Tiến Sĩ Vai trò của mảnh ghép polypropylene trong điều trị thoát vị vết mổ thành bụng

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: VAI TRÒ CỦA MẢNH GHÉP POLYPROPYLENE TRONG ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ VẾT MỔ THÀNH BỤNG

    MỤC LỤC
    Trang
    Trang phụ bìa
    Lời cam đoan
    Mục lục
    Danh mục các chữ viết tắt
    Bảng đối chiếu thuật ngữ Anh – Việt
    Danh mục các bảng
    Danh mục các biểu đồ - sơ đồ
    Danh mục các hình
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Giải phẫu học ngoại khoa của thành bụng . 3
    1.1.1. Giải phẫu bề mặt 3
    1.1.2. Lớp nông . 4
    1.1.3. Các cân cơ thành bụng 5
    1.1.4. Khoang tiền phúc mạc 9
    1.1.5. Cung cấp máu cho thành bụng 13
    1.1.6. Thần kinh chi phối thành bụng . 14
    1.1.7. Giải phẫu học chức năng của thành bụng trước . 15
    1.2. Cơ chế bệnh sinh của thoát vị vết mổ 17
    1.3. Thương tổn giải phẫu bệnh và phân loại 23
    1.3.1. Thương tổn giải phẫu bệnh thoát vị vết mổ 23
    1.3.2. Phân loại thoát vị vết mổ . 24
    1.4. Triệu chứng của thoát vị vết mổ 27
    1.4.1. Thoát vị vết mổ không triệu chứng . 27
    1.4.2. Thoát vị vết mổ có triệu chứng . 29
    1.4.3. Thoát vị vết mổ biến chứng 29
    1.5. Mảnh ghép dùng trong thoát vị thành bụng . 30
    1.6. Các phương pháp điều trị thoát vị thành bụng 42
    1.6.1. Phương pháp mổ mở . 42
    1.6.2. Phương pháp mổ nội soi . 48
    1.7. Hội chứng chèn ép khoang bụng . 49
    1.7.1. Định nghĩa . 49
    1.7.2. Biểu hiện lâm sàng 51
    Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 53
    2.1. Thiết kế nghiên cứu 53
    2.2. Dân số nguồn 53
    2.3. Tiêu chuẩn nhận bệnh 53
    2.4. Tiêu chuẩn loại . 53
    2.5. Phương pháp chọn mẫu 53
    2.6. Tính cỡ mẫu 53
    2.7. Các định nghĩa dùng trong nghiên cứu 54
    2.7.1. Thoát vị vết mổ 54
    2.7.2. Tái phát sau mổ điều trị TVVM 54
    2.7.3. Biến chứng hậu phẫu . 54
    2.7.4. Biến chứng muộn 55
    2.7.5. Kinh nghiệm phẫu thuật viên 55
    2.7.6. Chỉ số khối cơ thể . 55
    2.8. Qui trình phẫu thuật 56
    2.8.1. Bệnh nhân . 56
    2.8.2. Mảnh ghép . 56
    2.8.3. Dẫn lưu 57
    2.8.4. Đai bụng 57
    2.8.5. Kỹ thuật mổ . 58
    2.9. Các bước tiến hành nghiên cứu 60
    2.10. Các biến số thu thập trong nghiên cứu . 60
    2.11. Phân tích thống kê . 61
    Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 63
    3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu . 63
    3.2. Đánh giá tổn thương 66
    3.3. Đặc điểm cuộc mổ . 69
    3.4. Biến chứng sau mổ 70
    3.5. Kết quả phẫu thuật 75
    3.6. Phân tích yếu tố nguy cơ tái phát 77
    3.7. Thể lâm sàng ít gặp . 78
    Chương 4. BÀN LUẬN . 79
    4.1. Xuất độ thoát vị vết mổ . 79
    4.2. Yếu tố nguy cơ của thoát vị vết mổ . 82
    4.3. Đánh giá thương tổn thành bụng 83
    4.3.1. Lỗ thoát vị - Thành bụng 83
    4.3.2. Vai trò của chụp cắt lớp điện toán thành bụng . 87
    4.3.3. Gỡ dính 88
    4.4. Chọn kỹ thuật phục hồi thành bụng . 89
