Tiểu Luận Vai trò của hiệu trưởng trường thcs với công tác xhhgd ở địa phương

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    PHẦN I : Mở đầu:
    I - Lý do lựa chon đề tài:
    1. Cơ sở lý luận.
    2. Cơ sở thực tiễn.
    II - Đối tượng và mục đích nghiên cứu:
    1. Đối tượng nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    III - Giả thuyết khoa học.
    IV - Nhiệm vụ nghiên cứu:
    V - Địa bàn và khách thể nghiên cứu:
    1. Địa bàn nghiên cứu:
    2. Khách thể nghiên cứu:
    VI - Phương pháp nghiên cứu:
    PHẦN II : Nội dung
    I - Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài nghiên cứu:
    1. Khái quát chung về xã hội hóa giáo dục (XHHGD).
    2. Vai trò của gia đình trong công tác XHHGD.
    3. Vai trò của nhà trường trong công tác XHHGD.
    4. Vai trò của các lực lượng xã hội trong công tác XHHGD.
    5. Mối quan hệ giữa NT - GD - XH trong công tác XHHGD.
    6. Vai trò của Hiệu trưởng trường THCS trong công tác XHHGD.
    II - Chương II: Giải pháp:
    PHẦN III: Kết luận:
    Kết luận.
    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    I - Lý do chọn đề tài:
    1. Cơ sở lý luận:
    Giáo dục và đào tạo có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển của đất nước, của xã hội. Phát triển sự nghiệp giáo dục được Đảng và Nhà nước ta coi là quốc sách hàng đầu. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã khẳng định: “ Khoa học và giáo dục đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, là động lực đưa đất nước thoát ra khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên trình độ tiên tiến của Thế giới”.
    Trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thì con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Việc đầu tư cho con người chính là việc đầu tư cho sự phát triển. Nhất là trong xã hội ngày nay là xã hội hiện đại - xã hội đang tiến tới một xã hội của sự học tập. Tinh thần giáo dục cho mọi người, giáo dục thường xuyên, giáo dục suốt đời ngày càng được thể hiện phổ biến hơn trong xã hội.
    Việc học tập không chỉ đáp ứng yêu cầu công ăn việc làm của cá nhân người lao động mà việc học tập cần được tiến hành để nâng cao dân trí cơ sở cho sự phát triển của xã hội. Như thế mỗi người cần phải đi học, học thường xuyên và học xuốt đời.
    Trong xã hội hiện đại, giáo dục không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi gia đình và từng cá nhân người học. Những biến đổi thường xuyên và mau lẹ của xã hội cũng như bản thân giáo dục, việc học tập trở thành một nhu cầu thường xuyên, suốt đời của mỗi thành viên xã hội, đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm và nỗ lực cùng hợp tác mới giải quyết tốt được các vấn đề của giáo dục. Chính vì lẽ đó mà chúng ta phải làm tốt công tác xã hội giáo dục.
    Xã hội hóa cống tác giáo dục là một tư tưởng lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nó là đúc kết từ hàng ngàn năm lịch sử mà cha ông ta đã để lại. Nó được xây dựng trên cơ sở truyền thống hiếu học, đề cao sự học và chăm lo việc học hành của nhân dân ta. Tư tưởng đó cũng mang tính chất của thời đại nó được thể hiện trong cách làm giáo dục của các nước ở trong khu vực cũng như ở trên Thế giới.
    Ngày nay các hình thức xã hội tham gia cùng làm giáo dục ngày càng phát triển phong phú và da dạng. Nó đã góp một phần không nhỏ giải quyết những vấn đề cụ thể, những vấn đề khó khăn và tạo điều kiện cần thiết để làm giáo dục. Xã hội hóa công tác giáo dục là giải pháp phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế trị trường có sự quả lý của Nhà nước, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nươc. Góp phần vào việc giải quyết những khó khăn của từng địa phương, của từng ngành học, cấp học. Làm cho giáo dục phục vụ ngày càng tốt hơn các mục tiêu kinh tế - xã hội địa phương.
    Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với sự nghiệp giáo dục đã khẳng đinh: “ Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn xã hội, của Nhà nước và của mỗi cộng đồng, của từng gia đình và của mỗi công dân. Kết hợp tốt giáo dục học đường với gia đình, giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Người lớn làm gương cho trẻ noi theo, phát động phong trào rộng khắp toàn dân học tập, người người đi học, học ở trường và tự học suốt đời, người biết day người chưa biết, người biết nhiều dạy người biết ít, mỗi người phải không ngừng nâng cao trình độ học vấn chuyên môn, nghiệp vụ, phát triển các hình thức giáo dục từ xa. Tiếp tục đa dạng hóa các loại hình giáo dục và các loại hình trường lớp với đòi hỏi của tình hình mới, với nhu cầu học tập của tuổi trẻ và của toàn xã hội” ([SUP]1[/SUP]).
    Không những thế giáo dục còn là sự nghiệp của quần chúng, do đó cần phát huy đầy đủ dân chủ XHCN, xây dựng thật tốt mối quan hệ giữa thầy với thầy, giữa thầy với trò, giữa trò với trò, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đó. Do vậy xã hội hóa giáo dục đòi hỏi phải thu hút được đông đảo các lực lượng xã hội khác nhau tham gia vào các hoạt động đa dạng của giáo dục. Tạo ra môi trường thuận lợi cho sự nghiệp phát triển giáo dục. Có thể nói rằng trọng tâm của xã hội hóa giáo dục ở đây là vần đề đầu tư. Có xã hội hóa giáo dục thì mới có thể huy động được các nguồn đầu tư trong xã hội cho giáo dục.
    Ngày nay với sự bùng nổ thông tin làm tầm mắt con người vươn xa. Mở rộng với mức độ phi thường, tạo tiền đề cho sự phát triển mau lẹ của khoa học - công nghệ và cùng với điều này là sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Sự xâm nhập, sự hòa trộn của làn sóng văn minh thứ ba có thể giúp các nước đang phát triển đi tắt, nhanh chóng tiếp cận những gì tiên tiến nhất của thế giới. Sự phát triển và mặt trái của nó đòi hỏi nhân loại phải hướng tới sự phát triến bền vững. Trong bối cảnh một Thế giới đầy biến động và năng động như vậy, giáo dục nở lên với vai trò đăc biệt trong sự phát triển. Điều này đã được khẳng định trong quốc sách của nhiều nước. Sự phát triển kinh tế - xã hội tác đông, thúc đẩy làm biến đổi và phát triển giáo dục. Giáo dục cung cấp nền tảng dân trí, nguồn nhân lực với hàm lượng chất xám ngày càng cao và các nhân cách, nhân văn cho sự phát triển kinh tế và phát triển các lĩnh vực khác của xã hội. Để thực hiện được sự mệnh cao cả này thì giáo dục phải định hướng phát triển như thế nào cho phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và xã hội hóa công tác giáo dục xã giúp giải quết những vấn đề còn băn khoăn trăn trở đó.
    Trong nhà trường THCS, Hiệu trưởng là người trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý các hoạt động giáo dục trong nhà trường, Là người chịu trách nhiệm với cấp triên, với ngành giáo dục, với địa phương với xã hội hóa giáo dục ở địa phương cấp xã (phưởng) thì Hiệu trưởng là hạt nhân quan trọng, là nhân tố tích cực, là người tham mưu đề xuất các giải pháp và cũng là người tổ chức kết phối hợp các lực lượng xã hội - gia đình - nhà trường làm giáo dục.
    Vì vậy trong công tác xã hội hóa giáo dục ở cấp xã (phường), vai trò của người Hiệu trưởng trường THCS là rất cần thiết và quan trọng, nó có ý nghĩa quyết định đến công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương.
    Xuất phát từ những lý do trên tôi chọn đề tài này để nghiên cức. Qua nghiên cứu, tìm hiểu và qua đề tài nay tôi muốn phần nào biết được thực trạng của công tác xã hội hóa giáo dục ở địa phương. Để từ đó có thể đưa ra được một số biện pháp để đầy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...