Luận Văn Vai trò của lực lượng sản xuất trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở việt nam

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    VAI TRÒ CỦA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT TRONG TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Lịch sử phát triển của xã hội là lịch sử vận động, phát triển, thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao. Sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là do sự tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, giữa cơ sở hạ tầng với kiến trúc thượng tầng. Trong đó phải kể đến lực lượng sản xuất là một trong những nội dung cơ bản của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội được triết học Mác xem là yếu tố năng động nhất trong các yếu tố cấu thành phương thức sản xuất, quyết định xu hướng, tốc độ, nhịp độ vận động của quan hệ sản xuất, thông qua đó làm thay đổi kiến trúc thượng tầng. Suy đến cùng, sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định sự hình thành, phát triển và thay thế lẫn nhau của các hình thái kinh tế - xã hội. Với vai trò trên, việc làm sáng tỏ nội dung của lực lượng sản xuất được xem là vấn đề quan trọng có tính cấp thiết, đặc biệt là đối với những người học tập và nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin.
    Trong giai đoạn hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội, do vậy việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật là vấn đề tất yếu và cần thiết. Việc xây dựng đó phải gắn liền với quá trình phát triển lực lượng sản xuất trong mối quan hệ với quan hệ sản xuất, đó là “Quan hệ sản xuất phù hợp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất”. Với những nhận định đúng đắn, Đảng ta đã xác định phải gắn liền quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX(2001) đã đề ra đường lối kinh tế của nước ta là: “Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ ngoại lực bên ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”.
    Trước những đòi hỏi khách quan của việc xây dựng, phát triển hoàn thiện lực lượng sản xuất trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam và phát huy có hiệu quả vai trò của lực lượng sản xuất. Việc triển khai đề tài “Vai trò của lực lượng sản xuất trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” là một yêu cầu cấp thiết và mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc.
    2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
    Có thể nói các vấn đề liên quan đến lực lượng sản xuất được nhiều nhà nghiên cứu, lý luận trong và ngoài nước quan tâm. Tuy nhiên, tùy theo mục đích nghiên cứu, mỗi tác giả có mỗi cách nhìn nhận, đánh giá, nghiên cứu ở từng góc độ và khía cạnh khác nhau.
    Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu về lực lượng sản xuất đều được đặt trong hệ thống nghiên cứu về chủ nghĩa duy vật lịch sử nói chung, hình thái kinh tế - xã hội nói riêng. Ở Việt Nam, vấn đề này được các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các học viện, trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia cùng đông đảo các nhà khoa học nghiên cứu, ví dụ như :
    - Nguyễn Trọng Chuẩn: “Góp vào vấn đề phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta hiện nay ”. Tạp chí Triết học số 2, năm 1990. Bài viết nêu lên vấn đề cơ bản của lực lượng sản xuất và các giai đoạn phát triển quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất trong tiến trình của xã hội loài người. Đồng thời, tác giả còn nêu lên các vấn đề nhằm phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta
    - Trương Hữu Hoàn: “Vấn đề sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất xét từ tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất ”. Tạp chí Triết học, số 1, năm 1994. Tác giả đã trình bày mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất, tác giả đã xem xét vấn đề quan hệ sản xuất được gọi là phải phù hợp với cả tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất hay chỉ cần phù hợp với một trong hai yêu cầu đó là đủ.
    - Vũ Đình Cự: “Khoa học và công nghệ lực lượng sản xuất hàng đầu”. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1997. Trong cuốn sách, tác giả trình bày vai trò ngày càng to lớn của khoa học công nghệ và đã trở thành lực lượng sản xuất hàng đầu.
    - Hồ Anh Dũng: “Phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay ”. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 2002. Tác giả đã nêu lên con người là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất, đồng thời đưa ra giải pháp nhằm phát huy yếu tố con người trong lực lượng sản xuất.
    - Nguyễn Hữu Khiển: “Học thuyết Mác và hoàn thiện các yếu tố của lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Triết học, Số 3, năm 2009. Trong bài viết này tác giả dựa trên quan điểm của học thuyết Mác về hình thái kinh tế - xã hội nói chung, về phát triển lực lượng sản xuất nói riêng, để làm rõ một số nguyên tắc, phương ​
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...