Tài liệu Vai trò của gia đình và các tổ chức xã hội trong việc giáo dục, cải tạo người chấp hành án phạt tù

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ CƯƠNG BÀI LÀM


    I. Lời nói đầu.
    II. Lý luận chung về giáo dục cải tạo người chấp hành án phạt tù:
    1. Khái niệm người chấp hành án phạt tù
    2. Đặc điểm tâm lý người chấp hành án phạt tù
    3. Giáo dục cải tạo cơ bản dành cho người chấp hành án phạt tù:
    3.1. Khái niệm
    3.2. Chủ thể tham gia
    3.3. Hình thức
    3.4. Phương pháp
    III. Vai trò của gia đình và tổ chức xã hội trong việc giáo dục cải tạo người chấp hành án phạt tù
    1. Vai trò của gia đình
    1.1. Trong thời gian chấp hành án phạt tù
    1.1.1. Chia sẽ tâm tư tình cảm, động viên khích lệ tinh thần người phạm tội thực hiện tốt để sớm quay về với gia đình cộng đồng
    1.1.2. Giáo dục người phạm tội nhận thức được hành vi sai trái của mình
    1.2. Sau thời gian chấp hành án phạt tù
    1.2.1. Giúp đỡ, tạo điều kiện để người phạm tội tái hòa nhập cộng đồng
    1.2.2. Ngăn ngừa việc tái phạm
    2. Vai trò của Tổ chức xã hội
    2.1. Trong thời gian chấp hành án phạt tù
    2.2. Sau thời gian chấp hành án phạt tù
    3. Thực trạng
    4. Ý nghĩa việc giáo dục cải tạo người chấp hành áp phạt tù của gia đình
    5. Một số kiến nghị
    IV. Kết luận








    I. Lời nói đầu
    Quá trình cải tạo, giáo dục người phạm tội phải chấp hành án phạt tù là cả khoảng thời gian dài. Quá trình đó có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau như nhà nước, các tổ chức xã hội, gia đình và chính bản thân người phạm tội. Quy định sự tham gia đa dạng của các chủ thể vào quá trình này cũng chính là sự thể hiện rõ nét nguyên tắc dân chủ của nhà nước ta. Qua đó, đảm bảo sự tham gia của cơ quan, tổ chức, cá nhân và gia đình vào việc giáo dục cải tạo người chấp hành án.
    Trong mỗi chúng ta, chắc ai cũng đều biết gia đình là một tổ ấm thiêng liêng nhất của con người. Gia đình có vai trò, vị trí hết sức quan trọng, được xem là “cái nôi nuôi dưỡng suốt cả đời người”. Gia đình là tế bào là hạt nhân xã hội và là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nếp sống, nhân cách của mỗi cá nhân, chuẩn bị hành trang để họ hòa nhập vào cộng đồng, tham gia tích cực vào sự hình thành và phát triển của xã hội góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, gia đình còn được xem là một tổng thể đa chức năng được thể hiện tổng hợp trong một công việc hoặc nhiều hoạt động của gia đình.
    Không chỉ dừng lại ở đó, bên cạnh gia đình, mỗi cá nhân còn có những tổ chức xã hội, nơi mà đại diện cho tiếng nói nguyện vọng của những cá nhân trong tập thể cộng đồng, họ cũng có một vai trò không nhỏ trong việc giáo dục, giúp đỡ chúng ta trong cuộc sống.
    Với chúng ta không ai mà không cần điều ấy, nhưng cần thiết hơn, thấy rõ vai trò đó hơn trong việc giáo dục, giúp đỡ người chấp hành án phạt tù, những người đã một lần lầm lỡ lao vào lao lý, bị cách ly ra ngoài xã hội, họ có thể bị gia đình, làng xóm và những người xung quanh kì thị ghét bỏ. Do đó vai trò của gia đình và các tổ chức xã hội trong việc cải tạo, giáo dục người phạm tội chuộc lại lỗi lầm, hoàn lương, sớm hòa nhập cộng đồng là rất cần thiết. Và để hiểu rõ hơn vai trò này chúng ta đi vào phần nội dung




    II. Lý luận chung về giáo dục, cải tạo người chấp hành án phạt tù:
    1. Khái niệm người chấp hành án phạt tù
    Theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 3 Luật thi hành án hình sự số 53/2010/QH12 thì “người chấp hành án là người bị kết tội và phải chịu hình phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp luật”, và “thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc phạm nhân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục, cải tạo để họ trở thành người có ích cho xã hội”.
    Theo đó ta có thể có khái niệm về người chấp hành hình phạt tù là người bị kết tội và phải chịu hình phạt tù theo bản án có hiệu lực pháp luật, chịu sự quản lý, giam giữ, giáo dục, cải tạo của cơ quan có thẩm quyền để trở thành người có ích cho xã hội.
    2. Đặc điểm tâm lý người chấp hành án phạt tù
    Nét nổi bật về tâm lý của phạm nhân là tính phức tạp cao. Nguyên nhân từ sự xuất hiện, luân chuyển và pha trộn giữa các trạng thái tâm lý đặc trưng đối với phạm nhân trong thời gian ở trại, như: Trạng thái tâm lý bị ức chế, trông chờ sự thay đổi, bi quan, tuyệt vọng, buồn, nhớ nhà, nhớ cuộc sống tự do
    - Trạng thái tâm lý bị ức chế: Xuất hiện do nhiều nhu cầu vật chất và tinh thần không được thoả mãn hoặc thoả mãn không đầy đủ và làm tăng tính phản ứng, dễ bị kích động của phạm nhân.
    - Trạng thái trông chờ những thay đổi nhất định: Không ít trường hợp, sự trông mong, chờ đợi của phạm nhân tỏ ra thiếu cơ sở. Chẳng hạn, phạm nhân hy vọng do một tác động nào đó mà vụ án được đưa ra xem xét lại và sẽ có những thay đổi tích cực đối với họ. Trông mong, chờ đợi cũng là một trong những nỗi chịu đựng của con người. Trong trường hợp kéo dài một cách vô vọng, nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến phạm nhân, làm phạm nhân căng thẳng, thiếu kiên nhẫn và dễ trở nên tuyệt vọng.
    - Trạng thái bi quan, tuyệt vọng: biểu hiện ở sự chán chường, thụ động, thờ ơ, bất cần của phạm nhân đối với các hoạt động cụ thể tại trại giam và gây khó khăn cho công tác giáo dục phạm nhân. Các tác động giáo dục đến phạm nhân trong trạnh thái bi quan, tuyệt vọng khó đạt được kết quả mong muốn. Ở một số phạm nhân tâm trạng này có thể dẫn đến những hành động liều lĩnh, cùng quẫn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...