Luận Văn Vai trò của Ngân hàng trong việc phục vụ và thúc đẩy nền Kinh tế thị trường ở nước ta.

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vai trò của Ngân hàng trong việc phục vụ và thúc đẩy nền KTTT ở nước ta.


    MỤC LỤC​



    MỞ ĐẦU


    Trong điều kiện đất nước ta đang trên đà phát triển. Có rất nhiều mặt trong lĩnh vực kinh tế – xã hội mà ta cần phải phát huy. Trong đó tín dụng có vai trò trong việc đưa kinh tế phát triển cao, xoá dần khoảng cách về mức sống giữa các vùng thành thị với nông thôn. Trước khi tìm hiểu về vấn đề tín dụng ở Việt Nam trước tiên nghiên cứu về định hướng XHCN của kinh tế thị trường của Việt Nam.

    Kinh tế thị trường ở Việt Nam sẽ được phát triển theo định hướng XHCN . Đó là sự định hướng của một xã hội mà sự hùng mạnh của nó nhờ vào sự giàu có và hạnh phúc của dân cư. Xã hội không còn chế độ người bóc lột người, dựa trên cơ sở “nhân dân lao động làm chủ, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”. Xã hội có nền kinh tế phát triển cao trên cơ sở khoa học, công nghệ và lực lượng sản xuất hiện đại.

    Định hướng XHCN nêu trên không chỉ phản ánh nguyện vọng và lý tưởng của Đảng ta, Nhà nước tư bản chủ nghĩa đã lợi dụng được những thành tựu của cách mạng khoa học, công nghệ, tranh thủ mở rộng và phát triển nền kinh tế của mình. Họ đã ra sức điều chỉnh để thích nghi, nên đã đưa lại sự tăng trưởng kinh tế của mình. Họ đã ra sẽ điều chỉnh để thích nghi, nên đã đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao và có sự cải thiện nhất định về mặt xã hội. Song điều đó cũng cho thấy những tiền đề về kinh tế và xã hội cho một xã hội tương lai đang được chuẩn bị ngay trong lòng CNTB.

    Lịch sử phát triển của CNTB đã cho thấy khi hình thành những yếu tố khẳng định quan hệ sản xuất TBCN thì cũng đồng thời xuất hiện những yếu tố tự phủ định nó. Sự tác động của những yếu tố này không có tính nhất thời, mà là cả một quá trình. CNTB không phải là hình thái kinh tế – xã hội vĩnh viễn. Theo quy luật tiến hoá và lý luận về Hình thái kinh tế xã hội của C.Mác thì sớm hay muộn CNTB cũng phải nhường chỗ cho một xã hội văn minh hơn, đó là CNXH. Đúng như văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII. Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH. Đó là quy luật tiến hoá của lịch sử”.

    Định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở nước ta là cần thiết và có tính khách quan. Xây dựng nền kinh tế thị trường không có gì mâu thuẫn với định hướng XHCN . Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta đã khẳng định: “Cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội. Nó chẳng những không đối lập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

    Nội dung định hướng XHCN của kinh tế thị trường nước ta đã được hội thảo khoa học nhiều lần. Theo ý kiến của đa số các nhà khoa học Việt Nam, có thể quan niệm định hướng XHCN của kinh tế thị trường ở nước ta có những nội dung chính như sau:

    Hai mặt kinh tế xã hội của nền kinh tế thị trường nước ta được chủ động kết hợp với nhau ngay từ đầu thông qua pháp luật, chính sách kinh tế và chính sách xã hội trên cả tầm quản lý kinh tế vĩ mô và vi mô. Nếu ở tầm vi mô, các chủ doanh nghiệp lấy lợi nhuận làm mục tiêu xác định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, thì ở tầm vi mô, Nhà nước dùng hiệu quả kinh tế – xã hội làm mục tiêu quản lý nhằm thực hiện tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội.

    Vấn đề dân chủ và công bằng xã hội ở đây được hiểu theo nghĩa những đơn vị và cá nhân trong xã hội được làm những gì mà pháp luật không cấm, được tự do sản xuất và kinh doanh, được hưởng những thành quả lao động của mình và được thừa kế tài sản theo luật định. Đương nhiên, trong nền kinh tế thị trường có sự phân hoá giàu nghèo. Điều quan trọng ở đây là cần có các chính sách kinh tế – xã hội để mọi người đem hết sức sản xuất, kinh doanh làm giàu cho mình và nhờ đó xã hội cũng trở nên giàu có. Đồng thời cũng cần có những giải pháp đều tiết mức thu nhập của các tầng lớp dân cư nhằm thực hiện một xã hội văn minh.

    Cùng với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, môi trường sinh thái của đất nước được chủ động bảo vệ qua các dự án đầu tư môi sinh và qua việc chấp hành một cách đúng đắn luật pháp, chính sách môi trường của Nhà nước trong từng thời kỳ.

    Nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là nền kinh tế có trình độ phát triển cao. Nếu như nền kinh tế trì trệ, kém phát triển, tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thấp kém thu nhập bình quân của dân cư còn thấp, không có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế thì không thể gọi là định hướngXHCN được. Đành rằng nếu chỉ có nội dung này thì chưa đủ, bởi vì đã có nhiều nước có nền kinh tế phát triển cao nhưng đó lại không phải là nền kinh tế định hướng XHCN .

    Định hướng XHCN còn được thể hiện trong cơ cấu kinh tế nước ta. Để có định hướng XHCN, kinh tế Nhà nước phát huy được vai trò chủ đạo, nó cùng với kinh tế hợp tác là nền tảng của nền kinh tế.

    Ngoài ra Nhà nước đầu tư phát triển các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế khác nhằm tạo ra nhiều việc làm cho dân cư và góp phần tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Các thành phần kinh tế được phát triển một cách bình đẳng với nhau. Cơ cấu kinh tế như vậy đòi hỏi phải giải quyết vấn đề phân phối thu nhập một cách công bằng. Ngoài tiền lương, tiền công người lao động còn được hưởng thu nhập từ các nguồn hữu sản của họ thông qua phân phối theo tài sản (hay theo vốn). Cơ cấu kinh tế mới được hình thành một phần do sự tự điều chỉnh của các quan hệ thị trường, một phần do Nhà nước điều tiết. Phát triển kinh tế nhiều thành phần sẽ tạo được môi trường cạnh tranh và huy động được tối đa những nguồn lực của xã họi vào việc phát triển kinh tế – xã hội.

    Nhà nước XHCN quản lý nền kinh tế thị trường vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh. Trong thời kỳ đầu chuyển sang kinh tế thị trường Nhà nước ta thực hiện vai trò “bà đỡ”, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế thị trường phát triển đúng hướng. Vai trò được thể hiện bằng hệ thống luật pháp, bảo vệ quyền tự do dân chủ, công bằng xã hội và mở rộng phúc lợi xã hội cho nhân dân.

    Nền kinh tế thị trường ở nước ta là nền kinh tế dân tộc hoà nhập với kinh tế quốc tế. Với xu hướng phát triển kinh tế mở, nội dung này có ý nghĩa rất lớn, một mặt nó phát huy được lợi thế so sánh của nền kinh tế nước ta từng bước hoà nhập vào kinh tế khu vực và thị trường thế giời, từ đó có điều kiện tiếp thu những thành tựu mới của khoa học – kỹ thuật, công nghệ thế giời, thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
     
Đang tải...