Tiểu Luận Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quả

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Để đạt được mục tiêu xây dựng một chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa thì phải không ngừng đề cao vai trò và phát huy hiệu lực quản lí của nhà nước, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, trong đó có việc củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chúng ta cũng biết, việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước là một vấn đề đáng quan tâm trong việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo là hoạt động đang được nhiều người hướng tới trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước. Để có thể hiểu rõ hơn về vai trò của hoạt động này em đã chọn đề tài: “Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước”.
    I. Cơ sở lý luận:
    1. Khái niệm pháp chế.
    Pháp chế là một phạm trù rộng lớn không chỉ chứa đựng nội dung pháp luật mà còn chứa đựng những nội dung chính trị, xã hội và con người. Yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân là bảo đảm cho pháp chế được củng cố, tăng cường và hoàn thiện, đó cũng chính là yêu cầu hoàn thiện con người và các quyền của họ trong xã hội, đặc biệt trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.
    Nội dung của pháp chế rất phong phú, nội dung cơ bản nhất là sự triệt để tôn trọng pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Từ những nội dung này mà pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của quản lí hành chính nhà nước. Nếu thiếu nguyên tắc này hoạt động quản lí hành chính nhà nước sẽ không có cơ sở pháp lí bền vững, sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng, không thống nhất hoặc thiếu đồng bộ. Nói đến pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước là nhấn mạnh đến trật tự pháp luật nhằm bảo vệ và phát triển quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, củng cố và duy trì địa vị pháp lí hành chính của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...