Luận Văn Vai trò của ngành đường trong việc chuyển dịch cơ cấu vùng từ nông nghiệp sang công nông nghiệp nông

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VAI TRÒ CỦA NGÀNH ĐƯỜNG TRONG VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VÙNG TỪ NÔNG NGHIỆP SANG CÔNG NÔNG NGHIỆP NÔNGTHÔN ĐIỂN HÌNH LÀ VÙNG KINH TẾ LAM SƠN

    VAI TRÒ CỦA NGÀNH ĐƯỜNG TRONG VIỆC CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU VÙNG TỪ NÔNG NGHIỆP SANG CÔNG NÔNG NGHIỆP NÔNGTHÔN ĐIỂN HÌNH LÀ VÙNG KINH TẾ LAM SƠN
    Khi phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật về mô hình hiệp hội mía đường Lam Sơn, Nhà nước coi đây là một mô hình kinh tế mới nếu thành công sẽ được nhân rộng ra toàn quốc. Thực tế mô hình này đã thành công được nhiều doanh nghiệp Nhà nước áp dụng và nhân rộng ra toàn quốc.
    Lúc đầu kinh tế Lam Sơn với 4 nông trường (Sông Âm, Lam Sơn, Sao Vàng, Thống Nhất) sau nhiều năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi đã không thay đổi được bộ mặt kinh tế vùng. Thậm chí bản thân các đơn vị này Nhà nước phải bù lỗ, đồng thời cũng không làm được vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước đóng trên địa bàn lãnh thổ. Năm 1986 khi nhà máy đường Lam Sơn ra đời (nay là Công ty đường Lam Sơn). Sau những bước khó khăn ban đầu nhà máy đã tìm ra những giải pháp đúng đắn, có hiệu quả, chỉ trong vòng mấy năm từ 1990 đến nay Công ty Cổ phần mía đường Lam Sơn đã góp phần quan trọng làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của cả một vùng trung du đồi núi của tỉnh Thanh Hoá. Từ một động thái kinh tế - xã hội kém phát triển sang một giai đoạn mới - giai đoạn tạo những tiền đề ban đầu để chuyển sang kinh tế phát triển mà nội dung của nó là chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp chế biến gắn với nông nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước gắn với thị trường mà tài chính tín dụng là sợi dây chuyền xuyên suốt trong qúa trình đó - sự chuyển dịch này đã làm thay đổi nội dung sinh hoạt toàn vùng. Từ thực tiễn vùng Lam Sơn có thể nói rằng sự ra đời của cơ sở công nghiệp chế biến cùng những bước tìm tòi đổi mới cơ chế quản lý ở đây cũng chính là nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với nông thôn - nông nghiệp - nông dân theo tinh thần đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII đã đề ra. Bước đi của Lam Sơn cũng chính là bước đi thử nghiệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong một vùng nông nghiệp lạc hậu tự cung, tự cấp, tự túc, không lệ thuộc vào thiên nhiên. Qua đánh giá khái quát trên ta có thể xét vai trò của Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đối với quá trình phát triển nông thôn, nông nghiệp, nông dân trong vùng như sau:
    1. Giải quyết tốt mối quan hệ CN-NN-DV của vùng theo hướng Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Cơ sở công nghiệp chế biến ra đời từ một vùng nông nghiệp để tìm ra cơ chế, hình thức kinh tế giữa công nghiệp với nông nghiệp, giữa kinh tế Nhà nước với kinh tế hộ nông dân là một khâu đột phá là cuộc cách mạng sâu sắc trong kỹ thuật sản xuất, được đặc trưng bởi công nghiệp chuyển hoá từ thủ công là phổ biến sang kỹ thuật công nghiệp trở thành một nhân tố chủ đạo chi phối quá trình sản xuất ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ sản xuất mới tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất lao động, sự thay đổi kỹ thuật dẫn đến những thay đổi trong phương thức sản xuất rõ nét nhất là quan hệ giữa con người với tự nhiên không còn là quan hệ trực tiếp mà công nghiệp chế biến đã xuyên suốt mối quan hệ ấy, đưa con người lên một trình độ mới, đóng vai trò công nghiệp và kỹ thuật mới để tạo ra sản phẩm. Về phương diện quan hệ sản xuất công nghiệp chế biến bằng sự đầu tư của Nhà nước, kênh tín dụng thương mại, chuyển giao kỹ thuật đến hộ nông dân, hộ nông trường viên do các doanh nghiệp (doanh nghiệp chế biến tín dụng) đổi mới và tạo ra, đã đưa các hộ sản xuất lên trình độ mới và liên kết hợp tác lại trong nền kinh tế nhiều thành phần. Doanh nghiệp Nhà nước - hộ nông dân - tài chính tín dụng ngân hàng với công nghiệp tạo điều kiện đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hoá, hoạt động theo cơ chế thị trường.
