Tiểu Luận Vai trò của NGOs trong nền chính trị quốc tế

Thảo luận trong 'Quan Hệ Quốc Tế' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 2/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU .2
    I. Nhìn nhận về NGOs dưới lăng kính của lý thuyết quan hệ quốc tế .3-4
    1. Chủ nghĩa Hiện thực .3
    2. Chủ nghĩa Tự do 3
    3. Chủ nghĩa Kiến tạo 3-4
    II. Nhìn nhận NGOs dưới lăng kính thực tiễn .4-6
    1. Khái niệm NGOs 4-5
    2. Phân loại NGOs .5-6
    III. Vai trò của NGOs trong nền chính trị quốc tế hiện đại. .6-10
    1. Khái quát về cách thức thiết lập vai trò của NGOs .6-7
    2. Vai trò của NGOs trong nền chính trị quốc tế .7-10
    LỜI KẾT .11












    LỜI MỞ ĐẦU

    Xu thế toàn cầu hoá kéo theo sự phát triển cực thịnh của các tổ chức phi chính phủ (NGOs) trong thời gian gần đây là một trong những biến đổi lớn của nền chính trị quốc tế. Quốc gia dân tộc không còn là những chủ thể duy nhất và chi phối đời sống quốc tế. NGOs đã có tiếng nói riêng của mình và buộc các chủ thể khác phải lắng nghe và tôn trọng nó. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những luận điểm khác nhau về vai trò của các tổ chức phi chính phủ. Liệu chúng đơn thuần chỉ là thành phần mới nổi hay là một chủ thể quan trọng trong quan hệ quốc tế?
    Trong giới hạn của một bài khoá luận môn, người viết chỉ có thể giới thiệu các nét chính về khái niệm, phân loại và cách nhìn nhận về NGOs của từng lý thuyết quan hệ quốc tế để rồi từ đó phân tích một vài nét nổi trội trong vai trò của chủ thể này đối với nền chính trị quốc tế đương đại nhằm trả lời cho câu hỏi nêu trên.
    Do sự hạn chế về nguồn tài liệu và hiểu biết về vấn đề này, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự góp ý của giáo viên để người thực hiện có thể hoàn thiện hơn nữa bài viết của mình.












    I. Nhìn nhận về NGOs dưới lăng kính của lý thuyết quan hệ quốc tế
    1. Chủ nghĩa Hiện thực
    Theo các nhà hiện thực, trong quan hệ quốc tế chủ thể chính yếu là quốc gia. Các quốc gia được nhìn nhận là một tổ chức chính trị đơn nhất, hành động một cách duy lí và chỉ quốc gia mới có quyền quyết định và định hình nền chính trị quốc tế. Các nhà hiện thực không phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại của các chủ thể phi quốc gia tuy nhiên đối với họ các chủ thể này hầu như không có một tác động gì đáng kể.
    Chủ nghĩa Hiện thực quan niệm đấu tranh là xu thế chính của quan hệ quốc tế. Theo họ, quan hệ quốc tế luôn ở trong tình trạng vô chính phủ, quốc gia chỉ có thể tự cứu để đảm bảo tối đa lợi ích của mình về mặt an ninh và quyền lực chứ không hề quan tâm đến những lợi ích dựa trên ý tưởng của các chủ thể NGOs.
    2. Chủ nghĩa Tự do
    Khác với các nhà hiện thực, những người theo chủ nghĩa Tự do công nhận sự tồn tại và vai trò của các loại hình chủ thể đa dạng khác nhau trong quan hệ quốc tế như quốc gia, các tổ chức quốc tế, các công ty, các nhóm xã hội và các cá nhân Song các chủ thể theo lý luận của chủ nghĩa Tự do chưa phải là NGOs mà chỉ là các tổ chức liên quốc gia và các công ty xuyên quốc gia
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...