    4.4.1. Xử lý lỗ khuyết cân . 89
    4.4.2. Chỉ định dùng mảnh ghép . 90
    4.4.3. Chọn vị trí đặt mảnh ghép . 90
    4.5. Biến chứng sớm . 93
    4.5.1. Chảy máu 93
    4.5.2. Tăng áp lực khoang bụng sau mổ . 94
    4.5.3. Hoại tử da 95
    4.5.4. Tụ dịch 95
    4.5.5. Nhiễm trùng 97
    4.5.6. Rò mảnh ghép . 99
    4.5.7. Biến chứng hô hấp 100
    4.5.8. Biến chứng tử vong . 101
    4.6. Theo dõi lâu dài 101
    4.6.1. Tái phát 101
    4.6.2. Đau mạn tính- hạn chế vận động . 107
    4.7. Thể lâm sàng ít gặp 109
    4.7.1. Thoát vị hai nơi khác nhau trên thành bụng . 109
    4.7.2. Thoát vị vết mổ có rò và loét da 110
    4.7.3. Thoát vị to trên cơ địa thừa cân và béo phì . 112
    KẾT LUẬN . 115
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ
    CỦA TÁC GIẢ
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    Phụ lục 1. MẪU BỆNH ÁN
    Phụ lục 2. DANH SÁCH BỆNH NHÂN

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Một trong những biến chứng muộn thường gặp nhất của mở bụng là
    thoát vị vết mổ (TVVM). Chưa có thống kê chính thức về tỉ lệ TVVM ở Việt
    Nam. Tại một bệnh viện đa khoa cấp I như Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, có
    khoảng 25 trường hợp TVVM mỗi năm, trong đó không ít trường hợp tái
    phát. TVVM không những ảnh hưởng đến vận động cơ thể và tinh thần của
    bệnh nhân mà còn có thể gây ra những biến chứng đáng ngại như thoát vị
    nghẹt. Chính vì vậy một khi khối thoát vị phồng to hoặc gây đau, chúng ta
    phải can thiệp sớm để phòng ngừa thoát vị to dần lên và phòng ngừa biến
    chứng nghẹt có thể xảy ra. Phẫu thuật điều trị thoát vị thành bụng không đơn
    giản, cần trình độ chuyên khoa. Hơn nữa nếu TVVM lại bị tái phát sau khâu
    phục hồi thành bụng thì chi phí cho việc điều trị TVVM tái phát sẽ cao hơn
    rất nhiều. Một thử thách không nhỏ đối với phẫu thuật viên khi điều trị
    TVVM là làm sao không tái phát và ít biến chứng thành bụng sau mổ. Phương
    pháp khâu thành bụng để điều trị TVVM vẫn luôn bộc lộ nhược điểm là căng
    thành bụng và tỉ lệ tái phát cao [20], [34]. Đồng thời biến chứng thành bụng
    sau đặt mảnh ghép luôn là điều đáng quan tâm. Quyết định dùng phương pháp
    phẫu thuật là khâu hay mảnh ghép vẫn còn chưa thống nhất và đôi khi chỉ dựa
    trên sở trường của phẫu thuật viên mà không dựa trên kích thước lỗ thoát vị
    và cơ địa của bệnh nhân [24]. Theo y văn thế giới, tỉ lệ tái phát sau khâu phục
    hồi thành bụng rất khác nhau tùy theo tổng kết của các tác giả ở các quốc gia
    khác nhau. Nhìn chung tỉ lệ tái phát sau khâu đáng báo động từ 12% đến 54%
    và sau đặt mảnh ghép từ 2% đến 36% [5], [10]. Biến chứng thành bụng sau
    đặt mảnh ghép có thể xảy ra sớm trong vòng một tháng sau mổ hoặc xảy ra
    muộn hơn sau mổ vài năm. Biến chứng sớm thường thấy bao gồm chảy máu,
    2
    tụ dịch và đáng ngại nhất là nhiễm trùng. Biến chứng muộn bao gồm nhiễm
    trùng, thải ghép, rò thành bụng, đau mạn tính và hạn chế vận động thành
    bụng.
