Tiểu Luận vai trò của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    vai trò của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Từ những năm đầu thập kỷ 90 trở lại đây có lẽ không còn mấy ai nghi ngờ về vai trò của sản xuất hàng hoá, của kinh tế thị trường trong sự nghiệp xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Tuy vậy do ảnh hưởng của những quan niệm trước đây về một chủ nghĩa xã hội không có kinh tế hàng hoá, không có quan hệ thị trường và do bản thân kinh tế thị trường lại có tính hai mặt của nó cho nên trong thực tế, việc nhận thức cho đúng "vai trò của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" còn có nhiều vấn đề cần xem xét.
    Thị trường là một thực tế tồn tại tự nhiên qua nhiều chế độ khác nhau. Chủ nghĩa tư bản chỉ có công mở rộng thị trường lớn gấp hàng lần so với thị trường dưới chế độ phong kiến và ngay thị trường tư bản chủ nghĩa cũng không ngừng phát triển và thay đổi với cả hai mặt tốt xấu. Từ kết luận này có thể khẳng định việc xây dựng một thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là việc làm hoàn toàn phù hợp quy luật khách quan và rất hiện thực. Vậy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta có tính khách quan và đặc điểm cũng như các giải pháp để phát triển nó như thế nào ?.
    II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
    Nước ta từng bước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một vấn đề lớn, là điểm then chốt trong lý luận về chủ nghĩa xã hội. Vấn đề đó không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
    1. Tai sao nước ta phải phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Theo lối tư duy cũ, không ít các nhà kinh tế thị trường đem lại lý luận Mác – Lênin đối lập với các lý thuyết kinh tế thị trường do đó, có những định kiến kỳ thị đối với các học thuyết kinh tế thị trường. Thật ra kinh tế thị trường là sản phẩm của sự phát triển của xã hội loài người, nó là sự phát triển cao của kinh tế hàng hoá.
    1.1. Nước ta đang từng bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    Quá trình đó được thực hiện qua ba bước cơ bản đó là:
    + Cải cách cơ cấu sở hữu: biến nền kinh tế về cơ bản dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể thành nền kinh tế nhiều thành phần dựa trên sự đa dạng hoá của sở hữu.
    + Đối với cơ chế kinh tế với định hướng chuyển từ trạng thái nhà nước chỉ huy nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính, bằng kế hoạch hoá tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
    + Từng bước chuyển sang nền kinh tế hàng hoá và hình thành một hệ thống kinh tế mở.
    Kinh tế hàng hoá là một thành tựu của nền văn minh nhân loại và không đối lập với chủ nghĩa xã hội. Cơ chế vận hành của nó là cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Có nhiều định nghĩa về cơ chế thị trường nhưng nói chung, cơ chế thị trường là tổng thể phương thức vận hành nền kinh tế sao cho phù hợp với các quy luật khách quan của thị trường trong đó gồm có quan hệ kinh tế (mà quan hệ cung cầu là trung tâm) các hình thức kinh tế (mà giá cả thị trường là cốt lõi) các phương pháp (mà cạnh tranh là sức sống). Từ đó tạo ra những lực hút đẩy theo một xu hướng nhất định nhằm chi phối 3 vấn đề cơ bản của nền sản xuất xã hội. Sản xuất cái gì, sản xuất bằng cách nào, sản xuất cho ai.
     
Đang tải...