Tiến Sĩ Vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong quản lý nợ công ở Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 29/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN ÁN TIẾN SĨ
    NĂM 2016
    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU . 11
    1. Sự cần thiết của luận án 11
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án 12
    3. Câu hỏi nghiên cứu 13
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án . 13
    5. Phương pháp nghiên cứu 14
    5.1. Khung lý thuyết 14
    5.2. Quy trình nghiên cứu 15
    5.3. Các phương pháp nghiên cứu . 16
    6. Những đóng góp mới của đề tài 18
    7. Kết cấu của luận án . 20
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU . 22
    1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận
    án 22
    1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu trên Thế giới liên quan đến đề tài luận
    án 24
    1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu 28
    CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA . 30
    KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG QUẢN LÝ NỢ CÔNG 30
    2.1. Nợ công và quản lý nợ công 30
    2.1.1. Nợ công . 30
    2.1.2. Quản lý nợ công 36
    2.2. KTNN trong quản lý nợ công . 44
    2.2.1. Tổng quan về KTNN . 44
    2.2.2. Mục tiêu của KTNN trong quản lý nợ công 44
    2.2.3. Vị trí pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công . 45
    2.2.4. Chức năng của KTNN trong kiểm toán nợ công 47
    2.2.5. Vai trò của KTNN trong quản lý nợ công . 49
    2.2.5.1. Tổ chức kiểm toán quản lý nợ công. 49
    2.2.5.2. Đánh giá, kiến nghị quản lý nợ công 52
    2.2.5.3. Công khai kết quả kiểm toán về quản lý và sử dụng nợ công . 54
    2.2.6. Các tiêu chí đánh giá vai trò của KTNN trong quản lý nợ công 55
    2.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò của KTNN trong quản lý nợ công . 56
    2.2.7.1. Các yếu tố nội tại của KTNN 56
    2.2.7.2. Các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài . 57
    2.3. Kinh nghiệm nước ngoài về vai trò của KTNN trong quản lý nợ công 59
    2.3.1. Kinh nghiệm của Hy Lạp . 59
    2.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc . 61
    2.3.3. Kinh nghiệm của Mỹ 65
    2.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra 69
    CHƯƠNG 3: 72
    PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
    TRONG QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM . 72
    3.1. Quản lý nợ công ở Việt Nam . 72
    3.1.1. Nợ công tại Việt Nam những năm qua . 72
    3.1.2. Quản lý nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2009 đến nay 81
    3.2. Vị trí pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công 85
    3.3. Chức năng của KTNN trong quản lý nợ công thời gian qua . 87
    3.4. Kết quả thực hiện vai trò của KTNN trong quản lý nợ công thời gian qua88
    3.4.1. Kết quả xử lý sai phạm trong lĩnh vực quản lý nợ công . 90
    3.4.2. Sai phạm phát hiện trong quản lý nợ công . 91
    3.4.3. Kiến nghị chấn chỉnh quản lý nợ công . 102
    3.5. Đánh giá thực trạng vai trò của KTNN trong quản lý nợ công từ 2006 đến
    nay 107

    3.5.1. Những thành tựu đạt được . 107
    3.5.2. Những hạn chế, yếu kém 109
    3.6. Nguyên nhân của những hạn chế . 111
    CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI
    TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC TRONG . 114
    QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM 114
    4.1. Quan điểm và định hướng nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ
    công 114
    4.1.1. Quan điểm . 114
    4.1.1.1. Nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công là nhằm nâng cao
    vai trò giám sát hoạt động quản lý nợ công. 114
    4.1.1.2. Nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công là phù hợp với
    đường lối, chủ trương của Đảng và phù hợp với các quy định của Luật KTNN và
    các bộ luật khác về vai trò, vị trí của KTNN trong hoạt động quản lý nợ công116

    4.1.1.3. Nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công trong quá trình hội
    nhập hiện nay phù hợp với các thực tiễn tốt của quốc tế và xu thế chung về xác
    lập vị trí pháp lý và bảo đảm nguyên tắc hoạt động độc lập của KTNN tại các
    nước có nền kinh tế thị trường trên thế giới 117

    4.1.1.4. Nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công trên cơ sở nâng cao
    nhận thức về mối quan hệ giữa đối tượng và khách thể kiểm toán trong hoạt động
    kiểm toán của KTNN 119

