Luận Văn Vai trò của hồ chí minh trong việc xây dựng lực lượng vũ trang 1941 1954

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề Tài: VAI TRÒ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG 1941 1954




    LỜI CẢM ƠN


    Hoàn thành luận vãn tốt nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của mỗi sinh viên trước khi rời khỏi giảng đường Đại học. Đồng thời, luận vãn tốt nghiệp cũng thể hiện được tâm huyết của mỗi sinh viên với đề tài nghiên cứu của mình. Để hoàn thành tốt luận vãn tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng của bản thân thì chỉ dẫn của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè đóng vai trò hết sức quan trọng.


    Đạt được kết quả hôm nay, trước tiên em xin gởi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc đến thày Trần Kim Trung, trưởng bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa Khoa học chính trị, trường Đại học cần Thơ, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung, thầy cô khoa Khoa học chính trị nói riêng đã truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiệm trang suốt thời gian qua. Em xin kính chúc quý thày cô sức khỏe tiếp tục vì sự nghiệp trồng người.


    Dù có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế nên luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự đóng góp và bổ sung của quý thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
    MỤC LỤC


    MỞ ĐẦU .1


    NỘI DUNG .4


    Chương 1: QUAN NIỆM HỒ CHÍ MINH VỀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG 4


    1.1. Học thuyết Mác - Lênin về vai trò của lực lượng cách mạng .4


    1.1.1. Quan điểm của Mác .4


    1.1.2. Quan điểm của Lênin .6


    1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ


    trang .10


    1.2.1. về chính tri 10


    1.2.2. về tổ chức .11


    1.2.3. về kỷ luật tự giác, nghiêm minh trong quân đội .12


    1.2.4. về xây dựng đạo đức cách mạng trong quân đội 14


    Chương 2: HỒ CHÍ MINH VỚI VIỆC XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ


    TRANG TRONG GIAI ĐOẠN 1941-1954 .17


    2.1. Điều kiện lịch sử .17


    2.1.1. Điều kiện lịch sử giai đoạn 1941-1945 .17


    2.1.2. Điều kiện lịch sử giai đoạn 1945-1954 . 19


    2.2. Những hoạt động của Hồ Chí Minh trong xây dựng lực lượng vũ trang . 20


    2.2.1. Những hoạt động của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang giai


    đoạn 1941-1945 .20


    2.2.2. Những hoạt động của Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang giai


    đoạn 1945-1954 .43


    2.3. Ý nghĩa vai trò của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng lực lượng vũ


    trang 45


    2.3.1. Hồ Chí Minh đặt nền móng cho việc xây dựng lực lượng cách mạng làm cơ sở cho việc dẫn đến thắng lợi Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 45


    2.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng cách mạng soi sáng con đường xây


    dựng lực lượng cách mạng Việt Nam sau này 47
    2.3.3. Sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng lực lượng cách


    mạng .48


    KẾT LUẬN 50


    TÀI LIỆU THAM KHẢO .52
    MỞ ĐẰU


    1. Tính cấp thiết của đề tài


    Từ ngàn xưa ông cha ta đã biết phát huy sức mạnh của toàn dân tộc làm thứ vũ khí chủ lực trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Một dân tộc đất không rộng, người không đông nhưng với lòng yêu nước nồng nàn, đoàn kết một lòng quyết bảo vệ độc lập tự do đã tạo thành một lực lượng lớn mạnh không gì có thể đánh ngã được. Lịch sử hào hùng của dân tộc ta đã ghi dấu biết bao chiến công hiển hách. Và đó đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ truyền thống đó, Đảng ta và Hồ Chí Minh đã kế thừa và vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt trong cách mạng Việt Nam. Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân dân phải đương đầu với nhiều thế lực mạnh hơn ta gấp nhiều làn điển hình như Pháp - Mỹ. Do đó để giành thắng lợi Đảng ta phải xây dựng lực lượng cách mạng vững manh và to lớn để chống lại kẻ thù. Trong lực lượng cách mạng đó, xây dựng lực lượng vũ trang là một bộ phận quan trọng của cách mạng Việt Nam. Đó chính là lực lượng nòng cốt của cách mạng Việt Nam. Chính lực lượng nòng cốt đó đã góp phàn tạo nên thắng lợi của cách mạng nước ta. Trong quá trình xây dựng lực lượng đó, Hồ Chí Minh là người chỉ đạo trực tiếp trong xây dựng lực lượng vũ trang. Nhờ sự chỉ đạo tài tình và sáng suốt của Người mà cách mạng Việt Nam đạt được nhiều thắng lợi to lớn: cách mạng tháng Tám 1945 thành công lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đánh bại đế quốc Pháp - Mỹ đưa đất nước Việt Nam hoàn toàn được độc lập, nhân dân hoàn toàn được giải phóng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về lực lượng vũ trang được thể hiện trong đường lối cách mạng Việt Nam của Đảng Cộng sản: tạo nên đường lối cách mạng đúng đắn, độc đáo và sáng tạo. Tư tưởng lực lượng vũ trang Việt Nam do Người đề xướng không chỉ là tài sản riêng của Người mà còn là tài sản của Đảng của nhân dân và của dân tộc. Những quan điểm, những nguyên tắc lực lượng vũ trang Hồ Chí Minh làm nền tảng cơ sở cho Đảng Cộng sản Việt Nam triển khai và thực hiện trong thực tiễn phù hợp với hoàn cảnh cách mạng Việt Nam. Hiện nay, những tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng vũ trang không những chỉ đạo Đảng ta xây dựng lực lượng
    vũ trang ngày một to lớn mà còn là những bài học kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam trong thời đại mới. Những luận điểm cơ bản của Người về xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam vững manh đã dẫn dắt quân đội ta trưởng thành hơn lớn manh hơn. Đó là một di sản quý báu của toàn Đảng, toàn quân và dân ta; không chỉ có giá trị trong chỉ đạo quân đội ta 60 năm qua mà còn tiếp tục soi sáng sự nghiệp xây dựng quân đội ta trong thời gian tới. Thấy được sự cống hiến vĩ đại đó của Người nên tôi đã chọn đề tài: “Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng lực lượng vũ trang 1941-1954” làm luận văn tốt nghiệp của mình.


    2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu


    Mực đích: làm sáng tỏ vai trò của Hồ Chí Minh trong xây dựng lực lượng vũ trang.


    Nhiệm yụ:


    Nghiên cứu học thuyết Mác - Lênin về lực lượng cách mạng.


    Nghiên cứu hoạt động của Hồ Chí Minh trong xây dựng lực lượng vũ trang.


    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


    Đối tượng nghiên cứu: đối tượng càn nghiên cứu ở đây là vai trò của Hồ Chí Minh trong xây dựng lực lượng vũ trang.


    Phạm vi nghiên cứu:


    Trong khuôn khổ thời gian cho phép, luận văn chủ yếu giới hạn trong việc tình bày “ Vai trò của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng lực lượng vũ trang trong giai đoạn 1941-1954”.


    4. Phương pháp nghiên cứu


    Để thực hiện đề tài này tôi sử dụng các phương pháp sau:


    Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin


    Phương pháp lịch sử


    Phương pháp logic


    Phương pháp phối hợp


    Phương pháp phân tích
    5. Kết cấu của luận văn


    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn bao gồm 2 chương, 6 tiết.


    Chương 1: Quan niệm Hồ Chí Minh về lực lượng vũ trang.


    Chương 2: Hồ Chí Minh với việc xây dựng lực lượng vũ trang giai đoạn 1941-1954.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...