    Hiện tại ở Việt Nam chưa có bài báo cáo nào công bố kết quả của
    phương pháp dùng mảnh ghép điều trị TVVM thành bụng. Vì có nhiều nhận
    xét khác nhau về hiệu quả giảm tái phát và biến chứng thành bụng sau mổ của
    phương pháp sử dụng mảnh ghép để điều trị TVVM, nên chúng tôi muốn tiến
    hành nghiên cứu thực tế phương pháp này trong điều kiện Việt Nam. Qua đó
    rút ra những kết luận về kỹ thuật, chỉ định và hiệu quả của phương pháp dùng
    mảnh ghép điều trị TVVM.
    Mục tiêu nghiên cứu
    - Xác định tỉ lệ biến chứng của phương pháp đặt mảnh ghép và phương
    pháp khâu.
    - Xác định tỉ lệ tái phát của phương pháp đặt mảnh ghép và phương
    pháp khâu.
    - Xác định được yếu tố làm TVVM tái phát.
    3

    Chương 1.
    TỔNG QUAN TÀI LIỆU
    1.1. GIẢI PHẪU HỌC NGOẠI KHOA CỦA THÀNH BỤNG
    Giải phẫu học thành bụng rất quen thuộc với các phẫu thuật viên tổng
    quát trong kỹ thuật mở bụng và đóng bụng. Tuy nhiên đối với bệnh TVVM sự
    hiểu rõ về những cấu trúc thành bụng đặc biệt là lớp cân cơ là rất quan trọng
    và thật sự cần thiết.
    1.1.1. Giải phẫu bề mặt
    Các lớp cấu trúc giải phẫu của thành bụng không chỉ đảm nhận vai trò
    cấu trúc và chức năng mà còn tạo nên hình dáng bên ngoài của bụng. Một
    điều ai cũng nhìn nhận là các tài liệu, sách vở đều lấy người đàn ông để làm
    mẫu khi nói về giải phẫu học.
    Tại đường giữa bụng bề mặt lõm nhẹ xuống từ mũi ức đến rốn tương
    ứng vị trí của cân trắng giữa. Cơ thẳng bụng gián đoạn thành từng múi nhỏ
    bởi vài trẽ cân. Từ ngoài vào trong, bề mặt thành bụng có vài chỗ lõm khác do
    sự chuyển tiếp giữa cơ dẹt và bao cơ thẳng (Hình 1.1).
    Ở phụ nữ, đường kính ngang phần trên xương chậu rộng hơn khoảng
    cách giữa hai bờ sụn-sườn. Da bụng không có sự lồi lõm rõ rệt như ở da bụng
    người đàn ông. Ngược lại sự chuyển tiếp giữa các cơ dẹt và bao cơ thẳng
    mềm mại và nhẹ nhàng hơn. Lớp mỡ dưới da vùng dưới rốn dày hơn và nếu
    mỡ tích tụ nhiều sẽ tạo nên nếp mỡ trên mu rất dễ nhận ra ở tư thế ngồi.
    4
    Hình 1.1: Hình dáng bên ngoài của thành bụng trước
    ở người đàn ông (a) và ở người phụ nữ (b).
    Nguồn: Carlos Guitezrez de la Pena, 2004, Hernia [23]
    1.1.2. Lớp nông
    Da, mô liên kết dưới da và mô mỡ tạo nên lớp nông của thành bụng.
    Các nếp nhăn da bụng được sắp xếp theo chiều ngang mặt hơi lõm hướng về
    phía trên. Mô mỡ, bao gồm các thùy và bè mỡ, tích tụ nhiều nhất ớ lớp dưới
    da vùng bụng so với các phần khác trên cơ thể. Đồng thời tụ mô mỡ nhiều ở
    bụng sẽ ảnh hưởng đến hình dáng của bụng. Ở phụ nữ mỡ sẽ tích tụ chủ yếu
    trong lớp dưới da quanh rốn và dưới rốn. Ngược lại ở đàn ông mỡ sẽ tích tụ
    chủ yếu trong lớp dưới da trên rốn.
    Thật sự lớp mỡ dưới da chia thành hai lớp có cấu trúc khác nhau. Lớp
    nông bao gồm những thùy nhỏ ngăn cách nhau bởi những vách thẳng đứng.
