Tiểu Luận Vai trò của khiếu nại tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc đảm bảo pháp chế trong quả

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Cơ sở lý luận:
    a. Khái niệm pháp chế.
    Pháp chế là một phạm trù rộng lớn không chỉ chứa đựng nội dung pháp luật mà còn chứa đựng những nội dung chính trị, xã hội và con người. Yêu cầu khách quan của quá trình xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân là bảo đảm cho pháp chế được củng cố, tăng cường và hoàn thiện, đó cũng chính là yêu cầu hoàn thiện con người và các quyền của họ trong xã hội, đặc biệt trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.
    Nội dung của pháp chế rất phong phú, nội dung cơ bản nhất là sự triệt để tôn trọng pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Từ những nội dung này mà pháp chế là một trong những nguyên tắc cơ bản nhất của quản lí hành chính nhà nước. Nếu thiếu nguyên tắc này hoạt động quản lí hành chính nhà nước sẽ không có cơ sở pháp lí bền vững, sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng, không thống nhất hoặc thiếu đồng bộ. Nói đến pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước là nhấn mạnh đến trật tự pháp luật nhằm bảo vệ và phát triển quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, củng cố và duy trì địa vị pháp lí hành chính của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội.

    b. Bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước:
    Bảo đảm pháp chế là tổng thể các biện pháp, phương tiện tổ chức pháp lí do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực hiện chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và các tổ chức ấy cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân.
    Căn cứ vào nội dung và tính chất của các biện pháp tổ chức – pháp lí, chúng ta có thể phân biệt các biện pháp bảo đảm pháp chế cơ bản gồm hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước, hoạt động kiểm tra của các cơ quan hành chính nhà nước, hoạt động xét xử của tòa án, hoạt động kiểm tra, giám sát của tổ chức xã hội và công dân. Những biện pháp này khi xét về tính chất có khác nhau nhưng nội dung của chúng đều thể hiện quyền lực của nhân dân lao động với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
    II. Bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính Nhà nước thông qua hoạt động khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo:1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo:
    Quyền và nghĩa vụ khiếu nại, tố cáo của công dân được Nhà nước ta quy định ở điều 74 Hiến pháp:
    “Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân hoặc bất cứ cá nhân nào.
    Việc khiếu nại, tố cáo phải được cơ quan nhà nước xem xét và giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định.
    Mọi hành vi xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lí nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi danh dự.
    Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác”.
    Theo điều 2 luật khiếu nại, tố cáo năm 1998 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005):
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...