Tài liệu Vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam

Thảo luận trong 'TT Hồ Chí Minh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Vai trò của lãnh tụ Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam

    LỜI NÓI ĐẦU

    Triết học Mác- Lênin là hệ tư tưởng tiến bộ, khoa học giải thích nguồn gốc thế giới và nh́n nhận con người một cách toàn diện. Đề cao vai tṛ của lao động làm thay đổi con người, thông qua lao động con người đă làm thay đổi, cải biến toàn bộ giới tự nhiên “con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, c̣n con người th́ tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” (C.Mác và Ph. Ăngghen toàn tập, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t3, tr29). Đồng thời trong quá tŕnh đó cũng khẳng định con người là chủ thể và sản phẩm của lịch sử, tuy nhiên các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin cũng khẳng định rơ vai tṛ của các cá nhân kiệt xuất- các vĩ nhân và lănh tụ trong sự quyết định sự phát triển của xă hội nhưng cũng không tuyệt đối hóa vai tṛ của cá nhân mà luôn luôn đặt cá nhân trong quan hệ với quần chúng nhân dân- những chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử.
    Hồ Chí Minh là lănh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là hiện thân sinh động, chân thực, cảm động về trí tuệ - t́nh cảm - tâm hồn - lối sống và nhân cách Hồ Chí Minh - con người Việt Nam đẹp nhất, là bản sắc độc đáo của văn hóa đạo đức dân tộc gắn liền với tầm cao tư tưởng đạo đức của thời đại cách mạng và tiếp biến được những tinh hoa văn hóa đạo đức của nhân loại. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện qua hoạt động, hành vi và lối sống, qua các mối quan hệ với con người, với công việc, trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày. Ở đâu, lúc nào, với mọi đối tượng khác nhau, chủ thể đạo đức Hồ Chí Minh cũng là hiện thân sinh động của tính nhất quán giữa nói và làm, tính trung thực và sự khiêm tốn; tính kiên định về nguyên tắc và niềm tin gắn liền với tính linh hoạt và uyển chuyển trong phương pháp đối nhân xử thế; ḷng dũng cảm, sự sáng suốt, đức hy sinh và nghị lực phi thường vượt lên mọi khó khăn, thử thách; sự ân cần, chu đáo, ḷng khoan dung độ lượng đầy tính nhân ái, vị tha với con người; sự nhạy cảm và rất tinh tế của Người đối với mỗi con người, mỗi cảnh đời và những số phận khác nhau của họ. Đó là những đức tính và phẩm chất đạo đức của Người. Nhưng trên hết Hồ Chí Minh là một lănh tụ vĩ đại giải phóng dân tộc Việt Nam, người với những phẩm chất thiên tài đă đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam thành chung một khối thống nhất, vượt qua hai cuộc kháng chiến thần kỳ đánh bại bọn thực dân và đế quốc tàn ác, giành độc lập dân tộc. Với mục đích đó, tác giả sẽ tập trung phân tích h́nh ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh với vai tṛ một lănh tụ cách mạng của quần chúng nhân dân lao động. Qua đó thấy được công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước chúng ta. Dưới vai tṛ là một lănh tụ cách mạng, một danh nhân văn hóa thế giới, Hồ Chí Minh có những phẩm chất thiên tài và đặc biệt là sự yêu thương nhân dân lao động và quần chúng vô bờ bến. Chính sự gắn bó yêu thương ấy đă làm nên một sự nghiệp cách mạng vĩ đại trong ḷng dân tộc và có sức lan tỏa ghê gớm đến toàn nhân loại, làm nên những thắng lợi rung chuyển cả thế giới.