    Lớp sâu, còn gọi là mạc Gallaudet, bao gồm những thùy to hơn nằm trong
    khung liên kết lỏng lẻo. Bao liên kết ngăn cách hai lớp được biết với tên gọi
    mạc Scarpa đặc biệt vùng bụng dưới. Tại vùng bụng dưới lớp mỡ dưới da
    bám lỏng lẻo vào lớp cân nhưng đi về phía ức hay về phía bẹn lớp mỡ dưới da
    bám khá chặt chẽ vào lớp cân nên rất khó bóc tách [24].

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    TIẾNG VIỆT
    1. Đỗ Đình Công, Phan Minh Trí, Nguyễn Hữu Thịnh (2003), "Đặt lưới
    polypropylene ngã tiền phúc mạc trong điều trị thoát vị bẹn", Y học
    thành phố Hồ Chí Minh, tập 7 (1), trang 187-191.
    2. Vương Thừa Đức (2006), "So sánh kết quả sớm và lâu dài giữa
    Lichtenstein và Bassini trong điều trị thoát vị bẹn", Thời sự Y học,
    số 8, trang 3-7.
    3. Nguyễn Quang Quyền (2004), Bài Giảng giải phẫu học, Nhà xuất bản Y
    học, tập 2, trang 33-37.
    4. Lê Thương, Trịnh Ngọc Hiệp, Đỗ Hoài Kỹ (2009), "Kết quả bước đầu
    nghiên cứu áp lực khoang bụng tại khoa ngoại tổng quát Bệnh viện
    đa khoa tỉnh Khánh Hòa", Tạp chí khoa học tiêu hóa Việt Nam, tập
    IV, số 6, tr. 1090-1097.
    TIẾNG ANH
    5. Ammaturo C, Bassi G (2005), "The ratio between anterior abdominal
    wall surface/wall defect surface: a new parameter to classify
    abdominal incisional hernias"", Hernia, Vol. 9, pp. 316-321.
    6. Anastasios K.K (2000), "Repair of McBurney Incisional Hernias After
    Open Appendectomy", The Association of Program Directors in
    Surgery, Vol. 57, pp. 79-80.
    7. Andersen Lars Peter Holst, Mads Klein, Ismail Gögenur, Jacob
    Rosenberg (2009), "Long-term recurrence and complication rates
    after incisional hernia repair with the open onlay technique", BMC
    Surgery, Vol. 9, pp. 1-5.
    8. Anson, Mac Vay (1971), “Insional hernias”, Surgical Anatomy, Vol. 1,
    pp. 77-79.
    9. Antonio Espinosa-de-los-Monteros (2006), "Reconstruction of the
    abdominal wall for incisional hernia repair", The American Journal
    of Surgery, Vol. 91, pp. 173-177.
    10. Anurov M (2008), "Experimental study of the impact of the textile
    structure of mesh endoprotheses for the efficiency of recontruction
    of the anterior abdominal wall", Bulletin of Experimental Biology
    and Medecine, Vol. 145, pp. 642-646.
    11. Arnaud J.P (1977), "Critical evaluation of prosthetic materials in repair
    of abdominal wall hernias: new criteria of tolerance and resistance",
    Am J Surg, Vol. 133, pp. 338-345.
    12. Askar O.M (1977), "Surgical anatomy of the aponeurotic expansions of
    the anterior abdominal wall", Annals of the Royal College of
    surgeons of England, 59, 313-321.
    13. Bauer J.J (2002), "Rives-Stoppa procedure for repair of large incisional
    hernias: experience with 57 patients", Hernia, Vol. 6, pp. 120-123.
    14. Bencini L (2003), "Incisional hernia repair Retrospective comparison of
    laparoscopic and open techniques", Surgical Endoscopy, Vol. 17,
    pp. 1546-1551.
    15. Bezzi M (2005), "Large incisional hernia in the elderly: which kind of
    treatment?", Acta Biomed, 76, pp. 21-23.
    16. Brent D.M (2003), "Assessment of adhesion formation to intraabdominal polypropylene mesh and polytetrafluoroethylene
    mesh"", Journal of Surgical Research, Vol. 114, pp. 126-132.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...