Luận Văn Vai trò của kiểm toán nội bộ và Một số Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ ở Việt N

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    169
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò của kiểm toán nội bộ và Một số Giải pháp nhằm nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ ở VN
    Mục lục

    Lời nói đầu 1
    Lý luận chung về kiểm toán nội bộ 3
    1.1 Khái quát chung về kiểm toán nội bộ 3
    1.1.1.Khái niệm về kiểm toán nội bộ 3
    1.1.2. Vai trò của kiểm toán nội bộ 4
    1.1.3. Bối cảnh ra đời của kiểm toán nội bộ 6
    1.2. Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và các bộ phận có liên quan 9
    1.2.1.Kiểm toán nội bộ là cụ thể hoá của kiểm soát nội bộ 9
    1.2.2. Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và ban giám đốc 11
    1.2.3. Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kế toán quản trị 12
    1.2.4. Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và các hoạt động khác của doanh nghiệp 16
    1.2.5. Mối quan hệ giữa kiểm toán nội bộ và kiểm toán bên ngoài 17
    1.3. Mô hình tổ chức kiểm toán nội bộ 20
    2. Thực trạng của hệ thống kiểm toán nội bộ và một số giải pháp nhằm
    nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ ở Việt Nam 24
    2.1. Thực trạng của hệ thống kiểm toán nội bộ ở Việt Nam 26
    2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của hệ thống kiểm toán nội bộ 30
    Kết luận 38

    Lời nói đầu

    Trong nền kinh tế thị trường, để giải quyết mâu thuẫn giữa yếu tố giữa yếu tố cạnh tranh của các hoạt động kinh tế với các mối quan hệ kinh tế - xã hội qua lại tất yếu của các pháp nhân hoặc thể nhân đã làm nảy sinh một nhu cầu khách quan là : Phải công khai các thông tin kinh tế tài chính và các thông tin đó phải đáng tin cậy, tức là phải có một lực lượng ngoài các mối quan hệ đó, có trình độ kỹ năng chuyên môn cao tiến hành thẩm định một cách độc lập khách quan nhằm đưa ra nhận xét về độ tin cậy của các thông tin công khai. Nhờ đó, các thể nhân hoặc pháp nhân sẽ tin tưởng lẫn nhau và các mối quan hệ kinh tế tài chính sẽ xảy ra giữa các pháp nhân hoặc thể nhân đó với nhau làm thúc đẩy các quan hệ kinh tế phát triển.
    Bản chất của kiểm toán, nếu xét ở góc độ chung nhất, chính là sự kiểm tra độc lập từ bên ngoài được thực hiện bởi một lực lượng có trình độ kỹ năng chuyên môn cao. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về độ tin cậy của các thông tin được thẩm định. Sự lớn mạnh về quy mô và phức tạp của các hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp khiến hệ thống kiểm tra được thiết lập trước đây không còn thích hợp và không thể làm cho lãnh đạo doanh nghiệp quán xuyến hết được các hoạt động đã và đang diễn ra. Vì vậy, cần phải có một tổ chức hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc kiểm tra các hoạt động của các doanh nghiệp đặc biệt là trong các doanh nghiệp lớn. Khoảng cách thu thập và phản hồi thông tin quản lý giữa lãnh đạo doanh nghiệp và các bộ phận ngày càng bị xa cách cả về mặt địa bàn lẫn cơ cấu tổ chức, các thông tin chứa đựng rủi ro về độ chính xác không cao. Cho nên, cần phải có một tổ chức để kiểm tra, đánh giá độ tin cậy và tính đầy đủ, chính xác của các thông tin tài chính và phi tài chính, từ đó có thể định lượng được, phục vụ cho yêu cầu quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. Thêm vào đó, yêu cầu ngày một cao về độ chính xác của các thông tin trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp từ phía ngân hàng, các định chế về tài chính,vì vậy cần có một tổ chức phối hợp với kiểm toán bên ngoài, nhằm kiểm tra, đánh giá có hiệu quả cao hơn độ tin cậy và xác thực của thông tin trên báo cáo tài chính, tạo niềm tin cho lãnh đạo doanh nghiệp trước khi công bố các báo cáo tài chính. Ngoài ra, những nhược điểm của các thành viên của doanh nghiệp, các yếu tố không thuận lợi khác phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đã đặt ra yêu cầu khách quan, cần phải có chức năng kiểm tra nội bộ trong doanh nghiệp để thực hiện soát xét các sai sót và gian lận đó. Kiểm toán nội bộ đã xuất phát từ nhu cầu quản lý thực tế đó. Hoạt động kiểm toán nói chung đã xuất hiện từ lâu trên thế giới. Sự phát triền về kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia qua thời gian đã làm cho hoạt động kiểm toán ngày càng phát triển và trở thành nhu cầu không thể thiếu được của mỗi quốc gia. So với kiểm toán độc lập và kiểm toán Nhà nước thì kiểm toán nội bộ ra đời muộn hơn, nhưng kiểm toán nội bộ có sự phát triển rất mạnh mẽ.
    Nền kinh tế nước ta đang chuyển sang vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cơ sở pháp lý để quản lý nền kinh tế thị trường mở cửa đã, đang hình thành và từng bước được hoàn thiện. Có thể nói, kiểm toán nội bộ là phương tiện quản lý có hiệu quả và là công cụ đắc lực giúp các nhà quản lý giám sát được toàn bộ các hoạt động của đơn vị mình.Trong khi khả năng dự báo và phân tích của các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn chế, do đó việc nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ là vô cùng cần thiết và hết sức đúng đắn. Chính xuất phát từ đặc điểm, tầm quan trọng của kiểm toán nội bộ và thực trạng của hệ thống này nên em đã chọn đề tài: “ Vai trò của kiểm toán nội bộ và một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của kiểm toán nội bộ ở Việt Nam”.
    Là một học sinh chuyên ngành, em thấy đề tài này rất bổ ích đối với bản thân. Tuy nhiên do kiến thức và sự hiểu biết còn hạn chế nên đề án của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để đề án của em có thể hoàn thiện hơn.
     
Đang tải...