Tiểu Luận Vai trò của kiểm soát xã hội đối với hành chính. Những giải pháp để xã hội thực hiện tốt việc kiểm s

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò của kiểm soát xã hội đối với hành chính. Những giải pháp để xã hội thực hiện tốt việc kiểm soát hành chính trong điều kiện cụ thể của nước ta hiện nay
    MỤC LỤC
    I. Khái niệm chung
    II. Vai trò của kiểm soát xã hội đối với hành chính
    III. Những giải pháp để xã hội thực hiện tốt việc kiểm soát hành chính trong điều kiện cụ thể nước ta hiện nay
    I. Khái niệm chung

    1. Kiểm soát
    Kiểm soát là thuật ngữ được dùng để chỉ những hoạt động của cá nhân, tổ chức trong và ngoài tổ chức giao nhiệm vụ, quyền hạn xem xét, đánh giá, xử lý đối với hành vi thực hiện các quy định chung của cá nhân tổ chức hữu quan.
    Theo quan niệm này, kiểm soát có những đặc điểm chung với quản lý. Đó là sự tác động có tính tổ chức và mục đích của chủ thể kiểm soát (cá nhân, tổ chức thực hiện kiểm soát đối với đối tượng kiểm soát).
    Kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước là loại hoạt động đặc biệt thuộc chức năng của Nhà nước và xã hội nhằm bảo đảm tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả trong quản lý Nhà nước. Đó là tổng thể những phương tiện tổ chức pháp lý được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân thông qua các hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát tài phán dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã hội.
    Sự cần thiết của kiểm soát đối với hành chính Nhà nước
    -Hoạt động hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp của nhà nước bằng quyền lực nhà nước. Bản chất của quyền lực dễ bị người khác lạm dụng do đó để tránh lạm quyền thì cần thiết phải kiểm soát đối với các chủ thể hành chính Nhà nước.
    -Nền hành chính Nhà nước có nhiệm vụ phục vụ nhân dân cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân đòi hỏi 1 nền hành chính trách nhiệm hiệu quả vì vậy cần có sự kiểm soát của nhân dân đối với hoạt động hành chính Nhà nước để nó thực sự trở thành công bộc của dân.
    -Hoạt động hành chính Nhà nước là hoạt động tổng hợp phức tạp, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định các chuẩn mực do đó không thể tránh khỏi những sai sót nhất định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vì vậy cần có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng đối với hoạt động hành chính Nhà nước.
    -Hệ thống hành chính là hệ thống thứ bậc chặt chẽ được thực hiện bởi các đội ngũ cán bộ công chức do đó để đảm bảo tính trật tự tính kỷ luật trong hoạt động hành chính Nhà nước cần có sự kiểm soát của cơ quan cấp trên đối với cấp dưới, của thủ trưởng đối với nhân viên.
    -Hoạt động hành chính Nhà nước được tài trợ bởi ngân sách nhà nước các chủ thể hành chính Nhà nước có quyền huy động khái thác sử dụng các nguồn lực quốc gia vì vậy để đảm bảo tính hợp lý tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực đó cần có sự kiểm soát của các cơ quan tài chính quốc gia.
    2. Kiểm soát xã hội
    Kiểm soát xã hội là sự bố trí các chuẩn mực, các giá trị cùng những chế tài để ép buộc việc thực hiện chúng. Sự kiểm soát sẽ làm cho hành vi của các cá nhân, các nhóm vào các khuôn mẫu đã được xã hội thừa nhận là đúng, cần phải làm theo. Kiểm soát xã hội, sẽ dùng các chế tài tiêu cực đẩy các hành vi lệch lạc vào khuôn phép hay vào một trật tự.
    Kiểm soát xã hội có thể được thực hiện bởi các thiết chế xã hội như gia đình, tôn giáo, chính trị, kinh tế, giáo dục, . thông qua chức năng kiểm soát của mình các cá nhân phải tuân thủ theo chuẩn mực giá trị xã hội, các quy định hạn chế đối với hành vi.
    Kiểm soát đối với hành chính Nhà nước bao gồm các hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra. Các phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ cương trong quản lý Nhà nước có đối tượng tác động rộng lớn, trong đó hoạt động của hệ thống hành chính là đối tượng chủ yếu được thực hiện bằng hoạt động kiểm soát.
    Có hai hình thức kiểm soát của các tổ chức xã hội đối với hành
     
Đang tải...