    Về khía cạnh kinh tế - xã hội các thành phần kinh tế liên kết thành bộ máy sản xuất đó là lực lượng kinh tế xã hội kết tinh ở trình độ phát triển. Công nghiệp chế biến ra đời đã phá vỡ vòng tuần hoàn khép kín giữa con người với tự nhiên, đặt giữa chúng là công nghiệp chế biến. Tuy là bước khởi đầu, trước mắt còn nhiều vấn đề đặt ra, song với vai trò của công nghiệp trên vùng Lam Sơn, sức sản xuất của từng hộ nông dân đã được giải phóng khỏi những giới hạn của tự nhiên mà với khả năng của con người trong vòng luẩn quẩn lệ thuộc tự nhiên khó mà vượt qua được. Nều sản xuất trên toàn vùng đã hình thành những yếu tố mới. Một cơ sở kỹ thuật đã từng bước nâng cao năng suất lao động, tất cả những nhân tố mới xuất hiện trên vùng kinh tế mới Lam Kinh, từ khi có công nghiệp đường Lam Sơn dẫn đến nền móng cho việc hình thành hiệp hội mía đường Lam Sơn. "Một mô hình hợp tác mới".
    2. Đa dạng hoá các hình thức sản xuất kinh doanh thu hút lực lượng lao động dư thừa vào sản xuất.
    Công nghiệp chế biến đường ở Lam Sơn kèm theo chế biến cồn, rượu, bánh kẹo, phân bón vi sinh từ bùn, khí CO2 bước đầu tạo ra thế phân công lao động trong nội bộ Xí nghiệp, tạo thêm đối tượng lao động, tạo thêm công ăn việc làm cho con em trồng mía trong vùng, thêm sản phẩm cho xã hội.
    Ý nghĩa của công nghiệp chế biến đường Lam Sơn không chỉ hạn chế trong phạm vi bao trùm là sự tác động của nó đến một vùng nông nghiệp, nông thôn đã qua nhiều thập kỷ chìm đắm trong kinh tế tự cấp, tự túc lệ thuộc vào thiên nhiên. Công nghiệp đã tìm ra phương thức kết hợp để giải phóng hoạt động kinh tế của vùng khỏi lĩnh vực nông nghiệp, thuần nông lấy đất đai làm nền tảng duy nhất của sản xuất đồng thời giải phóng sinh hoạt kinh tế khỏi phương thức sinh hoạt có tính tự nhiên. Với vai trò của công nghiệp trong sự hợp tác liên kết mới nông dân trong vùng đã coi nhà máy đường Lam Sơn là của người trồng mía, lợi ích của họ đã gắn bó với lợi ích của nhà máy và ngược lại. Công nghiệp đã giải phóng hoạt động kinh tế của con người khỏi quan hệ trực tiếp với đất đai, tạo ra không gian mới cho hoạt động kinh tế của vùng.
    Như vậy công nghiệp xuất hiện tạo ra thế phân công lao động mới, kèm theo sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá đa dạng từ các khâu sản xuất, dịch vụ, chế biến, tiêu thụ. Ở đây hoạt động kinh tế chuyển hẳn trạng thái, chấm dứt tình trạng sinh tồn bằng cách mỗi người tự tạo ra mọi sản phẩm để thoả mãn nhu cầu của mình. Trạng thái kinh tế tự túc, tự cấp khép kín bị phá vỡ, biến sản phẩm mía đường thành một cơ cấu chung, một nền sản xuất mang tính xã hội và đang trong xu thế mở rộng phát triển đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao trong một vùng nông thôn rộng lớn.
    3. Thay đổi tư duy kinh tế của cư dân trong vùng.
    Công nghiệp chế biến đường hình thành trên vùng Lam Sơn, không chỉ có ý nghĩa là phát triển công nghiệp trong vùng nông thôn, tạo ra sự khác biệt về phương thức kinh doanh mới đó là sự thay đổi từ cách tư duy tiểu nông sang tư duy kinh tế hàng hoá và thị trường đó là kiểu kinh doanh theo đuổi mục tiêu gia tăng sản phẩm xã hội, tăng thêm lợi nhuận, đồng thời cũng từng bước giúp cho con người tiếp cận dần với các quy luật của thị trường, như quy luật cạnh tranh, giá trị, lợi nhuận để trên cơ sở đó hạch toán kinh tế theo kiểu phương án tối ưu. Do đó khi công nghiệp đã gắn với nông nghiệp thành một cơ cấu thì công nghiệp hay nông nghiệp đều là lĩnh vực đầu tư để đạt mục tiêu tăng thêm của cải vật chất.
    Với ý nghĩa kinh doanh mía đường một lĩnh vực đầu tư nhằm tăng thêm thu nhập cho con người thì công nghiệp cũng là một kiểu công nghiệp hoá. Như vậy quan điểm của Nghị quyết TW5 khóa VII nêu lên: "Đặt sự phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá". Trong quá trình công nghiệp hoá thì kinh nghiệm của Lam Sơn là sự kiểm nghiệm của thực tế, công nghiệp ở đây là một mô hình kinh tế nói lên phương thức kinh doanh, nhằm mục đích gia tăng của cải để thoả mãn nhu cầu của con người.

     
Đang tải...