Luận Văn Vai trò của ISO 9000 trong việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài: Vai trò của ISO 9000 trong việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp VN

    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong những năm gần đây, chất lượng hàng hoá và quản lý chất lượng ở nước ta có nhiều chuyển biến tốt đáng khích lệ. Tính cạnh tranh gay gắt trên quy mô toàn cầu đã tạo ra những thách thức mới trong kinh doanh, khiến các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng và đưa chất lượng vào nội dung quản lý là một yêu cầu bức bách.
    Đặc biệt là sau hội nghị chất lượng lần thứ 2 tại Hà Nội năm 1999 cùng với việc Việt Nam hoà nhập cộng đồng ASEAN và thế giới, là thành viên của APEC . hoạt động quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp Việt Nam phải chuyển sang giai đoạn mới, trong đó có việc nghiên cứu triẻn khai áp dụng các mô hình quản lý chất lượng tiên tiến phù hợp với yêu cầu chất lượng của khu vực và thế giới để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là một trong những mô hình đó, mô hình đã được thừa nhận rộng rãi mang tính toàn cầu.
    Với lý do trên, trong bài viết này em chọn đề tài “Vai trò của ISO 9000 trong việc nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam” nhằm góp phần làm rõ hơn tác dụng, vai trò của bộ tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 trong việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam trong tình hình hiện nay.
    Qua đây em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn và đặc biệt là cô giáo Thạc sỹ Đỗ Thị Đông đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.

    PHẦN I: TÍNH TẤT YẾU CỦA VIỆC NÂNG CAO SỨC MẠNH CẠNH TRANH BẰNG CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
    I. CÁC KHÁI NIỆM
    I.1. Sản phẩm
    Sản phẩm-hàng hoá là tất cả những cái, những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu hay ước muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có khả năng đưa ra chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.
    Theo quan niệm này thì sản phẩm-hàng hoá bao hàm cả những vật thể hữu hình và vô hình, bao hàm cả yếu tố vật chất và phi vật chất. Và sản phẩm là “đầu ra” của doanh nghiệp.
    I.2. Sức cạnh tranh của sản phẩm
    Thuật ngữ “cạnh tranh” có nguồn gốc La Tinh “Concurrentia” với nghĩa “đối chọi nhau”. Trước đây, người ta đã từng quan niệm một cách máy móc rằng cạnh tranh là thuộc tính cố hữu của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa khi mà chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất còn dưới chế độ Xã hội chủ nghĩa thì khái niệm “cạnh tranh” đã được thừa nhận và được hiểu một cách mềm dẻo và linh hoạt hơn. Chúng ta đã thừa nhận bên cạnh những mặt tiêu cực của cạnh tranh là vai trò động lực của cạnh tranh trong việc thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
    Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh được hiểu là: sự ganh đua, thi đua trên thị trường giữa các doanh nghiệp có cùng một mục đích là đảm bảo những khả năng tốt nhất về tiêu thụ sản phẩm của mình nhằm thoả mãn những yêu cầu đa dạng của người mua.
    Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp luôn luôn phải cạnh tranh, có nhiều lý do nhưng những lý do sau đây là những lý do mang tính bản chất:
    - Xuất hiện đối thủ (các bên, các thế lực đối chọi nhau, ganh đua với nhau không giới hạn trong phạm vi một địa lý nào)
    - Lợi nhuận (mục đích chính của cạnh tranh cũng là nhằm thu được lợi nhuận cao hơn.
    - Vì sự tồn tại sống còn (trong môi trường cạnh tranh gay gắt và khốc liệt các đối thủ có thể “tiêu diệt” lẫn nhau bằng mọi biện pháp và thủ đoạn)
    Vậy trong môi trường kinh tế hiện nay các doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh. Và sự cạnh tranh của các doanh nghiệp được tập trung ở sản phẩm . Vậy sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá dịch vụ là gì?
    Sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá dịch vụ chính là đặc tính được tổng hoá từ những thuộc tính vốn có của sản phẩm hàng hoá dịch vụ hoặc được gán cho chúng, phân biệt chúng với các sản phẩm hàng hoá dịch vụ được đưa ra để cạnh tranh với chúng về khả năng đáp ứng cao hơn đối với những nhu cầu xác định. Sức cạnh tranh có thể hiểu là năng lực (khả năng) cạnh tranh của sản phẩm với ý nghĩa thu hút được nhiều người mua, sử dụng hơn những sản phẩm khác cùng loại đang được tiêu thụ trên cùng một thị trường. Chính vì vậy sức cạnh tranh được sử dụng để đo lường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và tổ chức.
    Như vậy muốn cho sản phẩm hàng hoá dịch vụ của mình có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cao hơn so với các đối thủ thì các nhà sản xuất phải đảm bảo sao cho chúng có được những ưu thế vượt trội. Những yếu tố tạo ra ưu thế vượt trội. Những yếu tố tạo ra ưu thế vượt trội hay nói cách khác tạo nên sức cạnh tranh cao cho sản phẩm hàng hoá dịch vụ là: mức chất lượng (theo nghĩa hẹp); giá cả; điều kiện cung cấp; hình thức thanh toán; phương thức vận chuyển và giao nhận, môi trường cạnh tranh; vị thế so sánh .
    I.3. Chất lượng sản phẩm (tổng hợp)
    Trong môi trường sản xuất kinh doanh chịu áp lực cạnh tranh gay gắt hiện nay, cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đã không còn sử dụng khái niệm chất lượng sản phẩm theo nghĩa hẹp như trước kia nữa (như tính năng, hình dáng, màu sắc .) mà xu hướng là họ quan tâm và sử dụng khái niệm chất lượng tổng hợp.
    Chất lượng tổng hợp là tổng hoà các thuộc tính vốn có của sản phẩm và nó bao gồm 3 phạm trù chính như sau:
    - Chất lượng của sản phẩm (hàng hoá , dịch vụ) và của các quá trình tạo ra sản phẩm
     
Đang tải...