Tiểu Luận vai trò của Hội Nông dân và Hội Phụ Nữ trong việc nâng cao năng lực cho người nông dân ở xã Quảng Ph

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ.
    Từ nhiều năm nay, kinh tế hộ gia đình vẫn là trụ cột, là nền tảng cho việc phát triển ở nông thôn, tuy nhiên kinh tế hộ gia đình không thể tiếp tục phát triển ổn định, góp phần nâng cao thu nhập, nếu sản xuất đơn lẻ như trước. Thực tế cho thấy, khi hộ gia đình sản xuất đơn lẻ không được hỗ trợ từ bên ngoài thì khả năng tiếp cận thị trường kém hơn, năng lực cạnh tranh yếu, sản xuất ra sản phẩm mang nhỏ lẻ, manh mún, không đáp ứng đúng yêu cầu về tiêu chuẩn và chất lượng của thị trường. Xuất phát từ thực tế đó, trong thời gian qua, nhiều tổ chức cộng đồng nông thôn đã ra đời. Các tổ chức này đã giúp cho các hộ nhỏ lẻ tiếp cận khoa học công nghệ tốt hơn, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức sản xuất, kinh doanh, đồng thời giảm rủi ro trong sản xuất, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa. Các hình thức tổ chức, hợp tác này còn giúp giảm chi phí (cả đầu vào, đầu ra và các chi phí giao dịch, phí lao động ), nâng cao khả năng tiếp cận thị trường. Các tổ chức cộng đồng ngày càng thể hiện vai trò quan trọng đối với sự phát triển ở nông thôn, khi mà sản xuất hàng hóa trong nước ngày càng hội nhập với thị trường thế giới.
    Là một trong những tổ chức cộng đồng đó, những năm qua, các cấp Hội Nông dân và Hội Phụ Nữ Việt Nam đã làm tốt việc tập hợp cộng đồng nông thôn (nhất là nông dân), giữ vai trò là trung tâm, nòng cốt, tích cực tham gia vào việc hoạch định và thực hiện các chương trình phát triển kinh tế – xã hội ở nông thôn; giúp các hội viên khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tư vấn, hỗ trợ về vốn, tư vấn kỹ thuật, bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, thúc đẩy kinh tế hộ gia đình phát triển, cải thiện thu nhập, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Theo thống kê, cả nước có khoảng 4,6 triệu nông dân đạt danh hiệu sản xuất - kinh doanh giỏi, năm 2007, thu nhập bình quân ở khu vực nông thôn ở nước ta đã đạt 6,1 triệu đồng/người, tăng 2,7 lần so với năm 2000; tỷ lệ hộ nghèo còn 18% và không còn hộ đói.
    Tuy nhiên, vai trò của một số Hội Nông dân và Hội Phụ Nữ vẫn còn mờ nhạt và hoạt động tham gia vào việc đổi mới cách thức và hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương vẫn còn hạn chế, kỹ năng sản xuất của nông dân chưa được nâng cao. Việc dạy nghề và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chưa thúc đẩy được việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn . việc xây dựng nông thôn mới còn lúng túng cả về nhận thức và việc làm cụ thể. Xuất phát từ vấn đề trên, để hiểu sâu về vai trò của tổ chức Hội trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình nông thôn như thế nào? Có những ưu điểm và hạn chế gì? tôi đã tiến hành thực hiện chuyên đề : “vai trò của Hội Nông dân và Hội Phụ Nữ trong việc nâng cao năng lực cho người nông dân ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
    * Mục tiêu: Tìm hiểu và đánh giá vai trò của tổ chức Hội Nông dân và Hội Phụ nữ trong việc nâng cao năng lực cho nông dân ở xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế; trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm cải thiện nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực cho nông dân tại địa phương.
    II – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    1. Chọn điểm: Điểm nghiên cứu có các tổ chức cộng đồng Hội Nông dân và Hội Phụ nữ Việt Nam và tổ chức đó có tham gia trong việc hỗ trợ nâng cao năng lực cho nông dân.
    2. Phương pháp thu thập thông tin:
    - Thu thập số liệu thứ cấp: thu thập từ các báo cáo tổng kết năm của huyện, xã, hội nông dân xã. Niên giám thống kê của huyện.
    - Thu thập số liệu mới:
    + Thảo luận nhóm: tổ chức thảo luận nhóm gồm 6 người (cán bộ Hội Nông Dân xã, các bộ Hội Phụ Nữ xã, Chi hội trưởng Chi hội Nông dân và Chi Hội Phụ Nữ thôn và 02 hộ nông dân).
    + Phỏng vấn lãnh đạo địa phương và người am hiểu: vấn 4 người (Phó chủ tịch xã phụ trách kinh tế, Chủ tịch Hội Nông dân, Chủ tịch Hội Phụ nữ, Trưởng thôn Phú Lễ )
    + Phỏng vấn hộ: phỏng vấn 04 hộ gia đình có tham gia vào hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...