    Trong tiểu luận kết thúc học phần môn các chuyên đề triết học này, tác giả đă chọn viết về vai tṛ của lănh tụ Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam, dưới góc độ triết học, mong muốn mang đến cho người đọc một cách nh́n toàn diện về Hồ Chí Minh- Người với những phẩm chất thiên tài đă lănh đạo dân tộc ta vượt qua muôn ngàn khó khăn thử thách để giành được độc lập và thống nhất đất nước. Trong thời đại ngày nay, khi đất nước ta đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xă hội, hoàn cảnh vẫn c̣n nhiều khó khăn nhưng chúng ta vẫn kiên tŕ chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng một cách linh hoạt sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể và đă giành được nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng đất nước.


    NỘI DUNG
    CHƯƠNG 1: NHỮNG PHẨM CHẤT THIÊN TÀI
    CỦA LĂNH TỤ HỒ CHÍ MINH

    1. Hồ Chí Minh là vị lănh tụ có tri thức khoa học uyên bác, Người nắm được xu thế vận động của thời đại.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh đă từng có những dự báo thiên tài mang tính thời đại, chỉ đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Những dự báo của Người hoàn toàn không mang mầu sắc thần linh, huyền bí. Trái lại, đó là những dự báo khoa học có hàm lượng trí tuệ cao; là đ̣i hỏi tất yếu của những suy tư, trăn trở trước vận mệnh dân tộc của một nhân cách lớn; là sản phẩm của tư duy khoa học, logic và biện chứng ở một trí tuệ siêu việt, am tường đông - tây, kim - cổ; là sự đúc kết những trải nghiệm phong phú qua mấy chục năm bôn ba khắp chân trời, góc bể và thực tiễn hết sức sôi động của Cách mạng Việt Nam .
    Tháng 8-1914, khi đang ở Anh, trong bức thư gửi cụ Phan Chu Trinh, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đă viết: .Tiếng súng đang rền vang. Thây người đang phủ đất. Năm nước lớn đang đánh nhau. Chín nước đă vào ṿng chiến. Cháu bỗng nhớ cách đây vài tháng cháu đă nói với bác về cơn dông sấm động này Như vậy trong một bức thư gửi trước đó, Bác đă tiên đoán Chiến tranh thế giới lần thứ 1 (1914-1918) sắp sửa nổ ra.
    Năm 1924 , trong bài Đông Dương và Thái B́nh Dương, Bác đă dự báo về nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới và tiên đoán: Thế nào rồi cũng có ngày nước Nga cách mạng phải đọ sức với chủ nghĩa tư bản. Với tầm nh́n chiến lược, Bác c̣n thấy trước Thái B́nh Dương và các nước thuộc địa xung quanh nó sẽ trở thành miếng mồi béo bở cho các tên đế quốc nḥm ngó, khu vực này tương lai có thể trở thành một ḷ lửa của cuộc chiến tranh thế giới mới mà giai cấp vô sản sẽ phải nai lưng ra gánh. Những tiên đoán này, 15 năm sau trở thành hiện thực. Năm 1939, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, phát-xít Đức tấn công Liên Xô, các nước xung quanh Thái B́nh Dương trở thành chiến trường ác liệt.
    Tháng 5-1941, tại Hội nghị Trung ương ở Pác Bó, Bác đă dự liệu thời cơ tổng khởi nghĩa là lúc Liên Xô thắng Đức; Mỹ, Anh, Trung Quốc phản công đánh bại Nhật Bản. Cần thấy rằng, dự báo này đưa ra lúc Đức chưa tấn công Liên Xô, Nhật chưa tấn công vùng đất do Mỹ, Anh kiểm soát. Nhờ phán đoán tài t́nh như vậy nên Bác đă yêu cầu Liên Tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng đ́nh chỉ chủ trương khởi nghĩa đầu năm 1944, đồng thời phát động toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị để đón thời cơ.
