Đồ Án Vai trò của khoa học đối với sản xuất

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Vai trò của khoa học đối với sản xuất


    MỞ ĐẦU

    1. Khoa học trở thành một lực lượng cách mạng, biến đổi căn bản diện mạo và tính chất của nền sản xuất xã hội
    1.1. Về mặt lý luận
    Trong thời kỳ cổ đại, việc sử dụng khoa học vào sản xuất còn ít ỏi, trồng trọt, chăn nuôi và nghề thủ công chủ yếu dựa vào tri thức kinh nghiệm. Từ thế kỷ XVII, khoa học phát triển, vai trò của khoa học ngày càng quan trọng đối với sản xuất và đời sống. Nền công nghiệp cơ khí lớn sẽ không thể có được nếu không có sự vận dụng tự giác những quy luật của tự nhiên do khoa học khám phá ra. Càng về sau, khoa học càng tác động mạnh mẽ đến sản xuất, khoa học trở thành một lực lượng cách mạng, biến đổi căn bản diện mạo và tính chất của nền sản xuất xã hội. Trong sự phát triển của lực lượng sản xuất, khoa học đóng vai trò ngày càng to lớn. Sự phát triển của khoa học gắn liền với sản suất và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngày nay khoa học đã phát triển đến mức trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành “ Lực lượng sản xuất trực tiếp”. Khoa học ngày càng thu nhận được những xung động lực mới mạnh mẽ cho sự phát triển của mình, bởi vì bản thân việc áp dụng khoa học vào sản xuất trực tiếp đối với nó, đã trở thành một trong những yếu tố quyết định và thúc đẩy khoa học tiếp tục phát triển.

    Quá trình tự động hóa sản xuất do cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đem lại đã mở ra một thời đại mới cho sự tiến bộ kỹ thuật gắn với những thành tựu khoa học trong lĩnh vực điện tử, tin học, kỹ thuật máy tính, kỹ thuật điều khiển tự động. Điều đó tạo ra khả năng chuyển sang những hình thức tự động hoá cao nhất, tự động hoá toàn bộ phân xưởng hoặc cả nhà máy, tạo ra những “nhà máy không có người”. Những biến đổi căn bản trong lực lượng sản xuất hiện nay đang được hoàn thành tự động hoá hoàn toàn nền sản xuất trên quy mô toàn xã hội. Trong điều kiện cách mạng khoa học – kỹ thuật, máy móc ngày càng thực hiện nhiều chức năng mà trước đây chính con người phải đảm nhiệm. Đồng thời nhờ những khả năng gắn với việc tự động hoá quá trình sản xuất và với việc chuyển sang cho các máy tính một loạt những thao tác trí tuệ, con người được giải phóng để tiến hành những hoạt động riêng biệt của mình như hoạt động sáng tạo, thiết kế và lập đề án. Như vậy, tiến bộ kỹ thuật là nhân tố cực kỳ quan trọng để tăng năng suất lao động, để phát triển lực lượng sản xuất của xã hội và qua đó làm biến đổi cả bản thân con người.

    Cách mạng khoa học – kỹ thuật làm thay đổi tận gốc các yếu tố của lực lượng sản xuất. Nó tạo điều kiện tìm ra và sử dụng những nguồn năng lượng mới, chế tạo ra hàng loạt những vật liệu nhân tạo với những thuộc tính hoàn toàn mới, thực hiện tự động hoá từng phần hoặc toàn bộ quá trình sản xuất, đổi mới nhanh chóng công nghệ, tự động hoá cả các quá trình quản lý. Cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại là sự cải tổ căn bản trong sự phát triển của lực lượng sản xuất mà những nét chủ yếu của nó là biến khoa học thành lực lượng chủ đạo của sản xuất, áp dụng quản lý tự động hoá, sử dụng các phương pháp công nghệ của sản xuất và những hình thức tổ chức sản xuất.

    Như vậy, bước sang thế kỷ XX, khoa học đã phát triển cực kỳ mạnh mẽ và nhanh chóng, vai trò của khoa học đối với đời sống cũng như mối quan hệ giữa khoa học và thực tiễn, sản xuất biến đổi to lớn, khoa học đã thâm nhập vào mọi lĩnh vực, mọi quá trình và mọi mặt của đời sống xã hội và đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.

    1.2. Kiểm nghiệm qua thực tiễn
    Ngày nay toàn cầu hoá mà cốt lõi là toàn cầu hoá kinh tế đã trở thành một xu thế khách quan của thế giới đương đại. Xu thế toàn cầu hoá kinh tế bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất trên phạm vi quốc gia và quốc tế, từ nền kinh tế thị trường thế giới. Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ với quá trình biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp, sự phát triển của các công nghệ cao (công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ ) đã làm thay đổi về chất lực lượng sản xuất của loài người, đưa loài người từ nền văn minh công nghiệp lên văn minh tin học, từ cơ khí hoá sản xuất lên tự động hoá, tin học hoá sản xuất. Cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo ra những biến đổi căn bản và sâu sắc không những trong công nghệ, trong sản xuất, mà còn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

    Nửa sau của thế kỷ XX, nhất là trong những thập kỷ cuối, loài người đang chứng kiến những thay đổi to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội do ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật hiện đại. Với việc phát triển và phổ cập nhanh chóng của vi điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ vũ trụ, v.v người ta ngày càng nói nhiều tới cái gọi là “chiến tranh công nghệ” và coi công nghệ là biến số có ý nghĩa chiến lược trong lựa chọn con đường phát triển quốc gia. Ngày nay các nước kém phát triển buộc phải hành động theo một phương châm hoàn toàn mới là hoặc bắt đầu kịp thời “hoặc không bao giờ đuổi kịp” các nước phát triển. Đặc biệt nước ta đang trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước để tiến lên chủ nghĩa xã hội nên vấn đề ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đóng vai trò quan trọng. Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ:” Khoa học và công nghệ hướng vào việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường, xây dựng năng lực công nghệ quốc gia, ứng dụng một cách sáng tạo những công nghệ nhập khẩu, từng bước tạo ra những công nghệ mới. Đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực sử dụng công nghệ hiện đại, công nghệ cao (tin học, sinh học, vật liệu mới, tự động hoá). Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ, đổi mới cơ chế tài chính nhằm khuyến khích sáng tạo và gắn ứng dụng khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh, quản lý, dịch vụ. Có chính sách khuyến khích và buộc các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu đổi mới công nghệ”.
     
Đang tải...