Thạc Sĩ Vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện nam đàn tỉnh nghệ an

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 7/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    1.1 Tính cấp thiết của vấn đề
    Phát triển nông thôn là chiến lược phát triển kinh tế xã hội quan trọng của
    nước ta. Trong kinh tế nông thôn việc phát triển các ngành nghề, các loại hình
    dịch vụ, thương mại và đặc biệt là tiểu thủ công nghiệp được mọi người quan
    tâm chú trọng. Ngành nghề nông thôn những năm qua đã và đang là vai trò động
    lực chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tăng
    đáng kể thu nhập và đời sống cho nông thôn; góp phần thay đổi bộ mặt nông
    thôn theo hướng CNH – HĐH, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo
    hướng “li nông bất li hương”.
    Việt Nam là đất nước có bề dày lịch sử lâu đời, mang đậm nét văn hoá
    Phương Đông. Lịch sử phát triển của đất nước gắn liền với nhiều nét văn hoá
    truyền thống trong đó phải kể đến làng nghề truyền thống. Các làng nghề truyền
    thống sản xuất ra các sản phẩm truyền thống mà mỗi sản phẩm gắn liền với một mốc lịch
    sử phát triển; gắn liền với những giá trị văn hoá tinh thần của nhân dân mỗi vùng quê.
    Những năm qua với đường lối đổi mới của Đảng nền kinh tế nước ta đã có
    nhiều chuyển biến mới, đặc biệt là sự khôi phục và phát triển các làng nghề,
    ngành nghề truyền thống và sự hình thành các làng nghề mới. Sản phẩm ngành
    nghề là một nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá ở nông
    thôn. Trong quá trình phát triển một số làng nghề bị mai một đi do gặp phải
    những khó khăn về thị trường đầu ra, vốn, yêu cầu kỹ thuật .bên cạnh đó lại có
    một số ngành mới được hình thành và hoà nhập vào nền kinh tế thị trường với cơ
    chế quản lý mới, sản xuất ra nhiều sản phẩm đáp ứng tiêu dùng trong nước và
    xuất khẩu, góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.
    3Khóa luận tốt nghiệp Bành Thị Hà – KT51A
    Nam Đàn không chỉ là mảnh đất địa linh nhân kiệt nổi tiếng với các danh
    nhân lịch sử mà Nam Đàn còn được biết đến với nghề làm tương truyền thốn. Là
    người Việt Nam hẳn ai cũng biết đến tương. Vùng đồng bằng có lẽ vẫn là nơi
    dùng nhiều tương hơn cả. Những lúc chao đảo thị trường nước chấm công
    nghiệp do nhiễm hóa chất độc, người ta lại lặng lẽ nhớ đến tương, lại về quê với
    nó. Ngẫm nghĩ tương thì giống những người tần tảo, luôn mở lòng làm chỗ dựa
    cho những đứa con thất thế, che chở cho món ăn Việt vững bền. Chưa là cao
    lương mỹ vị nhưng tương Nam Đàn trở nên thân thuộc không chỉ riêng cho
    người xứ Nghệ mà cho cả những ai đã từng nếm thử chúng hoặc có dịp ghé qua
    vùng đất này. Bao đời nay Nam Đàn vẫn tồn tại nghề làm tương truyền thống.
    Trước đây, Nam Đàn có 25 xã nhưng nay các xã đã sát nhập lại chỉ còn 24 xã.
    Nam Đàn là một trong 3 vùng làm tương ngon nổi tiếng cùng với tương Bần
    (Hưng Yên) và tương Cự Đà (Hà Tây). Trong những năm qua, nghề làm tương
    phát triển với tốc độ khá cao, nó mang lại cho cư dân địa phương một nguồn thu
    nhập tương đối lớn, ổn định công việc, đảm bảo việc làm, cải thiện và nâng cao
    đời sống nhân dân. Sản phẩm làng nghề được người trong và ngoài tỉnh tiêu
    dùng. Ban lãnh đạo tỉnh Nghệ An và huyện Nam Đàn đã có rất nhiều đề án chính
    sách khuyến khích và hỗ trợ cho việc chế biến nông sản thực phẩm và phát triển
    làng nghề truyền thống đặc biệt là sản xuất tương.Làm tương sử dụng sản phẩm
    của trồng trọt và phụ phẩm từ làm tương phục vụ cho chăn nuôi. Vấn đề đặt ra là
    phải thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả từ đó góp phần nâng
    cao vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện. Đứng
    trước vấn đề này tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Vai trò của nghề làm tương
    dối với kinh tế nông nghiệp của huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An”.
    4Khóa luận tốt nghiệp Bành Thị Hà – KT51A
    1.2 Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1 Mục tiêu chung:
    Tìm hiểu vai trò của nghề làm tương truyền thống đối với kinh tế nông
    nghiệp của huyện, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của
    nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.
    1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
    - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về ngành nghề và về kinh tế nông
    nghiệp
    - Tìm hiểu vai trò của nghề làm tương đối với kinh tế nông nghiệp của huyện
    Nam Đàn.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của nghề làm tương đối với
    kinh tế nông nghiệp của huyện.
    1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:
    - Hoạt động sản xuất tương, các hoạt động kinh tế nông nghiệp là đầu vào và đầu
    ra của nghề làm tương.
    - Các hộ làm tương trên địa bàn huyện Nam Đàn.
    1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:
    - Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An
    - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng nghề làm tương từ năm 2007 đến năm
    2009
    Thời gian thực tập: từ 12/1/2010 đến 25/5/2010.
    - Về nội dung: Tình hình sản xuất tương của huyện và mối quan hệ của nghề làm
    tương với sản xuất đậu tương, nghề làm tương với sản xuất lúa nếp, nghề làm
    tương đối với chăn nuôi.
     
Đang tải...