    Ngày 1-1-1942, trên báo Việt Nam độc lập số 114, Bác viết bài thơ Chúc năm mới, mở đầu cho sự ra đời thể loại Thơ chúc Tết của Người. Bài thơ tràn đầy niềm lạc quan vào triển vọng thắng lợi của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới. Lúc này, cuộc chiến tranh vệ quốc của Liên Xô đang ở giai đoạn khó khăn, c̣n bọn phát-xít th́ đang làm mưa làm gió trên các chiến trường. Trả lời câu hỏi: Năm nay t́nh h́nh thế giới và trong nước sẽ thế nào? Trong bài Năm mới, công việc mới cùng in trong số báo trên, Bác khẳng định: Ta có thể quyết đoán rằng, Nga nhất định thắng, Đức nhất định bại; Anh, Mỹ sẽ được, Nhật Bản sẽ thua. Đó là một dịp rất tốt cho dân ta khởi nghĩa đánh đuổi Pháp, Nhật, làm cho Tổ quốc ta độc lập tự do. Trên thực tế chúng ta đă tiến hành Tổng khởi nghĩa vào đúng thời cơ mà Bác đă dự đoán, giành thắng lợi trong thời gian ngắn.
    Tháng 2-1942 , Bác biên soạn cuốn Lịch sử nước ta theo h́nh thức diễn ca. Cuối tác phẩm có mục Những năm tháng quan trọng ghi những sự kiện lớn trong lịch sử dân tộc, sự kiện cuối cùng, Bác viết: 1945 - Việt Nam độc lập. Khi đưa đi in, một số đồng chí băn khoăn hỏi lại th́ được Bác khẳng định: Được rồi, cứ thế in. Đúng là một dự báo thiên tài. Trong khi các nguyên thủ của phe Đồng minh họp tại Tehran (năm 1943), dự tính rằng, phải đến năm 1946 mới có thể hoàn toàn đánh bại lực lượng phát-xít, kết thúc chiến tranh, th́ lịch sử lại diễn ra đúng như tiên đoán của Người. Tháng 5-1945, phát-xít Đức đầu hàng, Liên Xô đánh tan đội quân Quan Đông của Nhật, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, Nhật đầu hàng vô điều kiện. Chớp thời cơ đó, Đảng đă lănh đạo nhân dân ta nổi dậy tổng khởi nghĩa giành độc lập, tự do.
    Năm 1954, kháng chiến chống Pháp thắng lợi, nhưng ngay lúc đó, Bác đă chỉ rơ thắng lợi này mới chỉ là bước đầu và cảnh báo rằng, đế quốc Mỹ sẽ nhảy vào thay thế Pháp ở Đông Dương, Người nhận định: Mỹ đang biến thành kẻ thù chính và trực tiếp của nhân dân Việt Nam, Lào. Trên cơ sở đó chúng ta đă chủ động về chiến lược, tích cực chuẩn bị lực lượng để sẵn sàng bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
    Năm 1960, Bác đă tiên đoán thật là kỳ diệu: chậm nhất là 15 năm nữa nước nhà sẽ thống nhất. Trong Diễn văn lễ mừng Quốc khánh 2-9-1960, có đoạn viết: Trong lúc chúc mừng ngày Quốc khánh vĩ đại lần thứ 15, chúng ta càng nhớ đến đồng bào ta ở miền Nam đang anh dũng đấu tranh chống chế độ tàn bạo của Mỹ - Diệm. Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối t́nh ruột thịt và hứa với đồng bào rằng: Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, th́ chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất, Bắc - Nam nhất định sẽ sum họp một nhà. Bác gạch dưới trong bản thảo các chữ chậm lắm là 15 năm nữa. Đúng 15 năm sau, mùa xuân 1975, với thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đất nước ta đi đến thống nhất như tiên đoán diệu kỳ của Người.
    Cuối năm 1967, khi làm việc với Bộ Tư lệnh Quân chủng Pḥng không - Không quân, Bác đă tiên liệu: Sớm muộn rồi đế quốc Mỹ cũng sẽ đưa B.52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua.Từ kinh nghiệm ở Triều Tiên, trước khi thua, Mỹ đă ném bom hủy diệt B́nh Nhưỡng, Bác đă dự báo sớm: Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội. Thực tế đă diễn ra đúng như dự báo thiên tài của Người.
