Luận Văn Vai trò của hoạt động thẩm định dự án đầu tư

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG I CƠ SỞ PHUƠNG PHÁP LUẬN VỀ THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯI. DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ THẨM ĐỊNH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ :
    I.1. Dự án đầu tư :
    1. Khái niệm :
    Theo điều lệ quản lý và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 42 ngày 16/7/1996 đã được sửa đổi theo Nghị định số 92/chi phí ngày 23/8/1997 của chính phủ, thì " Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến về chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian nhất định ."
    " Dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động kinh tế đặc thù với các mục tiêu phương pháp và phương tiện cụ thể để đạt tới trạng thái mong muốn "( tài chính doanh nghiệp khoa ngân hàng tài chính).
    Về mặt hình thức : Dự án đầu tư là một tập hồ sơ, tài liệu trình bầy một cách chi tiết, có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai .
    Trên góc độ quản lý :"Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả kinh tế, tài chính trong một thời gian dài ".
    Như vậy, dự án đầu tư có thể được hiểu như là một khung sườn cơ sở cho hoạt động đầu tư của nhà đầu tư và hoạt động quản lý đầu tư của các nhà quản lý. Dự án đầu tư tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thấy được phương hướng và những hoạt động cụ thể mà mình sẽ thực hiện, dự đoán được dự án được tiến hành thì doanh thu có đạt được có bù đắp được chi phí bỏ ra, có lợi nhuận và do đó quyết định có nên tiếp tục bỏ công sức vào việc xúc tiến và việc thực hiện dự án. Với các nhà quản lý, trên cơ sở dự án đầu tư họ sẽ dự đoán được hiệu quả tài chính, kinh tế xã hội và những ảnh hưởng về môi trường sẽ xảy ra khi tiến hành dự án, từ đó có cho phép tiến hành dự án hoạt động đầu tư không .
    2. Vai trò của dự án đầu tư trong nền kinh tế thi trường :
    Từ việc xem xét bản chất của đầu tư phát triển từ trước đến nay, tất cả các lý thuyết kinh tế đều coi đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khóa của sự tăng trưởng .
    · Vừa tác động đến tổng cung vừa tác động đến tổng cầu của nền kinh tế
    - Về mặt cầu (trên giác độ toàn bộ nền kinh tế)
    AD= I + C + G + NX
    Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới thì đầu tư thường chiếm khoảng 24% - 28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư lá ngắn hạn. Trong khi tổng cung chưa kịp thay đổi (các kết quả đầu tư chưa phát huy tác dụng) sự tăng lên của tổng cầu làm cho sản lượng cân bằng theo và giá cả đầu vào tăng theo .
    - Về mặt cung
    Khi thành quả đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên kéo theo sản lượng tiềm năng tăng lên và do đó giá cả sản phẩm giảm xuống. Sản lượng tăng, giá cả giảm làm tăng tiêu dùng. Đến lượt mình, tăng tiêu dùng lại làm kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích lũy, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập người lao động, nâng cao đời sống cho các thành viên trong xã hội .
    Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cung, tổng cầu của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù tăng hay giảm, đều cùng là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yéu tố có thể phá vỡ sự ổn định nền kinh tế của mọi quốc gia .
    Khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố đầu vào tăng, giá cả của hàng hóa có liên quan (chi phí vốn, công nghệ, .) tăng và đến một mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Lạm phát làm cho sản suất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp, kinh tế phát triển chậm lại . Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu của các yếu tố liên quan tăng, sản xuất của các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này lại tạo điều kiện cho phát triển kinh tế .
    Khi giảm đầu tư cũng dẫn đến tác động hai mặt, nhưng theo chiều hướng ngược lại so với các tác động trên đây. Vì vậy trong điều hành kinh tế vĩ mô, các nhà hoạt động chính sách còn thấy hết tác động hai mặt để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế .
    · Tác động đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
    Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình (8% -10%) thì tỷ lệ đầu tư so với GDP phải đạt từ 15% - 20% tùy thuộc vào ICOR của mỗi nước. ICOR là lãi suất đầu tư tính cho một đơn vị GDP tăng thêm .
    Theo mô hình của Keynes và Harrod-Domaz :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...