Tiểu Luận Vai trò của Giáo Viên Chủ Nhiệm trong việc hình thành ý thức học tập cho học sinh

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài và lịch sử vấn đề nghiên cứu * Lý do chọn đề tài
    Đất nước ta trong giai đoạn nào cũng đòi hỏi con người không những có kiến thức cao mà còn phải có đạo đức tốt, như Bác Hồ đã từng nói: người có tài mà không có đức là người vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Qua đó nghề dạy học, không đơn thuần là chỉ dạy học, mà người giáo viên (GV) phải giáo dục học sinh (HS) thành một con người phát triển cao về trí tuệ, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức.
              Đối với học sinh trung học cơ sở (THCS) ở độ tuổi mà tâm sinh lý lứa tuổi phát triển mạnh, các em có nhiều nhu cầu hiểu biết, tìm tòi, bắt chước, thích giao lưu tìm hiểu, thích đua đòi ăn chơi, thích khẳng định mình là người lớn . ; trong khi đó các kiến thức hiểu biết về xã hội, hiểu biết về gia đình, hiểu biết về pháp luật còn rất hạn chế, thậm chí có em còn mơ hồ; do đó các em chưa có trách nhiệm với hành vi của mình, nên dễ dẫn đến vi phạm pháp luật mà nhiều nhất là vi phạm Luật giao thông đường bộ, hoặc vi phạm nội quy nhà trường về nền nếp tác phong.
              Thực tế nhiều năm qua, trong lý thuyết cũng như trong thực tiễn đã có quan điểm cho rằng hiệu quả giáo dục phụ thuộc vào việc xác định và lựa chọn mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục cùng với những điều kiện, phương tiện giáo dục. Cho nên, bản thân tôi là một GV dạy Toán vừa là giáo viên chủ nhiệm (GVCN), tôi luôn tâm niệm rằng phải luôn dạy dỗ, giáo dục cho các em trở thành những con người hữu ích cho xã hội để xứng đáng với những hình ảnh đẹp mà xã hội ban tặng như đồng chí Phạm Văn Đồng đã nói: “Nghề dạy học là nghề cao quí nhất trong tất cả các nghề cao quí vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Tôi hiểu rằng GVCN lớp là người chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng nhà trường trong việc thực hiện mọi quyết định của hiệu trưởng đối với lớp và các thành viên trong lớp. GVCN lớp là người vạch kế hoạch, tổ chức cho lớp mình thực hiện các chủ đề theo kế hoạch và theo dõi, đánh giá việc thực hiện của các học sinh. GVCN lớp phải biết phối hợp với các giáo viên bộ môn (GVBM), chỉ huy quản lý HS trong lớp học tập tốt, lao động tốt, làm tốt các công tác xã hội. Chủ nhiệm cũng là người phối hợp với các tổ chức, đoàn thể trong trường trong đó quan hệ nhiều ở cấp trung học là sao đỏ, đội thiếu niên, đoàn trường, chi đoàn GV và hội cha mẹ học sinh (CMHS) để làm tốt công tác dạy- học- giáo dục HS trong lớp phụ trách.
    Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay vẫn có những quan niệm sai lầm trong nhận thức về vai trò GVCN lớp chưa tương xứng với tầm quan trọng của vai trò này, có đôi khi chưa đúng với các văn bản luật cũng như các văn bản quản lí giáo dục quy định và thậm chí có cả những phương pháp giáo dục lỗi thời Ở đâu đó, vẫn còn tồn tại chuyện học HS đánh thầy cô giáo chủ nhiệm của mình; GVCN lớp nóng nảy, thô bạo đã mắc phải những sai lầm nghiêm trọng như đuổi hàng chục HS ra khỏi giờ học, bắt học trò thụt dầu cả trăm cái v.v . Ngược lại có những GVCN lớp quá dễ dãi, buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm với lớp, với chức năng đã được giao, để cho HS tự do dẫn đến hư đốn, vô lễ v.v .
      Một điều không thể phủ nhận nữa là trong thời đại mở cửa của nền kinh tế thị trường hiện nay, HS luôn có xu hướng đua đòi chưng diện theo thời trang, các em ham mê chơi điện tử, chơi game online hơn việc học, các em luôn bị những cạm bẫy trong xã hội lôi cuốn. Chính những vấn đề này ảnh hưởng không ít đến việc học tập của học sinh. Vì vậy, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Vai trò của giáo viên chủ nhiệm  trong việc hình thành ý thức học tập cho học sinh” trong hai năm học 2008–2009, 2009–2010. Qua đó tôi cố gắng giáo dục tốt những HS trong lớp tôi chủ nhiệm, nhằm góp phần đưa phong trào nhà trường ngày càng vững mạnh hơn và xã hội sẽ có thêm những công dân tốt, gia đình có thêm những đứa con ngoan.
    * Lịch sử vấn đề nghiên cứu
    Nói về công tác chủ nhiệm thì có rất nhiều giáo viên đã thực hiện việc nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau; tuy nhiên đề tài này được làm trong phạm vi lớp 9 Trường THPT Trần Văn Ơn hai năm học 2008–2009, 2009–2010 và chưa có ai nghiên cứu trong phạm vi Trường THPT Trần Văn Ơn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...