Luận Văn Vai trò của Hội phụ nữ trong việc hoà giải mâu thuẫn gia đình những năm gần đây tại Phường Hàng Bột

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Mặc dù mới ra đời và được khẳng định ở nước ta khoảng hơn chục năm trở lại đây, song xã hội học (XHH) đã chứng tỏ được vị trí của mình trong quá trình nhận thức xã hội, cũng như thể hiện được vai trò của mình trong việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn xã hội. Từ vị trí, vai trò đó của xã hội học và từ thực tiễn xã hội, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài “Vai trò của Hội phụ nữ trong việc hoà giải mâu thuẫn gia đình trong những năm gần đây” (qua nghiên cứu xã hội học tại Phường Hàng Bột- Quận Đống Đa- Hà Nội).
    Hội phụ nữ là một tổ chức đoàn thể xã hội có vai trò tích cực trong việc hoà giải những mâu thuẫn gia đình. Bởi gia đình Việt Nam những năm gần đây đã có dấu hiệu rạn nứt, mâu thuẫn gia đình ngày một gia tăng, một số giá trị chuẩn mực đạo đức gia đình không còn được duy trì, bền vững như trước nữa
    Trước vấn đề này, nhiệm vụ của nhà xã hội học là phải nghiên cứu tìm ra nguyên nhân, đưa ra giải pháp, khuyến nghị để giải quyết thực trạng trên. Đồng thời nhận thức đúng đắn vai trò của Hội phụ nữ trong việc góp phần hoà giải, làm giảm mâu thuẫn gia đình.
    Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ rất nhiệt tình của cô giáo- ThS Hoàng Thị Nga, cùng các thầy cô trong khoa Xã hội học Trường Đại học Công Đoàn; của cô Đoàn Thị Thuỷ - Hội trưởng Hội Phụ nữ Phường Hàng Bột và các cô, chú đang công tác tại Uỷ ban nhân dân Phường Hàng Bột. Nhân dịp này, tác giả xin chân thành cảm ơn cô giáo- ThS Hoàng Thị Nga và các thầy cô trong khoa Xã hội học; cảm ơn cô Đoàn Thị Thuỷ - Hội trưởng Hội Phụ nữ Phường Hàng Bột và các cô, chú đang công tác tại Uỷ ban nhân dân Phường Hàng Bột đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành đề tài này; cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã cho ý kiến đóng góp trong quá trình nghiên cứu; Đặc biệt, tác giả xin cảm ơn BGH Trường Đại học Công Đoàn.
    Do nhận thức có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu xã hội học còn hạn chế, hơn nữa đây là bước tập dượt đầu tiên cho một nhà xã hội học nên kết quả nghiên cứu chắc chắn sẽ còn nhiều sai sót, hạn chế và khiếm khuyết. Tác giả rất mong được sự thông cảm, đóng góp ý kiến và phê bình từ các thầy cô và các bạn đồng nghiệp để lần nghiên cứu sau được hoàn thiện hơn.

    MỤC LỤC


    Lời nói đầu 1
    Phần i: mở đầu 3
    1- Tính cấp thiết của đề tài 3
    2. ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài. 3
    2.1. ý nghĩa khoa học. 3
    2.2. ý nghiã thực tiễn. 4
    3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, mục đích, phạm vi nghiên cứu. 4
    3.1 Đối tượng nghiên cứu. 4
    3.2 Khách thể nghiên cứu 4
    3.3 Mục đích nghiên cứu. 4
    3.4 Phạm vi nghiên cứu. 5
    4. Phương pháp nghiên cứu. 5
    4.1. Phương pháp luận. 5
    4.2 phương pháp nghiên cưu cụ thể 6
    5. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết . 8
    5.1 Giả thuyết nghiên cưú : 8
    5.2. Khung lý thuyết. 8
    Phần ii: nội dung chính: 10
    Chương 1: Cơ sơ lý luận và thực tiễn 10
    của đề tài. 10
    1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu . 10
    2. Các lý thuyết liên quan. 12
    2.1. Lý thuyết chức năng (của E.Durkheim). 12
    2.2. Lý thuyết xung đột. 12
    2.3. Lý thuyết tương tác biểu trưng ( của Meead và Coooley). 13
    3. Các khái niệm. 13
    3.1. Vai trò. 13
    3.2.Gia đình. 14
    3.3.Mâu thuẫn. 14
    3.4. Mâu thuẫn gia đình. 14
    3.5. Phụ nữ. 15
    Chương ii: Thực trạng mâu thuẫn gia đình tại phường Hàng bột những năm gần đây 16
    1. điều kiện luận văn kinh tế"kinh tế- xã hội của địa bàn nghiên cứu. 16
    2. Thực trạng những mâu thuẫn gia đình ở phường Hàng Bột. 16
    2.1. Đặc điểm chung của các gia đình được phỏng vấn. 16
    2.2. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình hiện nay. 19
    Chương iii: Kết luận, giải pháp và khuyến nghị. 35
    1. Kết luận. 35
    2. Giải pháp, khuyến nghị. 35
    2.1. Giải pháp. 35
    2.2. Khuyến nghị: 36
     
Đang tải...