    4.1.2. Định hướng . 120
    4.1.2.1. Định hướng phát triển KTNN 120
    4.1.2.2. Định hướng nâng cao vị trí, vai trò của KTNN trong quản lý nợ công
    . 124

    4.2. Các giải pháp nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công . 125
    4.2.1. Nhóm các giải pháp nâng cao vị trí pháp lý của KTNN trong quản lý nợ công
    . 125
    4.2.1.1. Nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí và vai trò của KTNN trong
    quản lý nợ công . 125
    4.2.1.2. Nâng cao vị trí pháp lý, chức năng và vai trò của KTNN trong quản lý
    nợ công . 126

    4.2.2. Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu lực của KTNN 127
    4.2.2.1. Nâng cao năng lực kiểm toán 127
    4.2.2.2. Nâng cao hiệu lực kiểm toán . 128
    4.2.2.3. Nâng cao hiệu quả kiểm toán . 128
    4.2.3. Nhóm các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy, tuyển dụng và đào tạo nhân
    lực . 130

    4.2.3.1. Nhóm các giải pháp hoàn thiện bộ máy . 130
    4.2.3.2. Nhóm các giải pháp nâng cao chất lượng tuyển dụng và đào tạo nhân
    lực . 132
    4.2.4. Nhóm các giải pháp phát triển cơ sở vật chất, thông tin tuyên truyền và phát
    triển khoa học-công nghệ thông tin 134 4.2.4.1. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ,
    công chức, kiểm toán viên của KTNN 134
    4.2.4.2. Giải pháp về thông tin tuyên truyền 135
    4.2.4.3. Giải pháp phát triển khoa học-công nghệ thông tin . 135
    4.2.5. Giải pháp hội nhập và hợp tác quốc tế về nợ công . 136
    4.3.Các kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công . 137
    4.3.1. Những kiến nghị đối với Nhà nước . 137
    4.3.2. Những kiến nghị đối với KTNN . 138
    4.3.3. Những kiến nghị đối với đối với các cơ quan quản lý nợ công 138
    4.3.4. Những kiến nghị đối với đơn vị sử dụng các khoản nợ công 139
    KẾT LUẬN 141
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 143
    Tài liệu tham khảo trong nước 143
    Tài liệu tham khảo nước ngoài 145



    1. Sự cần thiết của luận án
    PHẦN MỞ ĐẦU

    Các khoản nợ công có xu hướng ngày càng tăng ở nhiều quốc gia đang phát
    triển và được xem như là nguồn tài chính quan trọng để bù đắp các khoản thâm hụt
    ngân sách và hỗ trợ phát triển cơ sở, hạ tầng, kinh tế xã hội. Tuy nhiên, việc lạm dụng
    các khoản nợ công cũng như những yếu kém trong quản lý, giám sát nợ công đã tạo ra
    những rủi ro tài chính vĩ mô theo diện rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Trong thời
    gian qua, thế giới liên tục chứng kiến khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp, Ai Len cũng
    như việc lan rộng sang các nước châu Âu khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và
    Italia theo hiệu ứng đôminô. Các quốc gia ngoài khối "Eurozone" như Trung Quốc,
    Hoa kỳ, Ạnh, Nhật và các cường quốc khác cũng bị cuốn vào vòng xoáy và chịu ảnh
    hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi khủng hoảng nợ công Châu Âu khi có mối liên hệ



