Tài liệu Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộcTác giả: Vì Thị Lan Phương
    Xuất bản: 04/04/2012, 11:42
    Thông tin luận văn “Vai trò của Hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La)” của HVCH Vì Thị Lan Phương, chuyên ngành Dân tộc học.
    1. Họ và tên học viên: Vì Thị Lan Phương
    2. Giới tính: Nữ
    3. Ngày sinh: 15/02/1983
    4. Nơi sinh: Sơn La
    5. Quyết định công nhận học viên số: 2551/2007/QĐ-XHNV-KH&SĐH ngày 02/11/2007 của Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
    6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Không
    7. Tên đề tài luận văn: Vai trò của Hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc (Nghiên cứu trường hợp tại xã Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La).
    8. Chuyên ngành: Dân tộc học; Mã số: 60 22 70
    9. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lê Ngọc Thắng, Trường Bồi dưỡng cán bộ quản lí văn hoá, thể thao và du lịch, Bộ Vắn hoá Thể thao & Du lịch.
    10. Tóm tắt các kết quả của luận văn:
    - Luận văn đã trình bày một cách tổng quan và có hệ thống về hệ thống chính trị cơ sở xã Lóng Sập và vai trò của các cơ quan, đơn vị, tổ chức đoàn thể xã Lóng Sập trong việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc, cụ thể là Chương trình 135 giai đoạn II ở địa phương.
    - Luận văn có những đánh giá, nhận xét về vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc và đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm phát huy và nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong việc thực hiện chính sách dân tộc.
    11. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học; các nhà hoạch định, tổ chức thực hiên chính sách, quản lí nhà nước về công tác dân tộc ở trung ương và địa phương.
    12. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Từ đề tài hình thành phương pháp nghiên cứu các vấn đề thực hiện chính sách của chính quyền địa phương các cấp nói chung và hệ thống chính trị trong giai đoạn tới, góp phần hoàn thiện nội dung và phương pháp phát huy vai trò của cấp cơ sở trong thực hiện chính sách dân tộc.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...