Luận Văn Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Nhu Ely, 15/12/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU .1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BRICs VÀ KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU .3

    1.1. Nguồn gốc ra đời và quá trình phát triển của BRICs .3
    1.1.1. Nguồn gốc ra đời .3
    1.1.2. Quá trình phát triển .6
    1.2. Vị thế của BRICs trong nền kinh tế thế giới 12
    1.2.1. Về quy mô kinh tế .12
    1.2.2. Về tốc độ tăng trưởng 13
    1.2.3. Về dân số 15
    1.2.4. Điều kiện tự nhiên 15
    1.3. Diễn biến và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu .17
    1.3.1. Diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu .17
    1.3.2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu .21

    CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA KHỐI BRICs TRONG KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU
    .24
    2.1. Là đầu tầu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới 24
    2.2. Là nơi cung cấp tín dụng quan trọng cho Mỹ, châu Âu, IMF khắc phục khủng hoảng tài chính 28
    2.3. Định hình xu hướng phát triển mới của nền tài chính, kinh tế thế giới .36
    2.3.1. Đẩy nhanh việc dịch chuyển sức mạnh kinh tế từ các nước phát triển
    sang các nền kinh tế mới nổi .37
    2.3.2. Chuyển diễn đàn chính về hợp tác kinh tế quốc tế từ G7 thành G20 39
    2.3.3. Gia tăng quyền lực của các nước mới nổi tại IMF và WB 42
    2.3.4. Giảm sự phụ thuộc vào đồng USD 45

    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO VIỆT NAM .48
    3.1. Việt Nam nên tham gia như thế nào vào xu thế mới của nền tài chính, kinh tế
    thế giới .48
    3.1.1. Trong xu thế chuyển dịch sức mạnh kinh tế từ các nước phát triển sang
    các nền kinh tế mới nổi 48
    3.1.2. Trong quá trình chuyển dịch diễn đàn chính về hoạch định chính sách
    kinh tế quốc tế từ G7 thành G20 49
    3.1.3. Trong xu thế tăng quyền lực của các nước mới nổi tại IMF và WB .51
    3.1.4. Trong xu thế các nước giảm dần sự phụ thuộc vào đồng USD .52
    3.2. Khi các nguồn tín dụng truyền thống không đáp ứng được yêu cầu vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng do ảnh hưởng tiêu cực từ khủng hoảng tài chính, Việt Nam nên tìm nguồn cung tín dụng mới ở đâu .53
    3.3. Việt Nam nên làm gì khi BRICs thay thế các nước phát triển trở thành đầu tầu tăng trưởng của kinh tế thế giới .59
    KẾT LUẬN .67

    TÀI LIỆU THAM KHẢO .

    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tà
    i

    Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã gây nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển chậm lại, nó đem đến cơ hội nhận thức rõ hơn về những chuyển động nằm sâu trong bộ máy kinh tế toàn cầu mà trong điều kiện bình thường ít có điều kiện bộc lộ. Cuộc khủng hoảng này làm rõ những điểm yếu đồng thời cung cấp cái nhìn rõ hơn về động lực thực sự của tăng trưởng kinh tế thế giới và qua đó cho thấy xu thế phát triển của nền kinh tế, tài chính toàn cầu.
    Từ cuộc khủng hoảng này có thể thấy, trong khi các nền kinh tế phát triển đều gặp khó khăn và phải vật lộn để khắc phục những hậu quả tiêu cực, các nền kinh tế mới nổi thuộc khối BRICs nổi lên mạnh mẽ như một thế lực mới trong nền kinh tế toàn cầu, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng của kinh tế thế giới. Vai trò, vị thế của khối BRICs ngày càng được nâng cao cùng với sự chuyển dịch cán cân kinh tế, tài chính toàn cầu từ các nền kinh tế phát triển sang các nền kinh tế mới nổi; đẩy nhanh việc hình thành trật tự kinh tế, tài chính quốc tế mới.
    Vì vậy, với việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nghiên cứu vai trò của khối BRICs trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam. Chỉ có nhận thức đúng về vai trò của khối BRICs, qua đó hiểu rõ động lực và xu thế phát triển của kinh tế thế giới, Việt Nam mới có thể chủ động hội nhập và tận dụng tốt các cơ hội khi tham gia vào sân chơi
    chung toàn cầu.

    Từ những lý do trên, người viết chọn đề tài "Vai trò của khối BRICs trong khủng hoảng tài chính toàn cầu và một số vấn đề đặt ra cho Việt Nam" làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học.

    2. Mục đích nghiên cứu
    - Làm rõ vai trò của khối BRICs trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, từ đó nêu lên một số vấn đề cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: khối kinh tế BRICs gồm 4 nền kinh tế mới nổi là Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
    Đề tài chỉ nghiên cứu các vấn đề kinh tế; không nghiên cứu các vấn đề tôn giáo, văn hóa
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Không gian:

    Tháng 4/2011, tại hội nghị thượng đỉnh của khối, các nước đã nhất trí kết nạp thêm Nam Phi (South Africa) vào nhóm và trở thành khối BRICS. Tuy vậy, do trong phần lớn thời gian nghiên cứu Nam Phi chưa tham gia khối và trong khái niệm BRICs gốc do ngân hàng Goldman Sachs đưa ra chỉ bao gồm 4 nền kinh tế Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc nên đề tài chỉ nghiên cứu 4 nước này.
    + Thời gian: giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 2008 đến nay.

    4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài

    Đến nay, ở trong nước chưa có nghiên cứu khoa học nào về khối BRICs.
    Các nghiên cứu về BRICs chủ yếu là của nước ngoài, nhiều nhất là các nghiên cứu của ngân hàng Goldman Sachs. Tuy nhiên, các nghiên cứu của Goldman Sachs chủ yếu là những nghiên cứu, dự báo về sự phát triển của các nền kinh tế thuộc khối BRICs, từ đó đưa ra các khuyến nghị cho khách hàng của Goldman Sachs - phần lớn là giới đầu tư tài chính.
    5. Phương pháp nghiên cứu

    Để hoàn thành khóa luận, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp thông tin, phương pháp phân tích, so sánh; phương pháp mô tả và phương pháp hệ thống hóa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...