    Năm 1969, trước lúc đi xa, trong “Di chúc” của ḿnh, Người vẫn rất lạc quan, tin tưởng vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc: “Cuộc kháng chiến có thể c̣n kéo dài . Dù khó khăn gian khổ đến mấy, nhân dân ta nhất định sẽ hoàn toàn thắng lợi. Đế quốc Mỹ nhất định phải cút khỏi nước ta . Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà”.
    2. Hồ Chí Minh là vị lănh tụ có năng lực tập hợp quần chúng, thống nhất ư chí và hành động của quần chúng.
    Đoàn kết là bài học có tính quy luật đă được tổng kết và kiểm chứng nhiều lần trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng ngh́n năm của dân tộc ta. Hơn nữa, đoàn kết đă trở thành một giá trị tiêu biểu trong nền văn hoá chính trị Việt Nam, truyền thống cũng như hiện đại. Tuy nhiên, nh́n lại lịch sử dân tộc ta, để đạt được sự đoàn kết dân tộc là một điều không dễ dàng. Đoàn kết không phải là điều hiển nhiên, cho dù đă trở thành một quy luật lịch sử. Thực tế này có cội nguồn sâu xa trong quá tŕnh h́nh thành và phát triển của dân tộc Việt Nam. Bất cứ ai cũng có thể nhận thấy rằng có rất nhiều sự dị biệt, đa dạng cùng tồn tại trong ḷng một dân tộc Việt Nam thống nhất. Thứ nhất, Việt Nam là một dân tộc đa sắc tộc với không ít các sắc tộc xuyên biên giới. Sự đa dạng về sắc tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú trong sắc thái văn hoá, nhưng đồng thời cũng luôn luôn hàm chứa những nguy cơ phân biệt, chia rẽ, mất đoàn kết. Thứ hai, trong hành tŕnh dựng nước, đặc biệt là trong quá tŕnh người Việt tiến dần về phía Nam, cùng với việc một số cộng đồng dân cư khác gia nhập vào cộng đồng dân tộc, bản sắc văn hoá Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng, phong phú hơn. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa là những dị biệt về văn hoá giữa các tộc người và giữa các vùng miền trở nên rơ nét và phức tạp hơn. Hơn nữa, Việt Nam c̣n là quốc gia đa tôn giáo. Những dị biệt về sắc tộc, tôn giáo và văn hoá ấy trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định đă kết hợp với những mâu thuẫn xă hội giữa các giai cấp, các nhóm người khác nhau tạo nên t́nh trạng xung đột, thậm chí là những cuộc nội chiến kéo dài. Tuy cuối cùng xu hướng thống nhất dân tộc và truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái vẫn thắng thế và được khẳng định là xu hướng chủ đạo, nhưng thực tế lịch sử cũng đă chỉ ra rằng để đạt được sự đoàn kết dân tộc và thống nhất đất nước không phải là điều dễ dàng. Từ giữa thế kỷ XIX nước ta bị rơi vào ách đô hộ của thực dân Pháp. Một trong những nguyên nhân cơ bản nhất đă dẫn đến hoạ mất nước chính là khối đại đoàn kết dân tộc đă bị xói ṃn nghiêm trọng. Trong suốt gần 100 năm đô hộ nước ta, núp dưới chiêu bài của sứ mệnh khai hoá văn minh” thực dân Pháp đă thực thi chính sách “chia để trị” rất thâm độc, ḥng khoét sâu thêm những dị biệt vốn có, làm cho các mâu thuẫn và những xung đột nội bộ trong ḷng dân tộc Việt Nam ngày càng trở nên gay gắt hơn, do đó làm cho khối đoàn kết dân tộc của người Việt Nam không thể nào được khôi phục và phát triển được.
     
Đang tải...