    mật thiết về tỷ giá hối đoái và các quan hệ đầu tư kinh tế tài chính vào thị trường Châu
    Âu. Quản lý nợ công trên thế giới đang là vấn đề nóng bỏng, ẩn chứa nhiều rủi ro và
    cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
    Cũng trong xu thế ấy, vay nợ của Chính phủ Việt Nam trong những năm gần
    đây tăng lên đáng kể do nhu cầu đầu tư phát triển và bù đắp bội chi ngân sách. Nhu
    cầu đầu tư của Chính phủ tăng mạnh trong khi nguồn thu từ thuế, từ khai thác tài
    nguyên và các nguồn thu khác tăng không đáng kể. Danh mục nợ của Chính phủ ngày
    càng lớn và phức tạp gây ra những thách thức, rủi ro lớn đối với sự quản lý, giám sát
    của cơ quan quản lý nợ công. Những yêu cầu đó trong thời điểm hiện nay càng ngày
    càng bức thiết, cần xác lập vai trò của một cơ quan chuyên môn có vị trí độc lập để
    giám sát chặt chẽ lĩnh vực quản lý nợ công và công khai thông tin về nợ công, đồng
    thời lại phải là cơ quan chuyên môn có chức năng về kiểm tra tài chính và được giao
    nhiệm vụ quản lý giám sát lĩnh vực quản lý nợ công như vậy mới có thể khắc phục
    những bất cập, những yếu kém tồn tại và đáp ứng nhu cầu đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ
    để tránh những hậu quả bất lợi có thể xảy ra trong tương lai, đảm bảo tính bền vững
    của tài chính- ngân sách. KTNN, với tư cách là cơ quan chuyên môn độc lập về lĩnh
    vực kiểm tra tài chính cao nhất của nhà nước do Quốc hội thành lập, hàng năm thực
    hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với mọi
    cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách. Hoạt động của KTNN sẽ đảm bảo tính
    minh bạch trong quản lý và sử dụng nợ công, giúp ngăn ngừa được các rủi ro phát
    sinh, từ đó có thể đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền các biện pháp quản lý và sử
    dụng các khoản nợ một cách tốt hơn cũng như đảm bảo tính bền vững của NSNN.

    Xác định vai trò của cơ quan KTNN trong quản lý nợ công là rất cần thiết, nhất
    là trong bối cảnh thế giới đã diễn ra những trường hợp khủng hoảng kinh tế do đổ vỡ
    nợ công. Trên thực tế ở Việt Nam, mặc dù hàng năm, KTNN vẫn thực hiện kiểm toán
    tổng quyết toán NSNN và các chương trình, dự án sử dung nợ công và đóng góp các ý
    kiến chuyên môn trong giai đoạn lập dự toán NSNN. Trong đó, có đóng góp ý kiến
    cũng như thực hiện kiểm toán việc vay và trả nợ Chính phủ. Tuy nhiên, vai trò của
    KTNN trong quản lý nợ công vẫn chưa được xác lập. Hàng năm, khi kiểm toán quyết
    toán NSNN có đề cập đến các khoản nợ công nhưng mới ở những nội dung hết sức
    đơn giản, chưa xem xét trong tính tổng thể, toàn diện của nó. Đồng thời, KTNN cũng
    chưa thực hiện một cuộc kiểm toán độc lập về lĩnh vực quản lý nợ công, theo đó, việc
    công khai thông tin về quản lý nợ công cũng chưa chất lượng và được đánh giá cao.
    Thực tế đó đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận, thực tiễn
    nhằm xác định rõ vai trò của KTNN trong quản lý nợ công để phục vụ cho việc thực
    hiện nhiệm vụ của KTNN. Đây là đòi hỏi cấp thiết đối với đất nước nói chung và đối
    với cơ quan KTNN nói riêng tại thời điểm hiện nay.
    Xuất phát từ các lý do trên và thực tiễn liên quan đến công tác chuyên môn đã
    thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài: “ Vai trò của KTNN trong việc quản lý nợ công ở
    Việt Nam” để nghiên cứu và bảo vệ luận án Tiến sỹ.
    2. Mục đích nghiên cứu của luận án
    Mục tiêu tổng quát:
    Trên cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu, đánh giá về thực trạng vai trò của
    KTNN trong quản lý nợ công, luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu để xác lập và
    nâng cao vai trò của KTNN trong quản lý nợ công tại Việt Nam.
    Mục tiêu cụ thể
    Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu về vai trò của KTNN trong
    quản lý nợ công.
    Thứ hai, đánh giá thực trạng vai trò của KTNN trong quản lý nợ công ở Việt
    Nam trong giai đoạn từ 2006 đến 2013, chỉ rõ sự cần thiết cũng như những điểm
    mạnh, điểm hạn chế của vai trò của KTNN trong quản lý nợ công.
    Thứ ba, đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm xác lập vai trò của
    KTNN trong quản lý nợ công ở Việt Nam phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
    tế và thực tiễn phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam.
     
Đang tải...