Sách Vai trò của giáo dục gia đình đối với việc hình thành nhân cách của thế hẹ trẻ

Thảo luận trong 'Sách Gia Đình' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài Gia đình gắn liền với cuộc sống của mỗi con người trong đời sống xã hội. Từ xưa đến nay, gia đình luôn giữ vai trò và vị trí quan trọng, gia đình là trường đời đầu tiên mà mỗi người đều phải trải qua và là nơi giáo dục con người, giúp con người hoà nhập vào cuộc sống chung của cộng đồng. Hồ Chủ Tịch đã nói: “Rất quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình càng tốt thì xã hội mới tốt” (Trích theo [28]). Hiện nay trên con đường tiến bước hội nhập quốc tế, đã đặt ra những vấn đề bức thiết đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục gia đình nói riêng. Đó là phải đào tạo ra những lớp người có đủ sức khỏe tốt, lành mạnh về tinh thần, trong sáng về đạo đức, phong phú về trí tuệ. Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng, là môi truờng giáo dục đầu tiên để hình thành và phát triển nhân cách, phẩm chất đạo đức của mỗi con người. Như Hồ Chí Minh đã nói: “Trẻ em như tấm guơng, cái tốt cũng dễ tiếp thu, cái xấu cũng dễ tiếp thu”. Vì vậy, bằng chính hành vi cách sống của mình, bằng những niềm tin tích cực, mạnh mẽ của mình, cha mẹ sẽ truyền cho con cái những sức mạnh, ý chí, cảm thụ được những nguyên tắc chỉ đạo hành vi, giúp trẻ biết lựa chọn những bước đi tốt nhất cho mình. Khi nói về vai trò của gia đình trong giáo dục con cái, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam (Văn kiện Đại hội VII, NXB Chính trị quốc gia, 1991) đã chỉ rõ: Nhiệm vụ quan trọng đầu tiên của gia đình, của các bậc làm cha làm mẹ đó là nuôi dạy con mình trở thành những công dân tốt, khoẻ mạnh, thông minh, có nhân cách phẩm chất đạo đức tốt để đảm bảo các yêu cầu phát triển của nền kinh tế, văn hoá, giáo dục, của đất nước. Nghĩa là gia đình có tầm quan trọng rất lớn trong việc xây dựng con người mới XHCN, giáo dục gia đình là một bộ phận của giáo dục xã hội. Đặc biệt, giáo dục gia đình có một điểm mạnh là quan hệ tình cảm ruột thịt giữa cha mẹ và con cái, giữa những người thân trong gia đình với nhau, tạo nên một sức mạnh cảm hoá lớn mà nhà trường và xã hội không có được. Vì vậy, không nên coi giáo dục gia đình là phụ, chỉ phụ thuộc vào giáo dục nhà trường và đoàn thể xã hội. Học sinh THPT là những người đã bước vào độ tuổi thanh niên, đây là lực lượng nhạy bén với thời cuộc, tiếp cận nhanh những tiến bộ của xã hội, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Tuy nhiên, song song với sự phát triển của xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đã xuất hiện một số bộ phận thanh niên có lối sống thực dụng, thiếu lí tưởng, suy thoái nhân cách đạo đức. Vì thế, giáo dục trong gia đình phải là khởi đầu của mọi sự giáo dục, đặt nền móng vững chắc cho tương lai của mỗi người. Nhận thấy được tầm quan trọng của giáo dục gia đình trong việc hình thành nhân cách của thế hệ trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay vấn đề đó càng trở nên bức thiết. Với tư cách là một nhà giáo cũng như sẽ là một người mẹ tương lai cùng với lòng yêu nghề và sự đam mê nghiên cứu khoa học, cùng với mong muốn đào tạo ra những người công dân mới chân chính cho xã hội, góp phần phát triển nguồn lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.D. TÀI LIỆU THAM KHẢO[1] Lê Ngọc Anh (2002), “Vấn đề giáo dục đạo đức và nếp sống văn hóa gia đình truyền thống trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 1, (1 - 2002), tr. 17-21. [2] Thiên Giang Trần Kim Bảng (6 - 2001), Giáo dục gia đình, Nhà xuất bản Trẻ. [3] TS. Nguyễn Duy Bắc (2002), “Phát triển giáo dục và đào tạo theo tinh thần xã hội hóa”, Lý luận chính trị, số 3, (2002), tr. 56-59. [4] Phạm Khắc Chương (chủ biên) (1998), Giáo dục gia đình, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [5] PTS. Phạm Khắc Chương - PGS-PTS Hà Nhật Thăng (1998), Đạo đức học, Nhà xuất bản Giáo dục. [6] Phạm Thị Hồng Duyên (2008), “Giáo dục đạo đức sinh thái vì sự phát triển bền vững cho con người và giới tự nhiên”, Tạp chí Triết học, số 1, (1 - 2008), tr. 78-81. [7] Ngô Văn Hà (2001), “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục”, Lý luận chính trị, số 3, (2001), tr. 7-9, tr. 14. [8] Bá Hải (2011), “Giáo dục giúp học sinh hình thành hệ giá trị của bản thân”, Báo Giáo dục & Thời đại online. [9] GSVS.NGND Phạm Minh Hạc (2011), “Đổi mới toàn diện giáo dục & đào tạo”, Báo Nhân dân điện tử.[10] Cao Thu Hằng (2003), “Giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống trong điều kiện hiện nay”, Tạp chí triết học, số 11, (11 - 2003).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...