp phần bảo vệ quá trình tố tụng được chính xác khách quan, tránh làm oan người vô tội, tránh bỏ lọt tội phạm. Do đó tôi chọn đề tài “Vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự” để lảm luận văn tốt nghiệp cho mình.


    2. Phạm vỉ nghiên cứu của đề tài


    Khi nói đến người bào chữa là chúng ta luôn nghĩ đến họ gắn liền với việc giúp cho người bị tình nghi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, bảo vệ quá trình tố tụng, trợ giúp pháp lý, .


    Với bài viết này tác giả chỉ tập trung đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận, chức năng, nhiệm vụ, bản chất pháp lý của người bào chữa, phân tích các quy định của pháp luật và việc áp dụng các quy định này vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và đề ra một số giải pháp.


    3. Mục tiêu nghiên cứu


    Trên cơ sở tham khảo một số bài viết và nghiên cứu một số tài liệu về vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự, tác giả muốn đánh giá thực trạng về hoạt động của người bào chữa trong lĩnh vực tố tụng hình sự qua một số thành tựu, hạn chế về vai trò của người bào chữa khi tham gia tố tụng hình sự, đồng thời đề ra phương hướng hoàn thiện về vai trò của người bào chữa trong giai đoạn hiện nay.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    về phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng một số phương pháp chính như


    sau:


    ã Khảo sát thực tế;


    ã Thống kê;


    ã Phân tích tổng hợp;


    ã Đối chiếu và so sánh.


    5. Bố cục của đề tài


    Ngoài phàn mở đàu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của luận văn gồm có ba chương:


    Chương 1: Lý luận chung về vai ừò của người bào chữa trong tố tụng hình sự. Chương 2: Vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự.


    Chương 3: Một số vấn đề về thực trạng và vướng mắc về vai trò của người bào chữa trong giai đoạn hiện nay, đề xuất và những giải pháp.


    Lòi cảm ơn: Để hoàn thành được đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân luật trước hết tôi xin gửi lời cảm om đến cô Mạc Giáng Châu đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến quý giá trong quá trình nghiên cứu đề tài, đồng thời gửi lời cảm ơn đến tất cả quý thầy cô trong khoa luật Đại học cần Thơ cùng các bạn sinh viên đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm tài liệu.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...