Tiểu Luận Vai trò của mạng xã hội đối với hoạt động marketing hiện đại

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    Hiện nay, định nghĩa về mạng xã hội không còn xa lạ với mỗi người dân trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các mạng xã hội như MySpace, Facebook hay Linkedln đang đóng một vai trò không thể thiếu đối với nhu cầu kết nối của công chúng. Mạng xã hội rất đa dạng về hình dáng kích thước, từ các hệ thống được “đánh bóng” cẩn thận như MySpace đến các hệ thống thiên về kinh doanh như Linkedln. Ngày nay, thế hệ trẻ chính là dấu hiệu tốt nhất dự báo các hành vi trong tương lai. Hàng triệu Blog được tạo ra, hàng triệu đoạn phim ngắn, hàng triệu hình ảnh, bài viết được chia sẻ mỗi tháng. Từ đây một cấp số nhân các mối liên kết tạo nên một cộng đồng, một xã hội trên Internet. Đó chính là Mạng xã hội (Social Network). Với sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng này, ngày nay Internet không còn được coi như là thế giới ảo nữa, nó đã trở thành một phần cuộc sống thực của hàng tỷ người trên hành tinh. Với khả năng truyền thông và lượng truy cập lớn như hiện nay thì mạng xã hội đã trở thành một lựa chọn không thể thiếu trong hoạt động Marketing của mỗi doanh nghiệp. Với tính cấp thiết như hiện nay nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài : “ Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động Marketing hiện đại”. Vì kiến thức và điều kiện tìm hiểu còn hạn chế nên trong bài làm của chúng em còn có nhiều thiếu sót. Chúng em mong nhận được sự góp ý của thầy.
    I/ TỔNG QUAN VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ MARKETING HIỆN ĐẠI
    1. Tổng quan về mạng xã hội
    1.1. Định nghĩa
    Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian.

    II/ VAI TRÒ VÀ ỨNG DỤNG CỦA MẠNG XÃ HỘI TRONG MARKETING HIỆN ĐẠI
    Trong bảng xếp hạng của Miniwatts Marketing Group, tính đến hết tháng 3 năm 2008, Việt Nam đứng thứ 17 trong top các quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất thế giới. Một điểm khá thú vị là Việt Nam có tốc độ tăng trưởng số người dùng Internet nhanh số 1 thế giới (giai đoạn 2000 - 2008), tăng 9.561,5 %, gấp 7,8 lần so với quốc gia đứng thứ hai . Hiện tại tỷ lệ sử dụng Internet ở nước ta là 23.5% tương đương với số dân khoảng 20 triệu người. Với một số lượng đông đảo cộng đồng sử dụng Internet như vậy mạng xã hội (Social Network) và bao quát hơn là Truyền thông mạng xã hội (Social Media) đã trở thành xu hướng tất yếu không chỉ trong đời sống hàng ngày. Trên thế giới đã có rất nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ ứng dụng Truyền thông xã hội. Để đạt được những thành công đó, mạng xã hội đã có những cách thức tiếp cận và vai trò nhất định trong Marketing hiện đại.
    1.Cách thức sử dụng mạng xã hội
    1.1. Chi phí thấp, hiệu quả cao
    Tại Việt Nam, doanh nghiệp muốn có được 1 đoạn quảng cáo về công ty hay sản phẩm của mình trên truyền hình thì phải bỏ ra số tiền khá lớn. Cụ thể là để có 30s quảng cáo vào khung giờ 19h50 - 20h10 trên kênh VTV1 thì bạn phải trả cho TVAD (Công ty quảng cáo và dịch vụ truyền hình) số tiền là 40 triệu đồng. Con số này thậm chí còn lên đến 60 triệu đồng nếu bạn muốn đăng quảng cáo ở khung giờ 21h -22h10 trên kênh VTV3.
    Nhưng nếu đem số tiền này để thực hiện chiến dịch marketing trên mạng xã hội, doạnh nghiệp sẽ có thể làm nhiều hơn chứ không chỉ là một quảng cáo ngắn ngủi. Việc viết những đoạn giới thiệu sản phẩm hay quảng bá về công ty sẽ chẳng tốn bao nhiêu chi phí so với việc đầu tư một ê-kíp làm quảng cáo. Mà hiệu quả của nó mang lại đôi khi lại vượt trội hơn. Do đó, chi phí thật sự là một thế mạnh lớn của mạng xã hội so với các phương tiện truyền thông khác.
    1.2. Tính tương tác cao
    a.Lòng tin của khách hàng đối với thông tin được đăng tải
    Trong truyền thông xã hội, doanh nghiệp đã nâng cao lòng tin trong khách hàng của mình nhờ cách tiếp cận dưới cả hai góc độ cá nhân và doanh nghiệp. Cá nhân, vì khách hàng có thể đưa ra được ý kiến của mình, và doanh nghiệp sẽ lắng nghe và phản hồi lại ý kiến đó với tư cách cá nhân. Doanh nghiệp sẽ nhận lại phản
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...