Luận Văn Vai trò của hội liên hiệp phụ nữ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang triển khai thực hiện chương trình Hỗ t

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò
    và vị trí quan trọng. Giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong
    những mục tiêu của cách mạng Việt Nam, có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài
    đến sự phát triển của đất nước. Bồi dưỡng lực lượng phụ nữ, phát huy sức
    mạnh và chăm lo sự phát triển mọi mặt của phụ nữ là nhiệm vụ thường xuyên,
    rất quan trọng của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng.
    Từ khi thành lập, Đảng luôn quan tâm lãnh đạo phát huy vai trò của Hội
    Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, để Hội thực sự là tổ chức đoàn kết các tầng lớp
    phụ nữ, phát động và hướng dẫn các phong trào cách mạng của phụ nữ.
    Hiện nay, cả nước ta đang phấn đấu thực hiện thắng lợi công cuộc đổi
    mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Đổi mới là một cuộc
    vận động cách mạng toàn diện và sâu sắc, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của
    đời sống xã hội, tạo ra những điều kiện, những cơ hội để phát huy mọi tiềm
    năng của mọi gia đình, mọi thành viên trong xã hội. Trong số các vấn đề xã
    hội hiện nay, quan tâm đến các chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, phát huy
    vai trò người phụ nữ trong gia đình và trong xã hội được coi là vấn đề hết sức
    cơ bản và cấp bách.
    Xuất phát từ thực tế đó, Đại hội Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam toàn
    quốc lần thứ IX, đã xác định mục tiêu phong trào phụ nữ hướng tới trong giai
    đoạn hiện nay, đó là sự thay đổi tích cực của chính bản thân người phụ nữ,
    nâng cao chất lượng cuộc sống của phụ nữ và bình đẳng giới trong xã hội. Để
    thực hiện được mục tiêu đề ra, Đại hội đã xác định sáu chương trình trọng tâm
    của công tác Hội, trong đó chương trình II - “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế”
    được xem là chương trình thiết thực cải thiện đời sống vật chất và tinh thần
    của chị em, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ.
    Trang 1
    Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý
    Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang trong quá trình
    thực hiện chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” đã đạt được một số
    kết quả tích cực, đã giúp đỡ các tầng lớp phụ nữ trong huyện phát triển kinh tế
    gia đình, tăng thu nhập tạo ra sự biến đổi về đời sống kinh tế, góp phần đáng
    kể vào chương trình xoá đói giảm nghèo của địa phương. Tuy nhiên, trong quá
    trình thực hiện chương trình vẫn còn gặp những khó khăn nhất định, chương
    trình chưa bao khắp đến mọi tầng lớp phụ nữ trong huyện vẫn còn một bộ
    phận phụ nữ nghèo, thiếu trình độ, thiếu công ăn việc làm, cuộc sống bấp
    bênh. Đó cũng là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay.
    Trong thời gian qua, nghiên cứu về hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ nữ
    và phong trào phụ nữ đã có nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu như: Bài viết
    “Những kết quả đáng ghi nhận từ phong trào thi đua phụ nữ tích cực học tập,
    lao động sáng tạo xây dựng gia đình hạnh phúc” đăng trên báo “Thông tin phụ
    nữ” số ra ngày 20/10/2006, đề tài nghiên cứu “Công tác vận động phụ nữ
    trong tình hình mới của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh An Giang” của tác giả
    Nguyễn Thị Minh Nguyệt, bài viết “Hội Phụ nữ tỉnh An Giang với công tác
    xóa đói giảm nghèo” đăng trên quyển “Thông tin công tác tư tưởng” số
    10/2007. Tuy nhiên, hầu hết các bài viết, đề tài nghiên cứu còn mang tính lí
    luận, chưa có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu hoạt động của Hội Liên hiệp Phụ
    nữ, trong việc thực hiện một chương trình cụ thể ở địa phương cấp huyện như
    huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
    Từ yêu cầu lý luận và thực tiễn trên, cũng như vấn đề nâng cao vị trí xã
    hội của người phụ nữ là một vấn đề mà tôi đã rất tâm đắc. Là một người con
    sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Chợ Mới, tôi mong muốn đóng góp một phần
    công sức nhỏ bé của mình vào quá trình nâng cao vị trí xã hội của người phụ
    nữ ở huyện Chợ Mới. Chính vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài cho khóa
    luận tốt nghiệp của mình là “Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ
    Mới, tỉnh An Giang triển khai thực hiện chương trình Hỗ trợ phụ nữ phát
    triển kinh tế từ năm 2001 đến năm 2006”.
    Trang 2
    Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý
    2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ
    2.1. Mục đích
    - Nghiên cứu vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới, tỉnh An
    Giang với chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” từ năm 2001 đến
    năm 2006.
    - Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chương
    trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
    trong những năm sắp tới.
    2.2. Nhiệm vụ
    - Nghiên cứu lý luận về phụ nữ và vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ với
    phong trào phụ nữ
    - Nghiên cứu thực tế triển khai thực hiện chương trình “Hỗ trợ phụ nữ
    phát triển kinh tế” của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
    từ năm 2001 đến năm 2006 để làm rõ những đóng góp tích cực của chương
    trình đối với đời sống các tầng lớp phụ nữ trong huyện .
    - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao hoạt động
    của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang thực hiện chương
    trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” trong những năm sắp tới.
    3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    3.1. Đối tượng
    Nghiên cứu vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ triển khai thực hiện chương
    trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế”.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Nghiên cứu vai trò Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang
    trong triển khai thực hiện chương trình “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” từ
    năm 2001 đến năm 2006.
    Trang 3
    Khóa luận tốt nghiệp Đại học Sư phạm Svth: Trần Phan Như Ý
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Khoá luận sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
    tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội khoa học, kết hợp với phương pháp
    phân tích tổng hợp, phương pháp lôgic, lịch sử, khảo sát thực tiễn, thống kê,
    so sánh.
    5. ĐÓNG GÓP CỦA KHÓA LUẬN
    - Kết quả nghiên cứu của khóa luận có thể làm nguồn tư liệu cho Hội
    Liên hiệp Phụ nữ các cấp tham khảo trong quá trình thực hiện chương trình
    “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế” tại địa phương.
    - Góp phần cung cấp những cơ sở khoa học cho Đảng bộ và chính
    quyền các cấp tham khảo trong lãnh đạo, quản lí có những chủ trương
    và tạo điều kiện thuận lợi cho Hội Liên hiệp Phụ nữ thực hiện có hiệu
    quả hơn chương trình “ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế”.
    6. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo và phụ
    lục, khoá luận gồm 2 chương, 5 tiết:
    Chương 1: PHỤ NỮ VÀ VAI TRÒ CỦA HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VỚI
    PHONG TRÀO PHỤ NỮ
    1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam
    về Phụ nữ.
    1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Phụ nữ.
    1.1.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Phụ nữ.
    1.2. Vai trò của Hội Liên hiệp Phụ nữ với phong trào phụ nữ.
    1.2.1. Thời kỳ đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc dân chủ nhân
    dân ở miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
    1.2.2. Thời kỳ đổi mới đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...